Cách xây dựng đội ngũ nhân sự tài năng cho doanh nghiệp

Nội dung được viết bởi Mai Phạm

Xây dựng đội ngũ nhân sự tài năng, hùng mạnh là nền tảng để doanh nghiệp bứt tốc. Làm được điều này, công ty hoàn toàn yên tâm vượt qua mọi sóng gió.  

Để phát triển công ty, cùng với vốn, sản phẩm/dịch vụ chất lượng phải kể đến yếu tố con người. Nhân viên có nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiến mới có thể đưa tổ chức vườn tầm, tạo sự cạnh tranh với đối thủ. 

Như Jack Welch – Cựu chủ tịch Tập đoàn quốc tế General Electric, một trong những nhà quản lý nổi tiếng nhất thế giới từng chia sẻ: “Trước khi bạn trở thành người lãnh đạo, thành công chính là việc phát triển bản thân. Khi bạn đã trở thành một nhà lãnh đạo, thành công chính là việc phát triển những người khác”. Vậy làm thế nào để sở hữu đội ngũ nhân sự “tinh nhuệ”? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu kỹ hơn ngay trong bài viết sau. 

Xây dựng đội ngũ nhân sự là gì?

Theo Wikipedia, nhân viên (nhân sự) là những người làm thuê cho một đơn vị, tổ chức hay cơ quan, đoàn thể nào đó. Nhà quản trị có thể tuyển dụng thông qua nhiều hình thức bởi nhu cầu nhằm thực hiện một công việc mang tính chất đặc thù. 

xay-dung-doi-ngu-1
Xây dựng đội ngũ nhân sự là quá trình dài cần kiên trì

Đội ngũ nhân sự quyết định trực tiếp tới sự thành - bại của doanh nghiệp. Họ cống hiến sức lực, trí tuệ để hoàn thành nhiệm vụ, mang lại giá trị cho công ty. 

Xây dựng đội ngũ nhân sự là thực hiện những việc nhằm hình thành tổ chức bao gồm nhiều cấp bậc hoạt động trơn tru, hiệu quả. Ở đây tất cả đều cùng theo đuổi chung giá trị văn hóa đã được định hướng bởi người lãnh đạo, chủ doanh nghiệp.

Để đạt được điều này, các nhà quản lý cần dành thời gian nghiên cứu, đánh giá năng lực nhân viên chính xác, khác quan. Lấy đó là nền tảng, cơ sở chia nhóm làm việc phù hợp. Sở hữu đội ngũ đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung giúp doanh nghiệp phát triển lành mạnh, bền vững. 

Xem thêm: Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp với đội ngũ

Tuyệt chiêu xây dựng đội ngũ nhân sự nhà quản lý nào cũng muốn biết

Jim Collins – tác giả cuốn sách “cuộc đời và sự nghiệp” từng chia sẻ: “Thành công của một công ty, xí nghiệp là dựa vào cả tập thể chứ không chỉ dựa vào một cá nhân”. Điều này cho chúng ta thấy được sức mạnh khi xây dựng đội ngũ nhân sự tinh nhuệ. 

Tùy vào điều kiện từng doanh nghiệp, đặc thù ngành nghề sẽ có cách bồi dưỡng nguồn lực khác nhau. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ quên những bước cơ bản dưới đây: 

Xây dựng mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức

Xây dựng nhân sự dù ở bất cứ đâu cũng phải dựa trên nguyên tắc hoạt động chung. Việc này nên thực hiện từ lúc bắt đầu tuyển dụng. Nhà quản trị cần chia sẻ mục tiêu, tầm nhìn cũng như những quy định cụ thể của doanh nghiệp cho ứng viên. Nếu không rõ ràng ngay ban đầu, nhân viên có thể hoàn thành với kết quả không đúng bạn mong đợi. 

xay-dung-doi-ngu-2
Doanh nghiệp cần có nguyên tắc hoạt động để duy trì tập thể

Ngoài ra, nếu người lao động nhìn nhận rõ mục đích làm việc họ sẽ biết mình phải làm gì, phấn đấu ra sao. Như vậy chúng ta mới dễ dàng phát huy sức mạnh tập thể, vươn lên dẫn đầu, đạt thành tựu quan trọng. 

Tìm hiểu năng lực từng thành viên

Tỷ phú Bill Gates quan điểm rằng: “Một công ty muốn phát triển nhanh thì phải giỏi trong việc tìm ra nhân tài, nhất là những nhân tài thông minh”. Vì thế, người làm công tác trị sự, lãnh đạo doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ từng nhân sự của mình. Đó là điều kiện đầu tiên trong hành trình xây dựng đội ngũ tinh nhuệ, vững mạnh. 

xay-dung-doi-ngu-3
Hiểu rõ từng nhân sự sẽ giúp nhà quản lý khai thác tốt khả năng làm việc

Có rất nhiều cách hiểu thêm tính cách bên trong mỗi nhân viên, chẳng hạn: Trắc nghiệm DISC, trắc nghiệm tính cách MBTI, tạo bài test online. Thông qua câu trả lời, bạn dễ dàng hiểu được điểm mạnh, điểm yếu cũng như nắm bắt tâm lý, định hướng phát triển từng người. 

Ngoài ra, là một nhà lãnh đạo bạn nên dành thời gian cho nhân sự, theo dõi cách họ làm việc, điều kiện, hoàn cảnh. Bằng cách này, chúng ta đưa ra chế độ, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để nhân sự phát huy tốt năng lực bản thân. 

Xem thêm: Cách xây dựng khung năng lực theo từng vị trí trong doanh nghiệp

Phân việc theo thế mạnh

Từ việc hiểu rõ nhân sự, nhà quản lý có cơ sở điều phối, bố trí công việc phù hợp sở trường, thế mạnh từng người. Từ đó, họ có thể hoàn thành công việc tốt, đem đến hiệu quả cao nhất. 

xay-dung-doi-ngu-4
Phân công theo năng lực từng nhân viên giúp nâng cao hiệu quả làm việc

Cũng như quan điểm từ Peter Ferdinand Drucker “Cách dùng người hiệu quả không phải ở chỗ làm mọi cách để hạn chế nhược điểm, điều quan trọng chính là biết cách phát huy những ưu điểm của họ”. Phân việc đúng năng lực không chỉ giúp tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp, mà còn để nhân sự có định hướng phát triển nghề nghiệp riêng. 

Tin tưởng và khuyến khích – tuyệt chiêu xây dựng đội ngũ nhân sự bền vững

Tin tưởng nhân viên là cốt lõi trong quá trình xây dựng đội ngũ. Nếu nhận thấy nhân sự đủ khả năng xử lý công việc, hãy giao quyền để họ tự giải quyết. Điều này thể hiện sự trân trọng dành cho người lao động. 

xay-dung-doi-ngu-5
Tin tưởng tạo nên tinh thần làm việc sẵn sàng cống hiến

Việc trao quyền tự quyết, kết hợp khuyến khích, động viên giống như đòn bẩy để nhân sự cố gắng cống hiến, hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó họ cảm thấy mình được coi trọng, có giá trị và sẵn sàng làm việc hết mình mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp. 

Đánh giá công bằng

Đây cũng là một “tuyệt chiêu” nhà quản lý tài năng không nên bỏ qua. Việc công bằng đánh giá nhân sự, khen thưởng và động viên kịp thời khi nhân viên đạt thành tích vượt trội vô cùng quan trọng. 

xay-dung-doi-ngu-6
Công bằng là yếu tố cốt lõi giúp nhân viên thêm tin tưởng doanh nghiệp

Trường hợp nhân sự sai phạm bạn cũng nên trao đổi thẳng thắn. Điều này không phải bắt tội nhau mà để họ rút kinh nghiệm, cải thiện tốt hơn. Có như vậy xây dựng đội ngũ tinh nhuệ mới thực sự hiệu quả, bền vững. 

Nếu quá trình làm việc lãnh đạo không sâu sát, đánh giá định kỳ, nhân viên sẽ không có “khoảng nghỉ” nhìn nhận công việc của mình. Từ đó họ không đưa ra được kế hoạch thay đổi bản thân, đóng góp vào sự phát triển chung. 

Sẵn sàng chia sẻ

Một lãnh đạo giỏi không chỉ hoạch định chiến lược tốt, mà phải gắn kết với nhân viên. Vì thế chia sẻ giúp bạn rút ngắn khoảng cách sếp – người lao động. Chỉ có như vậy họ mới dễ dàng chia sẻ cùng bạn về mọi thứ, mạnh dạn nêu lên quan điểm, cảm nghĩ, đánh giá sự việc khách quan. 

xay-dung-doi-ngu-7
Chia sẻ là nền tảng gắn kết từng nhân viên

Nếu ở vị trí quản lý, bạn đừng bao giờ dùng thái độ trịch thượng, bề trên nói chuyện cùng nhân viên của mình. Hãy thật chân thành quan tâm cấp dưới để có được lòng tin. Điều này rất hữu ích cho quá trình xây dựng đội ngũ nhân sự hiệu quả, vững mạnh.  

Cung cấp công cụ, thiết bị hỗ trợ công việc

Steve Jobs từng chia sẻ: “Bạn không thể bắt buộc nhân viên phải đạt năng suất tốt, bạn cần cung cấp công cụ để họ thể hiện khả năng tốt nhất”. Quan điểm này không sai, bởi chỉ khi làm việc trong đơn vị đầy đủ thiết bị, máy móc, chất lượng, hiệu quả công việc mới đảm bảo. 

xay-dung-doi-ngu-8
Công cụ làm việc giúp nhân viên phát huy tối đa năng lực bản thân

Bởi lẽ đó, bạn nên đề xuất với lãnh đạo cấp cao đầu tư thêm công cụ hỗ trợ để làm việc trực tuyến, app quản lý, hoạch định kế hoạch. Nhờ vậy môi trường làm việc chuyên nghiệp, quản lý tốt hơn góp phần vào sự phát triển doanh nghiệp. 

5 điểm chết cần tránh trong quá trình duy trì đội ngũ nhân viên

Xây dựng đội ngũ cho doanh nghiệp là một quá trình dài. Ngay cả khi bạn đã sở hữu đội ngũ tinh nhuệ bên cạnh nhưng đó lại không phải tập thể gắn kết thì cũng không thể mang đến hiệu quả như mong đợi. Vì thế, bạn hãy tránh 5 điểm sau nếu cần tổ chức vững mạnh:  

Thiếu tin tưởng

Sự tin tưởng giữa các thành viên trong nhóm được xem là “chìa khóa” tồn tại và phát triển. Nếu thiếu đi điều này họ sẽ không thoải mái chia sẻ với nhau về sai phạm cũng như điểm yếu của mình. 

Chưa kể, nhân viên còn có lý do phòng thủ, dè chừng nhau trong lúc làm việc. Chính điều đó khiến người lao động ngại tham gia hội họp, yêu cầu giúp đỡ khi gặp khó khăn. 

Sự xung đột

Trong quá trình xây dựng đội ngũ không hình thành tin tưởng vô cùng có hại. Hậu quả trực tiếp dẫn tới điểm chết thứ hai chính là sự xung đột. Các nhóm mà thành viên nghi ngờ lẫn nhau thường không có cuộc tranh luận cởi mở, nhiệt tình. 

xay-dung-doi-ngu-10
Xung đột là rào cản lớn ảnh hưởng tới quá trình phát triển doanh nghiệp

Ở môi trường doanh nghiệp có thể họ không biểu hiện tranh chấp ra bên ngoài. Nhưng tất cả những trao đổi đều mang tính giả tạo, dè chừng. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới năng lượng làm việc cũng như khả năng hoàn thành nhiệm vụ. 

Thiếu cam kết

Khi công ty tồn tại những làn sóng xung đột ngầm sẽ gây ra tình trạng thiếu cam kết. Việc không đưa ra ý kiến một cách cởi mở, nhiệt tình khiến các thành viên trở nên ngại ngùng, căng thẳng. 

xay-dung-doi-ngu-11
Doanh nghiệp không có sự cam kết khiến nhân viên thiếu gắn bó

Bên cạnh đó, sự giả tạo làm cho nhân sự không thấy gắn bó, không thể tận tâm thực hiện nhiệm vụ. Mặc dù ngoài mặt họ có thể tỏ ra đồng ý nhưng sâu bên trong là những cái nhếch mép chống đối, coi thường. 

Né tránh trách nhiệm

Doanh nghiệp thiếu cam kết dẫn tới các thành viên trong nhóm có khuynh hướng né tránh trách nhiệm. Điểm chết này vô cùng nguy hại nếu không kịp thời chấn chỉnh, giải quyết. 

xay-dung-doi-ngu-12
Né tránh trách nhiệm ảnh hưởng tới tâm lý, năng lượng làm việc

Khi không có quy định đối với hành động cụ thể nào, ngay cả những nhân sự nhiệt huyết cũng thường dè dặt trong việc nhắc nhở đồng nghiệp. Họ không muốn “mang họa vào thân” nên chỉ chú tâm vào nhiệm vụ riêng mình. 

Trường hợp xuất hiện sự cố sẽ không ai dám đứng ra nhận trách nhiệm. Thành viên nhóm dần dần hình thành tính cách né tránh, sợ liên lụy. Điều đó ảnh hưởng tới quá trình phát triển cũng như tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp. 

Không chú tâm

Do không có ràng buộc về trách nhiệm nên sẽ tạo điều kiện để nhân viên công ty không chú tâm vào kết quả xảy ra. Mỗi người đều làm việc theo kiểu “sống chết mặc bay” không tập trung vào mục tiêu chung tập thể. 

xay-dung-doi-ngu-13
Không tập trung làm việc khiến hiệu quả giảm sút

Tình trạng này kéo dài khiến doanh nghiệp chậm phát triển, hiệu quả công việc giảm sút. Chưa kể dù bạn cố gắng xây dựng đội ngũ như thế nào cũng rời rạc, không gắn kết được. 

Kiến tạo tập thể đoàn kết, hiệu quả là việc khó khăn nhưng không phức tạp. Quá trình ấy cần theo phương pháp có tổ chức, vận hành linh hoạt. Vì vậy, nếu bạn đang ở vị trí quản lý doanh nghiệp hãy nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo đưa ra giải pháp phù hợp với tình hình thực tế. 

Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về xây dựng đội ngũ nhân sự. Gitiho tin chắc khi đã có tập thể nhân viên xuất sắc, nhiệt huyết, sức mạnh công ty sẽ tăng lên gấp bội. 

Xem thêm: Để đội ngũ hoàn thành mọi nhiệm vụ xuất sắc đừng bỏ qua bài viết sau đây

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông