XEM NHANH MỤC LỤC
Thanh tra thuế và kiểm tra thuế là 2 hoạt động có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Mặc dù có sự liên quan mật thiết nhưng 2 hoạt động này có rất nhiều điểm khác biệt. Trong bài viết này Gitiho sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa thanh tra thuế và kiểm tra thuế. Bên cạnh đó chúng mình cũng sẽ hướng dẫn các bạn những công tác cần chuẩn bị khi nhận thông báo thanh tra kiểm tra thuế. Cùng theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Đăng ký khóa học Kế toán thực hành toàn tập từ cơ bản đến nâng cao
- Kiểm tra thuế: là hoạt động thường xuyên mang tính nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
- Là hoạt động của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế dựa trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế.
- Kiểm tra thuế: là công việc thường xuyên của cơ quan thuế nhằm quản lý tình hình nộp thuế trên địa bàn.
- Thanh tra thuế: Tiến hành theo kế hoạch hoặc đột xuất khi:
Xem thêm: Hướng dẫn xuất hóa đơn giảm thuế GTGT theo NQ43/2022/QH15
- Kiểm tra thuế: hoạt động này sẽ được thực hiện tại cơ quan thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế. Tức là kiểm tra thuế có thể yêu cầu doanh nghiệp mang hồ sơ chứng từ lên cơ quan thuế gặp cán bộ để trình bày và giải thích những điểm chưa rõ ràng, hoặc giải trình về những sai phạm. Việc kiểm tra thuế này có thể thực hiện tại doanh nghiệp, cục quản lý thuế sẽ đến và kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp.
- Thanh tra thuế: hoạt động này chỉ thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế.
Quá trình từ khi phê duyệt quyết định thanh tra/kiểm tra cho đến khi gửi thông báo cho doanh nghiệp là trong vòng 3 ngày làm việc.
Trong vòng 5 ngày sau khi doanh nghiệp nhận được thông báo Thanh tra/Kiểm tra thì có thể xảy ra 2 trường hợp:
Nếu được cơ quan thuế bãi bỏ quyết định thì doanh nghiệp không phải kiểm tra và thanh tra vào thời điểm này nữa.
Sau khi hết thời hạn hoãn, giả sử doanh nghiệp được hoãn 3 tháng cho đến khi cơ quan thuế kiểm tra. Sau thời hạn 3 tháng cơ quan thuế sẽ tiến hành thông báo và kiểm tra người nộp thuế.
Sau khi thông báo đến doanh nghiệp thì sau 15 ngày (đối với thanh tra thuế) hoặc 10 ngày (đối với kiểm tra thuế) thì cơ quan thuế sẽ cử một đoàn kiểm tra/thanh tra xuống làm việc tại doanh nghiệp.
- Đối với thanh tra thuế:
→ Trong trường hợp quá thời gian 30 hay 45 ngày này mà cơ quan thuế chưa thực hiện xong việc thanh tra thuế thì có thể gia hạn từ 15-25 ngày làm việc.
- Đối với kiểm tra thuế: thời hạn kiểm tra thuế là 10 ngày làm việc và được gia hạn 1 lần không quá 10 ngày.
Sau khi kết thúc quá trình thanh tra/kiểm tra thuế thì cơ quan thuế sẽ công bố biên bản thanh tra/kiểm tra thuế.
Xem thêm: Hướng dẫn cách lập tờ khai thuế GTGT chi tiết nhất
Sau khi công bố biên bản, cơ quan thanh tra/kiểm tra thuế sẽ có quyết định xử phạt hoặc kết luận đối với doanh nghiệp.
- Nếu doanh nghiệp đồng ý với kết luận thanh tra/kiểm tra thuế thì doanh nghiệp ký vào biên bản thanh tra/kiểm tra thuế.
- Nếu doanh nghiệp không đồng ý với kết luận thanh tra/kiểm tra thuế: Trong vòng 90 ngày, nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền về quyết định thanh tra/kiểm tra thuế.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các nghiệp vụ, tài liệu nếu có.
- Trao đổi với cơ quan thuế để chuẩn bị tài liệu cung cấp và đề nghị gia hạn thời gian kiểm tra nếu cần.
- Cân nhắc việc thuê bên thứ ba (như công ty dịch vụ kế toán) để hỗ trợ việc chuẩn bị thanh tra/kiểm tra.
- Kẹp chứng từ, in các loại sổ sách:
- Chuẩn bị các báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế: Báo cáo tài chính, các tờ khai, bảng kê.
- Chuẩn bị các chứng từ như hợp đồng kinh tế, giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp.
Lưu ý: Trong trường hợp doanh nghiệp cảm thấy mình chưa thực hiện tốt để kiểm tra/thanh tra mà cần có thời gian để điều chỉnh thì doanh nghiệp có thể sử dụng quyền hoãn kiểm tra/thanh tra (quyền hoãn tối đa 3 tháng).
Trong trường hợp hoãn kiểm tra thanh tra thì doanh nghiệp có thể làm công văn gửi đến cơ quan ra quyết định kiểm tra/thanh tra thuế. Trong công văn doanh nghiệp phải ghi rõ lý do hoãn.
Xem thêm: Hướng dẫn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chi tiết nhất
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu sự khác nhau giữa thanh tra thuế và kiểm tra thuế, cũng như một số điều doanh nghiệp cần lưu ý khi nhận thông báo thanh tra kiểm tra thuế. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những vấn đề mà kế toán thuế thường gặp.
Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!