Bí kíp xây dựng mục tiêu của doanh nghiệp thời chuyển đổi số

Nội dung được viết bởi Mai Phạm

Mục tiêu của doanh nghiệp đóng vai trò như kim chỉ nam cho mọi hành động. Dựa vào đó nhà quản lý sẽ biết cần làm gì, đi đường nào để đạt tới đích. 

Vậy mục tiêu quan trọng như thế nào đối với quá trình phát triển doanh nghiệp? Khi xây dựng cần quan tâm tới những yếu tố gì? Hãy để Gitiho trả lời cho bạn ngay trong bài viết sau đây!

Thế nào là mục tiêu của doanh nghiệp?

Mục tiêu của doanh nghiệp (Business Objective) hiểu đơn giản là đích đến của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Đó có thể là mục tiêu về hình ảnh thương hiệu, doanh số, sản phẩm. 

muc-tieu-cua-doanh-nghiep-1
Mục tiêu chính là đích đến của mỗi doanh nghiệp ở từng thời điểm khác nhau

Trong các công ty hiện nay, mục tiêu được phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, quy mô, mục tiêu, tầm nhìn sẽ xác định mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, tạo ra giá trị cho khách hàng và lợi nhuận cho cổ đông là mục tiêu chung của đa phần các doanh nghiệp. 

Ngoài ra, không ít doanh nghiệp còn quan tâm đến các mục tiêu liên quan tới xã hội, giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, kiến tạo thế giới bền vững hơn hoặc đưa công nghệ tốt nhất cho người dân. 

Chẳng hạn, mục tiêu của Unilever được người đứng đầu Paul Polman xác định: “Tạo ra một thế giới bền vững thông qua những sản phẩm và dịch vụ”. Còn CEO Microsoft – Satya Nadella lại đặt ra mục tiêu: “Đưa công nghệ tốt nhất đến cho người dân và giải quyết các vấn đề toàn cầu”. 

Tầm quan trọng của việc xây dựng mục tiêu doanh nghiệp

Nghiên cứu của McKinsey & Company về mối liên hệ giữa mục tiêu của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh cho thấy: “Các doanh nghiệp có mục tiêu rõ ràng, minh bạch có xu hướng đạt được lợi nhuận trung bình cao hơn 6,5% so với các doanh nghiệp không đặt mục tiêu”. 

muc-tieu-cua-doanh-nghiep-2
Mục tiêu mang tính định hướng, như kim chỉ nam cho mọi hành động

Trong thời đại sự cạnh tranh ngày càng cao việc đặt mục tiêu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Hướng dẫn hành động: Mục tiêu giúp định hướng cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn các hoạt động, hành động cụ thể nhằm đạt mục tiêu dài hạn. Chúng giúp các nhân viên biết mục đích của công việc và làm việc đúng hướng để đạt kết quả tốt. 

Định hướng chiến lược: Khi đã xác định mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch để đạt được mục tiêu đó và nắm bắt cơ hội thị trường. 

Đánh giá hiệu quả: Nếu mục tiêu được đặt ra và thành công, nhà quản lý sẽ biết được rằng các hoạt động của mình đang diễn ra đúng hướng, hiệu quả. Nếu không đạt được mục tiêu, công ty có thể phân tích, tìm ra nguyên nhân để điều chỉnh cho phù hợp. 

Chưa kể, mục tiêu của doanh nghiệp còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo động lực cho nhân viên. Khi nhân sự biết mục tiêu doanh nghiệp cụ thể, họ sẽ nhận ra tầm quan trọng của mình trong tổ chức. Điều này là đòn bẩy tăng hiệu suất làm việc đóng góp vào thành công của công ty. 

Xem thêm: Tầm quan trọng của tầm nhìn, sứ mệnh đối với doanh nghiệp

4 yếu tố quan trọng khi xây dựng mục tiêu doanh nghiệp

Mục tiêu là điều cần thiết cho mỗi doanh nghiệp trong hành trình phát triển. Mỗi công ty sẽ có mục tiêu khác nhau ở từng thời điểm. Nhưng dù đích đến là gì đi chăng nữa, lãnh đạo cũng phải hiểu rõ nội tại doanh nghiệp, đặc thù ngành nghề, tính chất sản phẩm, dịch vụ, đối tượng khách hàng. 

Như vậy bạn mới có thể xác định mục tiêu, phương hướng cụ thể để đạt được. Bên cạnh đó, bạn cần đáp ứng những tiêu chí dưới đây khi xây dựng mục tiêu:

Tính cụ thể

Đây là điều đầu tiên bạn cần nhớ khi thiết lập mục tiêu doanh nghiệp. Mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng sẽ càng dễ đạt hiệu quả. Bởi tất cả thành viên trong công ty từ lãnh đạo cấp cao đến nhân viên cấp thấp đều hiểu rõ phương hướng, lộ trình. 

muc-tieu-cua-doanh-nghiep-3
Mục tiêu đặt ra phải cụ thể để mỗi nhân sự đều hiểu rõ

Muốn làm được điều đó, người đứng đầu phải trả lời được các câu hỏi: Mục tiêu liên quan tới điều gì (doanh số hay thương hiệu)? Thời gian thực hiện? Kết quả mong muốn là gì? Như vậy bạn mới có thể chỉ dẫn nhân sự đi đúng hướng, không bị lệch lạc khỏi tầm nhìn ban đầu. 

Tính khả thi

Mục tiêu khả thi có nghĩa là sát với thực tế, dựa trên thực trạng hiện tại để xây dựng. Nếu mục tiêu quá cao, xa vời, doanh nghiệp có thể gặp nhiều khó khăn để đạt được dẫn đến thất bại, làm mất động lực cho nhân viên. 

muc-tieu-cua-doanh-nghiep-4
Thiết lập mục tiêu cần dựa vào thực trạng hiện tại của doanh nghiệp

Đương nhiên bất cứ mục tiêu nào đặt ra cũng đầy rẫy những thách thức. Nhưng người đứng đầu phải dựa vào tình hình hiện tại để hoạch định một cách hợp lý. Như vậy những mục tiêu đường dài mới có tính khả thi. Lúc này mục tiêu đề ra cũng sẽ trở thành đòn bẩy, mang lại hiệu quả trong suốt quá trình hoạt động. 

Tính nhất quán

Mục tiêu doanh nghiệp phải xuyên suốt, mang tính nhất quán từ trên xuống dưới. Bằng cách này chúng ta có thể đảm bảo toàn bộ kế hoạch, chiến lược được thực hiện trơn tru. 

muc-tieu-cua-doanh-nghiep-5
Mục tiêu xuyên suốt, nhất quán sẽ thúc để hành động hiệu quả

Bên cạnh đó, mục tiêu cần phù hợp với tầm nhìn, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Qua đó phản ánh được sứ mệnh, mục đích tồn tại của công ty. Tất cả đều nhằm mục đích cuối cùng là giúp tổ chức phát triển một cách toàn diện, bền vững. 

Tính linh hoạt

Trong thời đại 4.0, thói quen tiêu dùng, công nghệ thay đổi liên tục. Vì thế để bắt kịp thị trường, tăng khả năng cạnh tranh bạn không chỉ đi theo một hướng vốn đã lỗi thời. Mục tiêu doanh nghiệp cũng vậy, phải có sự linh hoạt, ứng biến nhanh theo khách hàng, chạy đua với thị trường.

muc-tieu-cua-doanh-nghiep-6
Mục tiêu cần có sự linh hoạt theo thị trường

Để đảm bảo được điều này, lãnh đạo doanh nghiệp cần đánh giá theo từng giai đoạn. Thông qua đó bạn biết công ty đang gặp vấn đề ở đâu, cần thay đổi như thế nào để không lạc hậu, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, đối tác. 

Bí kíp xây dựng mục tiêu cho doanh nghiệp thời 4.0

Theo nghiên cứu của Harvard Business Review: “Trong vòng 10 năm, doanh nghiệp có mục tiêu cụ thể đạt tăng trưởng tài sản và doanh thu cao hơn gấp đôi so với các doanh nghiệp không có mục tiêu tương tự”. 

Điều đó đủ để thấy mục tiêu của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với sự tăng trưởng. Mỗi mục tiêu sẽ được đặt ra trong khoảng thời gian cụ thể. Người đứng đầu phải xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn để xây dựng chiến lược phù hợp. 

Xây dựng mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp thường được thiết lập bằng cách đưa ra các mục tiêu cụ thể, chi tiết trong thời gian ngắn hơn, thường khoảng 1 năm. Đây là những mục tiêu doanh nghiệp cần đạt được để tiếp tục phát triển, đóng góp vào mục tiêu dài hạn. 

muc-tieu-cua-doanh-nghiep-7
Mục tiêu ngắn hạn có thể phân chia theo từng bộ phận trong doanh nghiệp
  • Phân tích tình hình hiện tại của doanh nghiệp nhằm xác minh điểm mạnh, điểm yếu. Bằng cách này công ty có thể đưa ra các mục tiêu phù hợp với thực trạng và tận dụng lợi thế vốn có. 
  • Xác định cơ hội, thách thức từ thị trường để thiết lập mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh. 
  • Đưa ra mục tiêu cụ thể, đo lường được chẳng hạn: Lợi nhuận, doanh số bán hàng, tăng trưởng khách hàng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc nâng cao năng lực đội ngũ
  • Phân bổ tài nguyên bao gồm: Ngân sách, nhân lực, thời gian vào các hoạt động cụ thể để đạt mục tiêu. 
  • Thiết lập chỉ tiêu và đánh giá kết quả nhằm đo lường và điều chỉnh lại chiến lược trong tương lai. 

Tóm lại, mục tiêu ngắn hạn thiết lập càng rõ ràng, cụ thể càng tốt. Người đứng đầu doanh nghiệp có thể đặt ra các mục tiêu cho từng phòng ban, đội nhóm. Tất cả lấy mục tiêu chung làm cốt lõi để đảm bảo lộ trình cũng như hướng đi đúng đắn. 

Xem thêm: Khám phá 5 mục tiêu Marketing quan trọng đối với doanh nghiệp

Thiết lập mục tiêu dài hạn

Mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp thường từ 3 – 5 năm hoặc hơn. Đây là mục tiêu lớn, quan trọng mang theo tầm nhìn công ty. Chúng thường liên quan tới sứ mệnh đã đặt ra và thị trường mà công ty đang hoạt động. 

muc-tieu-cua-doanh-nghiep-8
Mục tiêu dài hạn sẽ cần yêu cầu cao về ngân sách, nhân lực

Với mục tiêu này, bạn có thể thiết lập như sau:

  • Xác định tầm nhìn, sứ mệnh để doanh nghiệp biết định hướng kinh doanh chủ đạo. 
  • Phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh để đánh giá những cơ hội, thách thức trong tương lai. 
  • Xác định các mục tiêu chiến lược nhằm đạt được mục tiêu dài hạn. Những mục tiêu này phải phù hợp sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp. 
  • Thiết lập kế hoạch và phân bổ tài nguyên. 
  • Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả cho mục tiêu dài hạn. 

Mục tiêu dài hạn không chỉ giúp doanh nghiệp định hướng kinh doanh, phát triển trong tương lai mà còn tạo động lực cho toàn thể nhân viên. Vì thế, bạn cần hết sức chú trọng và đầu tư cho mục tiêu này. 

4 đối tượng chính liên quan tới mục tiêu doanh nghiệp

Muốn mục tiêu của doanh nghiệp thành công cần nhiều yếu tố. Ngoài ngân sách, thời gian, nguồn lực nhân sự đóng vai trò vô cùng quan trọng. 

Dưới đây là 4 đối tượng chính có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới mục tiêu công ty:

muc-tieu-cua-doanh-nghiep-9
Quá trình thực hiện mục tiêu phải thống nhất

Nhân viên: Những người trực tiếp tham gia vào quá trình hiện thực hóa mục tiêu, đóng góp cho sự phát triển doanh nghiệp. 

Khách hàng: Nguồn thu nhập chính của doanh nghiệp. Vì thế mục tiêu phù hợp nhu cầu, mong muốn của khách hàng sẽ chinh phục tâm lý và tạo động lực mua hàng. 

Cổ đông, lãnh đạo: Đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, quản lý hoạt động của công ty. 

Cộng đồng và môi trường: Đảm bảo sự bền vững và trách nhiệm doanh nghiệp. Mục tiêu phải phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn về môi trường. Đồng thời đảm bảo tác động tích cực lên cộng đồng và môi trường xung quanh. 

Như vậy, mục tiêu doanh nghiệp là vấn đề trọng yếu cần được ưu tiên quan tâm hàng đầu. Chỉ khi xác định được mục tiêu mọi hoạt động của công ty mới xuyên suốt, có giá trị và không bị lệch hướng. 

Qua nội dung trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu cần thêm những thông tin hữu ích liên quan tới quá trình xây dựng mục tiêu, bạn đừng quên cập nhật Gitiho mỗi ngày.  

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông