Digital Nomad là gì? Những điều cần làm để trở thành Digital Nomad

Nội dung được viết bởi Linh Mai

Trở thành Digital Nomad là xu hướng làm việc đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Vậy Digital Nomad là gì và làm thế nào để theo đuổi phong cách làm việc này? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Digital Nomad là gì?

Digital Nomad (tạm dịch: dân du mục kỹ thuật số) là thuật ngữ dùng để chỉ những người làm việc trực tuyến từ mọi nơi, không có nơi làm việc cố định nào cả. Trong thời kỳ căng thẳng của dịch bệnh Covid - 19 chắc hẳn các bạn đã làm quen với khái niệm “work from home” hay còn gọi là làm việc tại nhà. Vậy thì các bạn có thể hiểu Digital Nomad là những người làm việc theo dạng “work from anywhere” - làm việc ở bất cứ đâu. Nơi làm việc của họ sẽ không giới hạn ở nhà mà có thể là thư viện, bãi biển, công viên, quán cafe, các co-working space, khách sạn, trên đảo,… Tất cả những gì họ cần là thiết bị công nghệ nhỏ gọn, có thể dễ dàng di chuyển và đường truyền mạng chất lượng tốt.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi ABrotherAbroad.com thì vào năm 2022 trên thế giới có khoảng 35 triệu người đang là Digital Nomad với độ tuổi trung bình là 30 tuổi. Những người làm Digital Nomad thường hoạt động trong một số lĩnh vực sau:

  • Kế toán
  • Dịch vụ khách hàng
  • Thiết kế
  • Dựng video
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Công nghệ thông tin (IT)
  • Marketing
  • Quản lý dự án
  • QA (Chuyên viên đảm bảo chất lượng)
  • Tuyển dụng & nhân sự
  • Bán hàng
  • Phát triển phần mềm
  • Giáo viên/Gia sư
  • Dịch thuật
  • Viết lách

Có thể nói trở thành Digital Nomad là cách làm việc với người có đam mê xê dịch, không ngại thay đổi và không muốn bị bó buộc về thời gian và không gian làm việc.

Digital Nomad: Khái niệm làm việc từ mọi nơi

Xem thêm: Kỹ năng cứng là gì? Những kỹ năng cứng nhất định phải biết

Ưu và nhược điểm của Digital Nomad

Giống như mọi hình thức làm việc khác thì việc trở thành một Digital Nomad cũng sẽ có những ưu và nhược điểm mà bạn cần cân nhắc.

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Không bị giới hạn trong các thiết lập văn phòng truyền thống, thoải mái lựa chọn địa điểm làm việc cho mình.
  • Có cơ hội đi du lịch và tìm hiểu các nền văn hóa mới ngay trong lúc làm việc mà không cần lo lắng về việc xin nghỉ phép.
  • Có thể làm công việc đúng đam mê và sở thích của mình, có nhiều thời gian hơn cho bản thân. 
  • Có quyền kiểm soát với thời gian làm việc của mình, không bị phụ thuộc vào người khác.
  • Giảm thiếu áp lực làm việc, tăng năng suất và tính sáng tạo trong công việc.
  • Tốn kém một khoản không nhỏ dành cho việc di chuyển mỗi năm để đến được nơi bạn muốn đi.
  • Có thể phải làm việc với khách hàng ở nhiều múi giờ khác nhau, gây ảnh hưởng đến nhịp sống quen thuộc của bạn.
  • Bị tách biệt khỏi gia đình và bạn bè vì dành nhiều thời gian cho việc đi khắp nơi có thể mang lại cho bạn cảm giác cô đơn.
  • Phải sắp xếp công việc một cách hợp lý để cân bằng giữa làm việc và trải nghiệm cuộc sống trong quá trình di chuyển.
  • Có thể sẽ gặp khó khăn về tài chính khi các dự án bạn làm việc không thanh toán đúng thời hạn.
Digital Nomad: Ưu và nhược điểm khi làm việc từ mọi nơi

Xem thêm: 5 kỹ năng công việc mà đội ngũ của bạn cần có trước năm 2025

Các điều cần làm để trở thành Digital Nomad

Luôn nghĩ về các cơ hội tạo ra giá trị

Nếu muốn trở thành một Digital Nomad thì bạn phải luôn coi những kỹ năng của mình có công cụ để kiếm tiền. Để làm được điều này thì bạn phải trả lời được câu hỏi sau: Kỹ năng của bạn sẽ tạo ra giá trị cho ai?

Hãy dành thời gian để liệt kê ra những kỹ năng mạnh mẽ nhất mà bạn có. Sau đó suy nghĩ xem kỹ năng này có thể giúp cho cá nhân hoặc tổ chức nào đó xử lý được vấn đề gì. Đó là bước đầu tiên để bạn có thể tìm được đúng công việc phù hợp.

Ví dụ: Bạn có thế mạnh về ngoại ngữ. Vậy bạn có thể sẽ giúp các tổ chức làm công việc dịch thuật hoặc trở thành người dạy ngoại ngữ cho một ai đó. Sau khi đã xác định được công việc phù hợp với kỹ năng của mình thì bạn có thể lên các trang tìm kiếm việc làm để tìm những cơ hội cho bản thân.

Digital Nomad: Kỹ năng của bạn có thể tạo ra giá trị cho ai

Giữ tinh thần lạc quan và tin tưởng vào bản thân

Lựa chọn trở thành một Digital Nomad thì bạn sẽ phải đối mặt với việc mọi người nghi ngờ về công việc của bạn. Đặc biệt là ở Việt Nam - nơi mà nhiều người vẫn cho rằng công việc ổn định 8 tiếng mỗi ngày là ổn định và tốt nhất thì có thể bạn sẽ phải đối mặt với sự phản đối từ gia đình, bạn bè nếu bạn bỏ việc văn phòng để vừa đi du lịch vừa làm việc.

Bạn hãy chuẩn bị tâm lý tốt để đối mặt với những điều tiêu cực có thể xảy ra trong thời gian đầu bạn trở thành Digital Nomad. Đó có thể là khó khăn về tài chính, là việc không ai hiểu về công việc bạn hoặc bạn không tìm được đơn vị nào trả mức thù lao tương xứng với chất lượng công việc mà bạn làm cho họ chỉ vì bạn làm việc online. Cách để vượt qua giai đoạn này là hãy luôn nhắc nhở bản thân về lý do mà bạn bắt đầu để có được tinh thần tốt nhất

Digital Nomad: Giữ tinh thần lạc quan khi làm việc

Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch và kỹ năng quản lý thời gian

Nếu bạn là người hay trì hoãn thì bạn sẽ cần cải thiện kỹ năng quản lý thời gian và kỷ luật tự giác của mình để trở thành Digital Nomad. Bạn cần kiểm soát thời gian làm việc và thời gian dành cho cá nhân một cách cẩn thận để không bỏ lỡ các thời hạn quan trọng của dự án. Các bạn nên có một file kế hoạch công việc để quản lý được tất cả dự án mà mình đang tham gia làm việc một cách rõ ràng, tránh để công việc chồng chéo lên nhau. Hãy nhớ rằng Digital Nomad mang lại cho bạn sự tự do khi làm việc nhưng không có nghĩ là có thể làm một cách vô tổ chức và thiếu trách nhiệm nhé.

Digital Nomad: Quản lý thời gian và lập kế hoạch làm việc

Sử dụng kỹ năng xã hội để mở rộng mạng lưới quan hệ

Không phải ai cũng có thể đồng hành với bạn đến bất cứ đâu khi bạn trở thành Digital Nomad. Do đó bạn cần phải tận dụng kỹ năng xã hội của mình để làm quen với môi trường xung quanh mới, con người mới, mọi thứ mới.

Có thể việc kết giao với những người mới sẽ giúp bạn có thêm được những công việc tốt để làm trong lúc đang sống tại một khu vực nào đó. Nếu bạn là một người ngại giao tiếp thì bạn hoàn toàn có thể xây dựng những mối quan hệ mới thông qua Internet trước khi bạn đến một địa điểm nào đó. Nhờ vậy, mạng lưới quan hệ của bạn sẽ được mở rộng và mang lại nhiều cơ hội phát triển hơn.

Digital Nomad: Tạo dựng các mối quan hệ mới

Xem thêm: Tại sao cần đào tạo kỹ năng mềm cho nhân sự của doanh nghiệp?

Kết luận

Hy vọng bài viết của chúng mình đã giúp các bạn hiểu được về khái niệm Digital Nomad, các ưu - nhược điểm và những điều cần làm để theo đuổi xu hướng làm việc này. 

Hãy theo dõi Gitiho thường xuyên để đón đọc những bài chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm hữu ích của chúng mình nhé. Chúc các bạn thành công với sự lựa chọn của bạn!

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông