Công tác phí là gì? Chế độ công tác phí theo Thông tư 40 (Phần 2)

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Trong phần 1 của bài viết, Gitiho đã cùng bạn tìm hiểu về khái niệm công tác phí, đối tượng được hưởng công tác phí cũng như một số chế độ về công tác phí. Trong phần 2 này, Gitiho sẽ tiếp tục giới thiệu tới bạn những chế độ công tác phí khác và trả lời những câu hỏi thường gặp về công tác phí nhé!

Xem thêm: Hướng dẫn cách lập bảng tính công tác phí trong Excel chi tiết nhất

Chế độ công tác phí cho người đi công tác

Khoán công tác phí theo tháng cho người đi công tác lưu động 

Theo điều 8, thông tư 40/2017/TT-BTC, chế độ khoán công tác phí được quy định như sau:

  • Đối với cán bộ cấp xã, phường thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng; cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/thì tùy vào đối tượng, tính chất công việc và khả năng kinh phi thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho người đi công tác lưu động để hỗ trợ tiền xăng xe theo mức 500,000 đồng/người/tháng 
  • Các đối tượng được hưởng khoán tiền công tác phí theo tháng được cử đi thực hiện nhiệm vụ theo các đợt công tác cụ thể thì được thanh toán công tác phí theo quy định tại thông tư này; đồng thời vẫn được hưởng khoản công tác phí khoán theo tháng nếu đi công tác lưu động trên 10 ngày

Xem thêm: Lương tháng 13 tính thế nào? 6 câu hỏi thường gặp về lương tháng 13

Công tác phí cho trường hợp đi công tác theo đoàn công tác phối hợp liên ngành

  • Nếu cơ quan, đơn vị cần tập trung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan, đơn vị khác phối hợp công tác liên ngành để thực hiện nhiệm vụ chính trị; trưng tập tham gia các đề tài nghiên cứu cơ bản của cơ quan, đơn vị đó thì cơ quan chủ trì đoàn công tác có trách nhiệm thanh toán công tác phí cho đoàn công tác với các khoản sau: Chi phí đi lại; phụ cấp lưu trú; tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác
  • Nếu đi công tác theo đoàn phối hợp liên ngành, liên cơ quan do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước triệu tập trưng dụng hoặc phối hợp thì cơ quan, đơn vị chủ quản chịu trách nhiệm chi tiền chi phí đi lại cho người đi công tác trong đoàn. 
  • Cơ quan, đơn vị cử người đi công tác có trách nhiệm thanh toán công tác phí về tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ cho người thuộc cơ quan mình cử đi công tác

Để có thể dễ dàng hiểu và ghi nhớ các chế độ công tác phí này, hãy cùng Gitiho xem bảng tổng hợp chế độ công tác phí (về phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ tại nơi công tác, tiền chi phí đi lại và khoán công tác phí theo tháng) dành cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo Thông tư 40/2017/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 01/7/2017) của Bộ Tài chính quy định dưới đây nhé: 

Công tác phí là gì? Chế độ công tác phí theo Thông tư 40 (Phần 2)Công tác phí là gì? Chế độ công tác phí theo Thông tư 40 (Phần 2)

Những trường hợp không được tính vào chế độ công tác phí

  • Thời gian điều trị, điều dưỡng tại cơ sở y tế, nhà điều dưỡng, dưỡng sức
  • Thời gian học tập ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn (đã được hưởng chế độ với người đi học)
  • Ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác
  • Ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc cơ quan khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền
  • Nếu cơ quan, đơn vị nơi cử người đi công tác và cơ quan, đơn vị nơi đến công tác đã bố trí phương tiện vận chuyển thì người đi công tác không được thanh toán khoản chi phí đi lại trong công tác phí

Xem thêm: Những quy định mới về chính sách bảo hiểm xã hội năm 2022

Những câu hỏi thường gặp về chế độ công tác phí

Công tác phí có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP: Bản chất công tác phí là khoản phụ cấp cho người lao động trong quá trình công tác, hỗ trợ người lao động về chi phí ăn ở, xăng xe, vì vậy, đây là khoản thu nhập không tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Công tác phí có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Các khoản thanh toán tiền công tác phí như tiền vé phương tiện đi lại; tiền lưu trú; tiền ăn...của công chức, viên chức và người lao động đi công tác được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Vì vậy, không cần đóng thuế thu nhập cá nhân cho công tác phí

Đi công tác vào ngày nghỉ có được tính làm thêm giờ không? 

Đối với các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, ngoài khoản phí công tác, đi công tác vào ngày nghỉ thì còn được thanh toán chế độ lương làm thêm giờ. Doanh nghiệp có thể sắp xếp ngày nghỉ bù hoặc trả lương làm thêm giờ theo nghị định 05/2015/NĐ-CP kèm theo công tác phí. 

Công tác phí là gì? Chế độ công tác phí theo Thông tư 40 (Phần 2)

Tổng kết

Trên đây là những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất về chế độ công tác phí mà bạn cần hiểu và nhớ. Biết về mức công tác phí mình được nhận và những thủ tục, giấy tờ, chứng từ cần thiết để thanh toán công tác sẽ giúp đảm bảo quyền lợi cho bạn khi nhận nhiệm vụ đi công tác đó! 

Đừng quên theo dõi blog Gitiho.com mỗi ngày để cập nhật những kiến thức, thông tin bổ ích về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật mới nhất nhé! 

Chúc bạn học tốt! 

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông