Chuyển đổi số là gì? Tìm hiểu về xu hướng lên ngôi trong thời đại 4.0

Nội dung được viết bởi Ngọc Diệp

Chắc hẳn bạn đã từng nghe tới cụm từ “chuyển đổi số” nhiều lần trên báo đài hoặc các phương tiện truyền thông khác. Tuy nhiên, có thể bạn vẫn chưa thực sự hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của xu hướng này. Vậy thì hãy cùng Gitiho tìm hiểu về chuyển đổi số và vai trò của nó trong thời đại 4.0 hiện nay nhé.

Gitiho for Leading Business - Giải pháp chuyển đổi số Đào tạo cho Doanh nghiệp toàn diện

Chuyển đổi số là gì?

Định nghĩa về chuyển đổi số

Chuyển đổi số (Digital transformation) là sự tích hợp các công nghệ số vào mọi mặt hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp với mục đích nâng cao hiệu suất hoạt động và nâng tầm trải nghiệm khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh thu của tổ chức. Thông qua việc ứng dụng các công cụ kỹ thuật số như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa,…, một tổ chức, doanh nghiệp có thể cải tiến các quy trình sẵn có hoặc tạo ra các quy trình mới cần thiết để bắt kịp với nhu cầu của thị trường và nền công nghiệp.

chuyendoisolagi1

Chuyển đổi số chính là sự tái định nghĩa doanh nghiệp trong bối cảnh Cách mạng Công nghệ 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu. Không chỉ đơn thuần là những quy trình được số hóa, chuyển đổi số bắt nguồn từ việc thử nghiệm các công nghệ mới, đổi mới tư duy tiếp cận vấn đề và tối ưu cách thức doanh nghiệp truyền tải giá trị đến người dùng.

Các ý kiến về khái niệm chuyển đổi số

Có rất nhiều ý kiến xoay quanh khái niệm chuyển đổi số trong thời đại ngày này. Một bài viết được xuất bản trong tạp chí MIT Sloan Management Review đã chỉ ra rằng “Chuyển đổi số nên được coi như một quá trình thích ứng lâu dài đối với một môi trường thay đổi liên tục.” Nếu như nói về chuyển đổi số như một sự tiến hóa, nó không nhất thiết phải có điểm dừng. Tương tự như vậy, một doanh nghiệp triển khai dự án chuyển đổi số đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó sẽ phải liên tục tìm kiếm các phương pháp số hóa tân tiến hơn, hiệu quả hơn để tối ưu trải nghiệm người dùng.

chuyendoisolagi2
Ông Jay Ferro, CIO của Quikrete

Trả lời câu hỏi ‘Chuyển đổi số là gì?’, Jay Ferro, CIO của Quikrete, đưa ra nhận định rằng chuyển đổi số nên bắt đầu từ nhận định về một vấn đề nào đó, một cơ hội rộng mở, hoặc một mục tiêu khát vọng. “Lý do doanh nghiệp của bạn cần thực hiện chuyển đổi số có thể xoay quanh việc nâng cao trải nghiệm người dùng, giảm thiểu mâu thuẫn, tăng hiệu suất, hoặc thúc đẩy doanh thu" - Ferro nói thêm. “Hoặc, nếu đó là một mục tiêu khát vọng, nó có thể bắt nguồn từ mong muốn tối ưu hoạt động của doanh nghiệp, tận dụng những công nghệ số mà trước đây chúng ta chưa có.”

chuyendoisolagi3
Ông Jim Swanson, CIO của Johnson & Johnson

Những nhà lãnh đạo, các bạn hãy nghĩ về ý nghĩa của chuyển đổi số đối với thực tế doanh nghiệp của mình và cách bạn sẽ diễn đạt nó. ‘Kỹ thuật số’ là một từ mang rất nhiều lớp nghĩa đối với những người khác nhau” - Jim Swanson, CIO của Johnson & Johnson, cho hay. Khi bạn nói về chuyển đổi số là gì, hãy thử bóc tách từng lớp nghĩa của nó. Swanson đã chỉ rõ rằng lý do chuyển đổi số được tạo ra là để nâng cao trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, vị CIO cũng cho rằng cốt lõi của chuyển đổi số là khả năng lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp. “Bạn có thể có được tất cả mọi thứ - góc nhìn của người dùng, sản phẩm và dịch vụ chỉn chu, kho dữ liệu khổng lồ, và cả những công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, nếu như cốt lõi quá trình chuyển đổi số của bạn thiếu đi kỹ năng lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp, mọi thứ sẽ đổ bể. Bạn bắt buộc phải hiểu được ý nghĩa của kỹ thuật số đối với doanh nghiệp của mình, bất kể bạn hoạt động trong lĩnh vực tài chính, nông nghiệp, y dược hay bán lẻ.”

chuyendoisolagi4
Bà Melissa Swift, giám đốc Chuyển đổi của Mercer tại Mỹ

Đồng ý với ý kiến của Jim Swanson, Melissa Swift, người đứng đầu bộ phận Chuyển đổi của tập đoàn Mercer tại Mỹ bổ sung “Bạn có thể bàn luận về khái niệm ‘kỹ thuật số’ với một người và họ sẽ nghĩ đến việc chuyển từ giấy viết sang máy tính, một người khác thì nghĩ đến phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, cũng có thể sẽ có người liên tưởng đến một nhóm Agile, và hàng loạt các ý kiến khác.” Đó là lý do tại sao các nhà lãnh đạo cần phải thật cẩn trọng với khái niệm ‘chuyển đổi số’ và ý nghĩa của nó đối với tiến trình phát triển của doanh nghiệp.

Xem thêm: 10 xu hướng nổi bật của ngành Business Intelligence năm 2022 (Phần 1)

Điều gì thúc đẩy chuyển đổi số?

Một trong những yếu tố quan trọng nhất của chuyển đổi số là công nghệ. Tuy nhiên, chuyển đổi số quan tâm nhiều hơn đến việc thay thế những quy trình lạc hậu thay vì áp dụng các công nghệ tân tiến. Nó cũng tập trung vào việc tạo ra các sự đổi mới.

Theo lời của Beth Devin, giám đốc quản lý của Citi Ventures, các công nghệ cũ kỹ chính là một rào cản vô cùng lớn đối với việc chuyển đổi. “Nếu như chi phí vận hành và bảo trì các hệ thống lỗi thời đang chiếm 70-80% kinh phí IT của bạn, sẽ chẳng còn chỗ cho các cơ hội phát triển doanh nghiệp. Hơn nữa, chi phí này sẽ tiếp tục tăng cao với sự phát triển và nhạy cảm hóa của nền công nghệ”, Kevin bày tỏ.

Xem thêm: 10 xu hướng nổi bật của ngành Business Intelligence năm 2022 (Phần 2)

Tại sao chuyển đổi số quan trọng?

Một doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi số dựa trên rất nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, lý do tất yếu nhất chính là để sinh tồn. Đặt trong bối cảnh thế giới đang dần vực dậy sau đại dịch COVID-19, điều quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp là kỹ năng thích ứng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng, áp lực thị trường và các kỳ vọng liên tục thay đổi của khách hàng. Như vậy, chuyển đổi số có thể được coi là một nước đi bắt buộc đối với hầu hết mọi doanh nghiệp nếu không muốn bị đào thảo và biến mất trên thị trường trong tương lai gần.

Ngoài ra, chuyển đổi số đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi thế cạnh tranh. Sự chuyển đổi trong các quy trình, hệ thống, luồng công việc, và văn hóa doanh nghiệp sẽ tác động đến bản thân doanh nghiệp theo mọi cấp độ. Từ đó, dữ liệu từ các bộ phận khác nhau sẽ được tổng hợp và kết hợp hiệu quả hơn.

chuyendoisolagi5

Bằng cách vận dụng tự động hóa luồng công việc và công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo hay học máy (machine learning), doanh nghiệp có thể nối liền các điểm chạm trên hành trình khách hàng theo một cách mà trước đây chúng ta không thể làm được.

Bên cạnh đó, đối với nhiều doanh nghiệp, lợi ích của chuyển đổi số có thể nằm ở việc tối ưu chi phí. Với thao tác số hóa dữ liệu lên các công cụ lưu trữ đám mây, chi phí vận hành sẽ giảm đi đáng kể. Thao tác này giúp doanh nghiệp tiết kiệm các khoản chi phí khổng lồ hàng năm dành cho phần mềm và phần cứng thiết bị, cũng như giải thoát nhân viên khỏi các công việc kỹ thuật nhàm chán.

Ngoài các ưu điểm kể trên, một số lợi ích của chuyển đổi số có thể kể đến như:

  • Cải thiện quy trình thu thập dữ liệu
  • Quản lý tài nguyên hiệu quả hơn
  • Lấy insight khách hàng dựa trên dữ liệu
  • Tối ưu trải nghiệm khách hàng
  • Phát triển văn hóa số
  • Nâng cao lợi nhuận
  • Tăng cường sự nhanh nhạy trong kinh doanh
  • Thúc đẩy hiệu suất hoạt động

Làm thế nào để xây dựng chiến lược chuyển đổi số?

Các yếu tố chính của chuyển đổi số

Nếu bạn đang cân nhắc đến chuyển đổi số, bạn cần phải tập trung vào một số yếu tố chính dưới đây:

  • Tối ưu hóa quy trình. Củng cố hạ tầng IT là một trong những cách tốt nhất để quá trình chuyển đổi số có thể đạt được hiệu quả tối đa trên mọi cấp độ.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Sự đổi mới có thể là chìa khóa sáng giá nhất dẫn đến thành công, giúp cho doanh nghiệp củng cố vị thế trên thị trường, nâng cao danh tiếng thương hiệu và thúc đẩy doanh thu.
  • Tập trung vào người dùng. Mọi sự thay đổi đều phải hướng tới sự nâng cao trải nghiệm người dùng. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần phải bắt kịp với những sự kỳ vọng của khách hàng.
  • Trao quyền cho nhân viên. Sự hài lòng của nhân viên cũng quan trọng như sự hài lòng của khách hàng. Do đó, là một người lãnh đạo, bạn cần gạt bỏ các giới hạn đối với nhân viên của mình và trao cho họ cơ hội để phát huy tối đa năng lực của bản thân.

Xem thêm: 5 khó khăn doanh nghiệp thường gặp trong đào tạo và phát triển nhân sự

Quy trình xây dựng chiến lược chuyển đổi số

Một sự chuyển đổi thành công xuất phát từ tầm nhìn của người lãnh đạo. Bất kể doanh nghiệp có áp dụng công nghệ hiện đại và xuất chúng đến đâu, nếu như bạn không hiểu rõ ý nghĩa của chúng đối với ROI, quy trình chuyển đổi sẽ không thể hoàn thành.

“Điều mà mọi doanh nghiệp cần lúc này là một chiến lược kinh doanh vững chắc dựa trên nền tảng công nghệ mai sau”. Đó là lời chia sẻ đến từ nhà phân tích Nigel Fenwick của công ty nghiên cứu Forrester Research.

chuyendoisolagi6

Mỗi một tổ chức, doanh nghiệp sẽ có một tầm nhìn riêng về thành công, tuy nhiên, không quá khó để đúc kết một quy trình mà mọi doanh nghiệp đều sử dụng để phát triển một chiến lược chuyển đổi số.

  1. Nghiên cứu thị trường và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, kèm theo nghiên cứu về các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
  2. Phân tích xu hướng phát triên của thị trường để doanh nghiệp có thể dự đoán trước đột phá số thức (digital disruption) và chuẩn bị trước các kế hoạch đối phó.
  3. Xác định lời hứa về giá trị sản phẩm (value proposition) thông qua đánh giá nội bộ và nghiên cứu bên ngoài.
  4. Phát triển tầm nhìn về tương lai của doanh nghiệp, bao gồm cách thức sản phẩm và dịch vụ sẽ đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của người dùng.
  5. Xây dựng một lộ trình chuyển đổi số với chi tiết con đường doanh nghiệp sẽ đi từ diện mạo hiện tại tới mục tiêu tương lai.

Ngoài ra, trong quá trình lên chiến lược chuyển đổi số, bạn cũng sẽ cần đánh giá các nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp, từ kỹ năng nhân sự đến IT stack, sau đó tính đến những gì còn thiếu và lập một kế hoạch để trau dồi chúng. Là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ cần tận dụng hiểu biết về các kỹ năng truyền thống như quản trị dự án, kết hợp cùng các kỹ thuật mới như Agile, để có thể mang lại thành công cho quá trình chuyển đổi số.

Tổng kết

Chuyển đổi số không phải một công việc dễ dàng bất kể doanh nghiệp của bạn có lớn đến mức nào. Chính vì vậy, bạn sẽ chẳng thể tìm thấy một chiến lược chuyển đổi số nào hoàn hảo cho mọi doanh nghiệp. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp đã phải liên tục đánh giá và thực hiện các thay đổi trên chiến lược của mình để có thể tối ưu giá trị của chuyển đổi hóa.

Hãy để Gitiho giúp bạn trên hành trình chuyển đổi số bằng giải pháp Gitiho for Leading Business. Với giải pháp đào tạo doanh nghiệp toàn diện và tối ưu, Gitiho chắc chắn sẽ là một người đồng hành đáng tin cậy trên con đường chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Gitiho xin cảm ơn và chúc bạn thành công!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông