Nghị quyết 43/2022/QH15 đã đưa ra chính sách miễn, giảm thuế để hỗ trợ việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong bài viết này, chúng mình sẽ hướng các bạn cách xuất hóa đơn giảm thuế GTGT theo NQ43/2022/QH15 cho hộ kinh doanh. Hãy cùng theo dõi nhé.
Theo Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định về giảm thuế GTGT đối với một số loại hàng hóa dịch vụ thì chúng ta có được thông tin như sau:
1. Giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm Nghị định này.
b) Sản phẩm hàng hóa và dịch cụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm Nghị định này.
c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm Nghị định này.
d) Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng khai thác than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế GTGT. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế GTGT.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nếu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế GTGT 5% theo quy định của Luật Thuế GTGT thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT và không được giảm thuế GTGT.
Như vậy, chúng ta có thể rút ra được, dù hộ kinh doanh thì không áp dụng thuế GTGT 10% giống như với doanh nghiệp, tức là không tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì vẫn sẽ được giảm thuế GTGT đối với các mặt hàng được quy định tại Khoản 1, Điều 1, Nghị định 15/2022/NĐ-CP bao gồm các nhóm hàng hóa ở mục a, b, c, d nêu trên.
Xem thêm: Hướng dẫn cách lập tờ khai thuế GTGT chi tiết nhất
Các cơ sở kinh doanh kê khai theo phương pháp trực tiếp sẽ được giảm 20% để tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT.
Ví dụ: Hộ kinh doanh Z đang kinh doanh mặt hàng A theo phương pháp trực tiếp được giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022.
Trong tháng 2/2022, công ty Z bán được 1000 sản phẩm ặmt hàng A với giá 2000đ/sản phẩm.
Thuế GTGT được giảm tháng 2 của công ty Z sẽ được tính như sau:
Thuế GTGT = 1000 x 2000 x 1% x 20% = 4000 (đồng)
Xem thêm: Phân biệt trường hợp được giảm thuế xuất nhập khẩu
Khi lập hóa đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT:
Ví dụ: Hộ kinh doanh Z bán hàng hóa A thuộc nhóm hàng hóa được giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15, lập hóa đơn bán số lượng 1 hàng hóa A đơn giá 100.000 đồng.
Hộ kinh doanh Z thuộc đối tượng nộp thuế GTGT tỷ lệ 1%, thuế TNCN tỷ lệ 0,5%.
Khi lập hóa đơn bán hàng:
Hình ảnh dưới đây là một hóa đơn bán hàng mẫu, mô phỏng hóa đơn ở ví dụ trên để các bạn tham khảo:
Trong hóa đơn này gồm có:
Xem thêm: Các khoản thu nhập được giảm trừ thuế TNCN của người lao động
Như vậy, qua những thông tin chúng mình chia sẻ trong bài viết thì các bạn đã biết về những quy định liên quan đến việc giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và cách lập hóa đơn để giảm loại thuế này dành cho hộ kinh doanh. Chúc các bạn luôn học tập tốt!
Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:
Hãy bấm Đăng ký và Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!