Tạo động lực cho nhân viên giúp doanh nghiệp sở hữu nguồn nhân lực tận tâm, sẵn sàng cống hiến. Nhờ vậy hiệu quả công việc nâng cao, mang đến nhiều giá trị hữu ích.
Vậy làm thế khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau.
XEM NHANH BÀI VIẾT
Dù công ty bạn ở quy mô tập đoàn hay đang trên đà phát triển, động lực của nhân viên vẫn đóng vai trò cực quan trọng bởi:
Việc tạo động lực cho nhân viên lúc nào cũng cần thiết. Không chỉ nâng cao hiệu suất, tăng doanh thu mà đây còn là cách giữ chân nhân tài hữu hiệu.
Xem thêm: 10 cách giữ chân nhân tài hiệu quả cho doanh nghiệp
Ông trùm quảng cáo người Anh – David Ogilvy từng chia sẻ rằng: “Ở những nơi mà mọi người không vui vẻ, họ hiếm khi tạo ra kết quả tốt trong công việc”. Điều này giúp chúng ta thấy được tạo động lực cho nhân viên quan trọng như thế nào.
Để người lao động có năng lượng tích cực làm việc, chủ doanh nghiệp không chỉ phải trả lương đúng, đủ mà còn cần xây dựng môi trường công bằng, văn minh. Bạn có thể tham khảo một số cách tạo động lực nhân viên ngay sau đây:
Khi đi làm bất cứ ai cũng quan tâm tới khoản thu nhập mình nhận được. Vậy nên việc doanh nghiệp chi trả lương thưởng đúng năng lực, không chậm trễ là điều tối quan trọng. Nhờ vậy họ có thể thỏa mãn nhu cầu cơ bản: Ăn uống, chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày. Vì thế nhân sự sẵn sàng cống hiến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, bạn đừng quên bổ sung chế độ đãi ngộ vào chính sách. Cách tạo động lực cho nhân viên này vô cùng hữu dụng. Chẳng hạn phần công tăng ca, làm thêm giờ chi trả, ghi nhận bằng khoản thưởng thêm tương ứng. Nhân viên cảm thấy công sức bỏ ra được đền đáp xứng đáng nên làm việc năng suất, hào hứng hơn.
Ở cương vị một người quản lý, bạn đừng tiếc lời khen ngợi nhân viên hoàn thành nhiệm vụ. Ngay cả khi họ đang trong quá trình thực hiện, điều này cũng giúp khích lệ tinh thần hiệu quả. Nhân sự sẽ thấy rằng bạn trân trọng, công nhận những nỗ lực họ bỏ ra.
Hàng tuần, tháng bạn có thể tổ chức các buổi tuyên dương nhằm tạo động lực cho nhân viên. Kết hợp với đó lãnh đạo nên tặng thưởng vài món quà nhỏ nhằm động viên người lao động. Cách tạo động lực kể trên tuy đơn giản nhưng thực sự vô cùng hữu ích, góp phần tăng thêm nhiệt huyết trong quá trình làm việc.
Xem thêm: Bật mí 10 cách khen thưởng nhân viên hiệu quả cho nhà quản lý
Kết quả nghiên cứu từ hơn 200.000 nhân viên tiến hành trong 10 năm của Adrian Gostick và Chester Elton – tác giả cuốn “Nguyên tắc củ Cà rốt” thể hiện: “Các nhà quản lý thành công nhất là những người thẳng thắn công nhận năng lực của nhân viên. Trong đó, tiền bạc chiếm 25%, sự công nhận là 17% tác động trực tiếp tới động lực mỗi người”.
Thực tế cũng chỉ ra rằng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt lên khi lãnh đạo ghi nhận nỗ lực từ nhân sự. Cùng những lời khen ngợi mang tính xây dựng là phần tiền thưởng xứng đáng. Điều này nhằm xây dựng môi trường làm việc tích cực, sẵn sàng cống hiến.
Chẳng có người lao động nào thích làm việc cùng người sếp chuyên quyền, bảo thủ. Vậy nên thay vì thể hiện thái độ trịch thượng, bề trên, nhà quản lý cần rút ngắn khoảng cách với nhân viên của mình. Thông qua đó bạn hãy lắng nghe giãi bày, ý kiến từng người.
Simon Olson – lãnh đạo doanh nghiệp mới Google Brazil từng chia sẻ: “Do hoàn cảnh bắt buộc, doanh nhân phải là người có ý chí, bản lĩnh nhưng cũng cần biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp”. Tỷ phú người Anh – Richard Branson cũng đồng quan điểm: “Lắng nghe cho phép chúng ta cùng nhau học hỏi”.
Khi đã có sự kết nối, hiểu biết lẫn nhau bạn sẽ dễ dàng đưa ra những lời giải đáp phù hợp giúp gỡ bỏ các “nút thắt” ảnh hưởng đến tâm lý, năng suất làm việc. Tôn trọng nhu cầu của nhân viên không chỉ tạo động lực mà còn tăng thêm uy tín, sự tin tưởng giữa người lao động và cấp quản lý.
Quan tâm tới đời sống nhân viên chưa bao giờ là thừa thãi. Đây là giúp người lao động làm việc hiệu quả. Một hành động quan tâm nhỏ của lãnh đạo cũng tạo nên sự khác biệt lớn trong cuộc sống nhân sự.
Giúp đỡ khó khăn, “gỡ rối” giúp người lao động giúp họ yên tâm công tác. Đồng thời qua đó họ thấy mình được chủ tôn trọng nên sẽ cống hiến hết mình. Bên cạnh đó, bạn nên khuyến khích nhân sự chủ động nêu ý kiến, đề xuất, phản hồi về những chính sách, chế độ công ty.
Cách giúp nhân sự làm việc hiệu quả chính là tạo điều kiện để họ nâng cao kỹ năng. Thông qua các buổi đào tạo người lao động được trang bị thêm kiến thức chuyên môn phục vụ công việc. Nhờ vậy năng suất làm việc của nhân sự cao hơn, mang đến lợi nhuận lớn.
Nhân viên là những người trực tiếp tham gia quá trình sản xuất, thiết kế dịch vụ, giao dịch với khách hàng. Vì thế, cung cấp tài liệu, công cụ hỗ trợ làm việc phù hợp giúp họ phát huy tối đa năng lực.
Nhà quản lý cũng nên cân nhắc, lựa chọn nhân sự ưu tú, trung thành để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Bằng cách này, công ty sẽ sở hữu được lực lượng nhân tài hùng mạnh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Xem thêm: 5 chương trình đào tạo nhân sự giúp doanh nghiệp bứt phá
Chìa khóa giúp nâng cao hiệu suất, kết quả kinh doanh chính là sự giao tiếp, bày tỏ quan điểm thẳng thắn giữa nhân viên và nhà quản lý. Đứng ở vị trí người lãnh đạo, bạn hãy nói rõ mong đợi của mình về kết quả công việc. Đồng thời bạn nên trao đổi, nói chuyện với từng người để hiểu mối quan tâm của họ.
Bên cạnh đó, sếp cũng cần khuyến khích nhân sự trao đổi, đóng góp ý kiến bằng những chính sách mở cửa. Nhờ vậy họ sẽ cởi mở, tự tin hơn khi đưa ra đề xuất hữu ích. Cách này vừa giúp đào tạo nhân sự chủ động, sáng tạo, vừa góp phần vào hành trình phát triển công ty.
Nhân viên không được cấp trên tin tưởng, công nhận dễ rơi vào trạng thái chán nản, tự ái. Ngược lại, lãnh đạo thiếu uy tín, nhân sự sẽ không sẵn sàng cống hiến tài năng, năng lực của mình một cách tận tâm.
Chứng kiến cấp trên lật lọng, không giữ lời khiến tất cả nhân viên mất đi niềm tin, sự tôn trọng. Đây là nguyên do nhân tài làm việc hời hợt, tỷ lệ nghỉ việc tăng cao. Vì thế chủ doanh nghiệp cần cho người lao động thấy trách nhiệm thông qua các quyết định, lời nói.
Áp lực từ công việc là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhân viên căng thẳng, chán nản khi làm việc. Vậy nên các nhà quản lý cần đưa ra giải pháp nhằm “giải phóng” điều này. Để thư giãn, khuyến khích tinh thần người lao động, bạn có thể tổ chức các hoạt động giải trí giữa giờ.
Ngoài ra, lãnh đạo nên giúp nhân viên có nhiều cách làm việc hiệu quả thông qua việc làm mới, trang trí lại văn phòng. Với không gian tươi mới, thoải mái sẽ thúc đẩy năng lượng tích cực giúp người lao động hứng thú mỗi ngày.
Một trong những cách tạo động lực cho nhân viên chính là sẵn sàng giao quyền. Nhà quản trị nên cho phép nhân sự tự đưa ra quyết định, chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao.
Lúc này nhân viên có cơ hội phát huy tối đa tài năng, năng lực bản thân. Đồng thời họ cũng thấy “sức nặng” trọng trách và cống hiến hết mình để chứng minh khả năng với cấp trên.
Hình thức trao quyền dựa trên sự tin tưởng thường áp dụng với nhân sự ưu tú. Vì thế, bạn cần đặt toàn bộ niềm tin vào khả năng của nhân viên, chấp nhận rủi ro không mong muốn.
Như vậy, khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên làm việc là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp phát triển. Với những cách thức trên đây, Gitiho hy vọng bạn sớm sở hữu được đội ngũ nhân tài tinh nhuệ.
Xem thêm: 6 bí quyết giúp nhà quản trị xây dựng đội ngũ nhân sự tài năng