Đặt mục tiêu là một bước quan trọng trong việc phát triển bất kỳ chương trình đào tạo nào. Mục tiêu là điểm xuất phát cho mọi hoạt động, và nếu không có mục tiêu, việc đạt được các dấu mốc sẽ trở nên khó khăn. Tuy nhiên, để mục tiêu thực sự hiệu quả, chúng cần phải tuân theo nguyên tắc của SMART.
"Mục tiêu của tôi là nhân viên hứng thú trong việc học các khóa học trên hệ thống LMS" có thể là một điểm bắt đầu tốt, nhưng nó thiếu đi tính cụ thể và đo lường được. Mục tiêu SMART sử dụng 5 nguyên tắc cơ bản để đảm bảo mục tiêu có tính hiệu quả. Bằng cách sử dụng mục tiêu SMART, bạn có thể đặt ra mục tiêu cụ thể và xác định lộ trình rõ ràng để đạt được mục tiêu.
Cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục tiêu SMART là cụm từ viết tắt của:
Specific (Tính cụ thể)
Measurable (Tính đo lường)
Attainable (Tính khả quan)
Relevant (Tính thực tế)
Time-Bound - (Tính ràng buộc về thời gian)
Bằng cách sử dụng một loạt 5 nguyên tắc chuẩn SMART, bạn sẽ có khả năng tạo ra các mục tiêu và bước hành động cụ thể, giúp bạn đi theo hướng đúng và hiệu quả.
Hãy xem xét ví dụ sau về cách mục tiêu cụ thể có thể tạo ra sự khác biệt so với mục tiêu mơ hồ, và cách chúng ta biến mục tiêu mơ hồ thành mục tiêu SMART:
Mục tiêu mơ hồ: Nhân viên trong công ty thành thạo Excel để rút ngắn thời gian làm việc.
Mục tiêu SMART: Trong 2 tháng là tháng 7 và tháng 9, 80% nhân viên trong công ty phải hoàn thành ít nhất 70% thời lượng của khóa học Tuyệt đỉnh Excel trên hệ thống LMS để biết cách áp dụng vào công việc, đặc biệt là các team Leader và nhân viên thuộc phòng Hành chính nhân sự, kế toán…
Mục tiêu SMART này có tính đo lường, chi tiết cụ thể, và cho phép bạn thực hiện các bước hành động cụ thể để đạt được mục tiêu. Điều này giúp bạn thực sự biến một mục tiêu mơ hồ thành mục tiêu SMART và tạo ra một kế hoạch cụ thể để đạt được nó.
Dưới đây, Gitiho sẽ hướng dẫn bạn cách đặt mục tiêu đào tạo theo SMART, cùng xem nhé!
Hãy trở nên rõ ràng và cụ thể tối đa với mục tiêu của bạn. Mục tiêu càng được định rõ, bạn càng biết rõ các bước cần thiết để đạt được nó. Ví dụ, "Nhân viên trong công ty thành thạo Excel để rút ngắn thời gian làm việc" là một mục tiêu mơ hồ, chung chung.
Tuy nhiên, mục tiêu "80% nhân viên thành thạo Excel trong 2 tháng 7 và tháng 8" đã được cụ thể hơn.
Tuy nhiên, để tạo thành mục tiêu SMART hoàn chỉnh, cần thêm các các yếu tố quan trọng khác để đảm bảo tính hiệu quả trong việc phát triển mục tiêu này.
Mục tiêu của bạn cần phải có các bằng chứng cụ thể để chứng minh tiến bộ và thành công. Điều này giúp bạn đánh giá được mức độ tiến bộ và điều chỉnh phương pháp làm việc của mình nếu cần.
Ví dụ, như việc nhân viên thành thạo kỹ năng Excel thì làm sao để biết được họ khả năng thành thạo của họ bao nhiêu %. Việc này lại càng khó hơn khi tổ chức chỉ giao nhiệm vụ mà không có công cụ hay không hướng dẫn nhân viên thực hiện.
Tại Công ty Công nghệ Giáo dục Gitiho, bộ phận đào tạo sẽ biết được nhân viên thành thạo như thế nào thông qua hệ thống LMS (hệ thống quản lý học tập). Đây là nền tảng học tập trực tuyến với các khóa học đa dạng mọi lĩnh vực, nhân viên được thoải mái lựa chọn khóa học và học theo tốc độ của riêng họ.
Khi học tập trên nền tảng này, quản trị viên sẽ biết được nhân viên hoàn thành bao nhiêu phần trăm khóa học, khi học có tua video không, điểm bài kiểm tra sau khi học là bao nhiêu?
Như vậy, bằng cách thực hiện đào tạo như vậy, doanh nghiệp sẽ rất thuận tiện trong việc đo lường mục tiêu.
Lúc này mục tiêu đặt ra là: Nhân viên phải hoàn thành ít nhất 70% khóa học và điểm bài test phải trên 80%.
Mục tiêu này đã cụ thể, có thể đo lường được và có bằng chứng quan trọng, nhưng vẫn còn một số yếu tố quan trọng khác thiếu sót.
Xem thêm: Cách đo lường và đánh giá hiệu quả đào tạo trong doanh nghiệp
Mục tiêu của bạn cần phải thực tế và có khả năng đạt được. Không ai chắc chắn mục tiêu có thể đạt được 100%, vì trong quá trình thực hiện sẽ có những vấn đề, sự cố xảy ra. Tuy nhiên, bạn cần phải nắm chắc rằng mình sẽ đạt được trong khoảng 60,70% thì mục tiêu mới có tính thực tế.
Ví dụ như thay vì đặt mục tiêu là “Nhân viên trong công ty có đầy đủ kỹ năng và chuyên môn để thực hiện công việc” thì bạn nên đặt là “60% nhân viên thành thạo phân tích dữ liệu” hay “70% nhân viên team Leader thành thạo kỹ năng sử dụng Excel”. Bằng việc chia thành nhiều mục tiêu nhỏ hơn… bạn mới có thể hoàn thành từng chặng một và đi đến mục tiêu lớn.
Điều quan trọng là đặt ra các mục tiêu mà bạn và nhóm của bạn có thể hoàn thành một cách hợp lý trong một khung thời gian cụ thể.
Khi xây dựng mục tiêu, cân nhắc xem liệu chúng phù hợp với nhóm của bạn và mục tiêu lớn hơn của tổ chức. Điều quan trọng là hiểu rằng mục tiêu này đóng góp như thế nào cho mục tiêu dài hạn và lợi ích của bạn.
Hơn nữa, bạn cũng nên dựa vào những yếu tố mà mình đã có, tức là có một nền tảng để đảm bảo đạt được thành công. Ví dụ như bạn muốn nhân viên của mình thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng thì doanh nghiệp phải cung cấp cho nhân viên khóa học chất lượng, giảng viên nhiều kinh nghiệm, thời gian để nhân viên học tập…
Việc xác định khung thời gian quan trọng để đạt mục tiêu là một phần quan trọng của quá trình. Nó giúp bạn tạo động lực, ưu tiên nguồn lực và đánh giá khả năng đạt được mục tiêu.
Thời gian cũng chính là đòn bẩy thúc đẩy sự nỗ lực, cố gắng của mọi người trong tổ chức. Việc chạy đua với thời gian để hoàn thành mục tiêu sẽ giúp cho nhân viên luôn hướng về phía trước và tăng tốc để về đích.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên điều chỉnh thời gian sao cho hợp lý với mục tiêu được đề ra.
Để hiểu hơn cách đặt mục tiêu đào tạo với SMART, bạn có thể xem thêm ví dụ sau đây:
Cụ thể: Đào tạo tất cả nhân viên phòng marketing thành thạo các công cụ phân tích dữ liệu như Power BI, SQL, Tableau, Power Query.
Đo lường được: Làm bài test sau khi kết thúc khóa học.
Có khả năng đạt được: Tất cả nhân viên phòng marketing đã có kiến thức cơ bản về phân tích dữ liệu.
Thực tế: Bài giảng đã được thiết kế sao cho tất cả nhân viên có thể theo kịp và hiểu nội dung.
Thời gian: Hoàn thành khóa đào tạo trong vòng 3 tháng.
Cụ thể: Đào tạo 10 nhân viên mới về quy trình sản xuất trong vòng 4 tuần.
Có thể đo lường được: Đánh giá bằng số lượng nhân viên hoàn thành khóa học.
Có khả năng đạt được: Đảm bảo có đủ tài liệu và nguồn lực đào tạo trong thời gian đó.
Thực tế: Phù hợp với kế hoạch mở rộng sản xuất trong năm.
Thời gian: Hoàn thành đào tạo trước ngày 30/6.
Cụ thể: Cải thiện kỹ năng giao tiếp của các nhân viên bán hàng.
Có thể đo lường được: Đánh giá qua cuộc đánh giá từ khách hàng và tổ chức nội bộ.
Có khả năng đạt được: Sắp xếp các khóa học và buổi huấn luyện về kỹ năng giao tiếp.
Thực tế: Liên quan trực tiếp đến mục tiêu tăng doanh số bán hàng.
Thời gian: Đánh giá lại kỹ năng sau 6 tháng.
Xem thêm:
Bí kíp xây dựng mục tiêu của doanh nghiệp thời chuyển đổi số
Việc đặt mục tiêu thông minh và cụ thể là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo nhân viên tại doanh nghiệp. Mục tiêu SMART giúp đảm bảo rằng các chương trình đào tạo được thực hiện hiệu quả và có động lực, dẫn đến sự phát triển cá nhân và sự nâng cao hiệu suất làm việc.
Bằng việc áp dụng nguyên tắc này, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa nguồn lực và đạt được kết quả tích cực trong việc đào tạo và phát triển nhân viên. Hãy luôn nhớ rằng mục tiêu SMART sẽ giúp bạn tạo ra một lộ trình rõ ràng để đạt được mục tiêu của bạn và doanh nghiệp.