Mỗi một doanh nghiệp trên thị trường đều có mong muốn sở hữu tâm trí khách hàng. Để làm được điều này doanh nghiệp đó cần biết định vị thương hiệu. Vậy định vị thương hiệu là gì? Có bao nhiêu phương pháp định vị thương hiệu phổ biến hiện nay. Nếu bạn cũng đang có thắc mắc như trên thì hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm: Các khái niệm về thương hiệu và quy trình xây dựng thương hiệu mạnh
XEM NHANH BÀI VIẾT
Theo Philip Kotler, một trong những cha đẻ của ngành Marketing: “Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng".
Định vị thương hiệu là việc tạo cho thương hiệu một hình ảnh khác biệt so với các thương hiệu khác cùng ngành (so với đối thủ). Định vị thương hiệu gắn liền với sự tách biệt, điểm độc đáo để khách hàng dễ nhận biết, từ đây thương hiệu dần dần chiếm trọn tâm trí khách hàng.
Định vị thương hiệu không phải là một điều gì đó quá cao xa, mà đơn giản chỉ là một cụm từ ngắn gọn thể hiện sản phẩm và giá trị mà một thương hiệu mang lại.
- Giúp doanh nghiệp nhìn rõ xu hướng trên thị trường từ đó lập chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả.
- Có lượng khách hàng trung thành ổn định, đối tượng này sẵn sàng ủng hộ, trải nghiệm sản phẩm mà không quan tâm đến giá cả.
- Tạo cho thương hiệu chỗ đứng vững chắc: một khi có chỗ đứng doanh nghiệp sẽ “sở hữu” lượng khách hàng trung thành, từ đây lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng theo.
Xem thêm: Kiến thức cần biết về vai trò của thương hiệu doanh nghiệp
Phương pháp định vị này dựa trên việc so sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp để phát trie
Avis là công ty cung cấp dịch vụ cho thuê xe rất nổi tiếng, họ đã định vị bản thân dựa trên cạnh tranh với hình ảnh “Chúng tôi chỉ là số 2, nhưng luôn luôn cố gắng”. Trong tâm trí khách hàng luôn có 1 thương hiệu dẫn đầu, vì vậy Avis đã đưa ra hình ảnh là số 2 nhưng luôn cố gắng, luôn nỗ lực, để từ sự nỗ lực đó khách hàng sẽ nhận biết và yêu thích thương hiệu của họ.
Phương pháp định vị này sẽ tập trung vào lợi ích khách hàng, những điều mà khách hàng sẽ đạt được
Ví dụ: Bảo hiểm Prudential đã định vị thương hiệu với slogan rất nổi tiếng “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”.
Đây được coi là phương pháp định vị thương hiệu an toàn, những tính năng mà sản phẩm mang lại cho khách hàng thấy rõ lợi ích mà họ nhận được, từ đây thương hiệu chiếm được lòng tin của khách hàng.
Tính năng của một sản phẩm cũng có thể làm định vị thương hiệu. Biti's đã định vị thương hiệu thành công với hình ảnh “nâng niu bàn chân Việt”.
Xem thêm: Brand Equity là gì? Những điều bạn cần biết về tài sản thương hiệu
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về định vị thương hiệu, khái niệm, vai trò cũng như các phương pháp định vị thương hiệu phổ biến. Tất cả các hoạt động đưa sản phẩm và thương hiệu vào tâm trí khách hàng đều được coi là định vị thương hiệu. Hi vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về định vị thương hiệu trong doanh nghiệp.
Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!