Tiết kiệm tối đa với gói Hội viên Gitiho. Thỏa mãn việc nâng cao kiến thức của bạn với gói Hội viên Gitiho bạn sẽ không còn bị giới hạnbởi số lượng khóa học đã mua.
Gói hội viên Gitiho mang đến trải nghiệm học tập hoàn toàn mới, phù hợp với những học viên cần học nhiều nội dung trong trong một khoản thời gian sẽ giúp học viên tiết kiệm hơn rất nhiều so với mua lẻ hoặc combo.
Tối ưu và đơn giản hóa hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp. Sẵn sàng nền tảng, nội dung đào tạo cho tất cả các vị trí, bộ phận. Ứng dụng MIỄN PHÍ ngay vào doanh nghiệp chỉ với MỘT click.
Hướng dẫn cách hạch toán doanh thu bán hàng chi tiết cho kế toán vào các loại tài khoản khác nhau đúng theo quy định. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Các bạn làm công việc kế toán bán hàng (hay còn gọi là kế toán tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ) sẽ thường xuyên phải thực hiện việc hạch toán doanh thu. Tuy nhiên, có thể các bạn mới vào nghề hoặc mới nhận thêm đầu mục công việc mới thì sẽ chưa hiểu rõ về việc hạch toán bán hàng. Do đó, chúng mình gửi tới các bạn một bài hướng dẫn chi tiết cách hạch toán doanh thu bán hàng để bạn nào cũng có thể xử lý được công việc này.
Các trường hợp hạch toán và phản ánh doanh thu
Trường hợp 1: Bán hàng trực tiếp cho khách hàng
Khi bán hàng trực tiếp cho khách hàng thì kế toán phải hạch toán bán hàng phản ánh doanh thu qua các bút toán như sau:
Bút toán 1: Phản ánh giá vốn hàng bán
Nợ tài khoản 632: Phản ánh giá vốn hàng bán theo giá xuất kho.
Có tài khoản 154: Xuất bán hàng hóa không qua kho
Có tài khoản 155: Xuất kho thành phẩm
Đây là các bút toán dành cho doanh nghiệp sản xuất. Với doanh nghiệp thương mại thì các bạn hạch toán nợ tài khoản 632, có tài khoản 156.
Trường hợp 2: Khách hàng được chiết khấu thanh toán
Trong thực tế kinh doanh, có nhiều doanh nghiệp sẽ áp dụng ưu đãi, chiết khấu cho khách hàng. Khi đó, lúc hạch toán bán hàng thì kế toán sẽ tính luôn trên tổng giá thanh toán.
Nợ tài khoản 635: Phần chiết khấu thanh toán mà khách hàng được hưởng.
Có tài khoản 111, 112: Xuất tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng trả cho người mua.
Có tài khoản 131: Trừ vào số tiền phải thu của người mua.
Có tài khoản 3388: Số chiết khấu được doanh nghiệp chấp nhận nhưng chưa thanh toán.
Khi doanh nghiệp giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại thì sẽ ghi ngay trên hóa đơn. Lúc hạch toán doanh thu bán hàng chúng ta sẽ làm như sau:
Nợ tài khoản 521: Phần chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán tính theo giá bán.
Nợ tài khoản 3331: Phần thuế GTGT tương ứng với phần chiết khấu, giảm giá.
Có tài khoản 111, 112: Doanh nghiệp xuất tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng để trả cho người mua.
Có tài khoản 131: Nếu doanh nghiệp trừ vào số tiền phải thu của khách hàng khi trừ trực tiếp trên công nợ.
Có tài khoản 3388: Số chiết khấu, giảm giá được doanh nghiệp chấp nhận nhưng chưa thanh toán.
Trường hợp 3: Bán hàng bị trả lại
Bút toán 1: Phản ánh phần hàng bán bị trả lại theo giá trên hóa đơn
Nợ tài khoản 5213: Phần hàng bán bị trả lại theo giá trên hóa đơn.
Nợ tài khoản 3331: Phần thuế GTGT tương ứng với phần hàng bán bị trả lại.
Có tài khoản 111, 112: Doanh nghiệp xuất tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng để trả cho người mua.
Có tài khoản 131: Trừ vào số tiền phải thu của khách.
Có tài khoản 3388: Số chiết khấu được doanh nghiệp chấp nhận nhưng chưa thanh toán.
Bút toán 2: Phản ánh phần hàng bán bị trả lại nhập kho hoặc gửi kho người mua
Nợ tài khoản 155: Nhập lại kho số hàng bán bị trả lại theo giá lúc xuất kho.
Nợ tài khoản 157: Gửi số hàng bị trả lại tại kho của người mua.
Có tài khoản 632: Giá vốn của hàng bán bị trả lại.
Lưu ý: Cuối kỳ kết chuyển các phần như kết cấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại vào doanh thu để làm giảm trừ doanh thu.
Khi đó chúng ta sẽ hạch toán doanh thu bán hàng theo cách: Nợ tài khoản 511; Có tài khoản 521.
@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội