Chia sẻ mẫu bảng chấm công làm thêm giờ trên Excel theo thông từ 200

Nội dung được viết bởi Ngọc Diệp

Trong bài viết ngày hôm nay, Gitiho sẽ chia sẻ đến các bạn mẫu bảng chấm công làm thêm giờ trên Excel theo thông tư 200. Các bạn hãy tải file Excel đính kèm trong bài viết và cùng tìm hiểu cách thiết lập bảng với chúng mình nhé.

Kế toán tổng hợp từ A-Z trong 14 giờ

Giới thiệu về bảng chấm công làm thêm giờ

Khái niệm bảng chấm công làm thêm giờ

Bảng chấm công làm thêm giờ là một loại biểu mẫu hành chính nhân sự được sử dụng để người quản lý theo dõi việc làm ngoài giờ của người lao động trong đơn vị, doanh nghiệp, từ đó trả tiền lương, tiền thưởng thích hợp với quyền lợi người lao động.

Bảng chấm công làm thêm giờ được thiết lập khi có bất kì người lao động nào làm thêm ngoài giờ trong phạm vi quy định của doanh nghiệp. Lúc này, người quản lý có trách nhiệm lập bảng chấm làm thêm để bộ phận kế toán tính đúng tiền lương cho người lao động đó.

Xem thêm: Hướng dẫn cách lập mẫu bảng thanh toán tiền lương theo thông tư 133 trên Excel

Lợi ích của bảng chấm công làm thêm

Việc sử dụng bảng chấm công làm thêm giờ trong doanh nghiệp cho phép người lao động chứng minh mức làm việc của mình trên giấy tờ, đồng thời, quản lý và kế toán viên có thể xác thực và tính toán mức lương thưởng cho người lao động một cách chính xác và cụ thể.

Như vậy, biểu mẫu hành chính nhân sự này sẽ giúp ngăn chặn những mâu thuẫn có thể xảy ra giữa người lao động và doanh nghiệp về cơ chế trả lương.

Thiết lập bảng chấm công làm thêm giờ trên Excel

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thiết lập một file Excel bảng chấm công làm thêm giờ hoàn chỉnh theo đúng thông tư 200. Các bạn hãy mở file và thực hành theo hướng dẫn dưới đây nhé.

Chia sẻ mẫu bảng chấm công làm thêm giờ trên Excel theo thông từ 200

Thiết lập thông tin trên bảng chấm công làm thêm giờ

Chúng ta sẽ điền nội dung vào file Excel kế toán như sau:

  • Đơn vị, bộ phận: Ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng biểu mẫu hành chính nhân sự.
  • Mẫu biên bản: Sử dụng Text Box để điền nội dung vào hộp thoại, từ đó dễ dàng di chuyển nội dung tới vị trí phù hợp mà không làm thay đổi kích thước các cột.
  • Tháng … năm ...: Ghi rõ ngày, tháng, năm tiến hành lập bảng chấm công thêm giờ.

Tại bảng tính công, chúng ta thiết lập thông tin vào các cột cụ thể:

  • Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người lao động làm thêm giờ trong bộ phận công tác.
  • Cột 1 đến cột 31: Ghi số giờ làm thêm tương ứng các ngày (Từ giờ  … đến giờ …) từ ngày đầu đến ngày cuối tháng.
  • Cột 32: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày thường trong tháng.
  • Cột 33: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày nghỉ (thứ Bảy, Chủ nhật).
  • Cột 34: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày lễ, Tết.
  • Cột 35: Ghi tổng số giờ làm thêm vào buổi tối (tính theo quy định của pháp luật) không thuộc ca làm việc của người lao động.

Xem thêm: Tổng hợp những nguyên tắc xử lý dữ liệu chấm công trên Excel cần biết

Một số lưu ý khi thiết lập bảng chấm công làm thêm giờ

Khi lập file Excel kế toán chấm công làm thêm giờ, quản lý ghi nhận giờ làm thêm thực tế của người lao động vào các cột 1 đến 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.


Vào ngày cuối tháng, quản lý chuyển biểu mẫu hành chính nhân sự này đến bộ phận kế toán. Kế toán viên sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu và tính toán tiền lương thực tế của người lao động. Kế toán sẽ dựa vào các dữ liệu từ cột 1 đến 31 để điền nội dung cho các cột 32, 33, 34, 35.


Xem thêm: Cách tính công theo ký hiệu kép trong bảng chấm công Excel


Tổng kết

Qua bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu cách thiết lập file Excel bảng chấm công làm thêm giờ để ghi nhận thời gian làm việc ngoài giờ hành chính của người lao động. Để tiếp cận các biểu mẫu hành chính nhân sự khác trong doanh nghiệp, các bạn hãy tham khảo các bài viết trên blog Gitiho nhé.


Gitiho chúc các bạn làm việc hiệu quả!


Tham khảo các bài viết về kế toán tổng hợp dưới đây:


Hướng dẫn cách tính Chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC)

LÃI SUẤT VÀ DÒNG TIỀN – Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp Cơ bản (Phần 1)

Cách tính tuổi nghỉ hưu theo lộ trình mới nhất 2021

MÔ HÌNH TÀI CHÍNH LÀ GÌ? CÁCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÀI CHÍNH (PHẦN 1)

Chuyển đổi Báo cáo tài chính IFRS từ VAS


KHÓA HỌC EXCEL ONLINE HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Khóa học với hơn 14000 HỌC VIÊN đang học và đánh giá trung bình 4.76 SAO

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông