Đào tạo nhân sự là một phần không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào nếu muốn đạt được thành công và bứt phá. Tuy nhiên, chi phí dành cho việc đào tạo không hề rẻ và thậm chí còn tốn kém. Vì vậy, hầu hết các nhà lãnh đạo đều muốn biết liệu số tiền bỏ ra cho việc đào tạo nhân viên có xứng đáng hay không? Nếu muốn biết câu trả lời chính xác, hãy thực hiện đo lường ROI đào tạo, chi tiết có trong bài viết dưới đây!
ROI (Return on Investment) được biết đến là một phương pháp đo lường hiệu suất và giá trị của một công ty đạt được từ việc đầu tư vào các chương trình đào tạo nhân viên. Đây là một trong những khía cạnh quan trọng của việc quản lý nhân sự, giúp xác định xem việc đào tạo có mang lại lợi ích kinh tế cho tổ chức hay không.
Công thức tính như sau:
ROI (%) = [(Lợi ích thu được - Chi phí đầu tư) / Chi phí đầu tư] x 100
Trong đó:
Lợi ích thu được: bao gồm việc tăng doanh số bán hàng, tạo ra hợp đồng, cải thiện hiệu suất công việc, giảm tỷ lệ mắc lỗi… tức là những giá trị kinh tế mà chương trình đào tạo đem lại.
Chi phí đầu tư: đây là ngân sách mà tổ chức chi trả cho việc triển khai các chương trình đào tạo như mua khóa học, xây dựng hệ thống LMS, mời chuyên gia…
Ví dụ: Công ty A đã đầu tư 50 triệu đồng để xây dựng hệ thống LMS nhằm đào tạo nhân viên sản xuất cải thiện kỹ năng làm việc và tăng hiệu suất sản xuất. Sau khi chương trình kết thúc, công ty đã thực hiện việc đánh giá, đo lường hiệu quả đào tạo của nhân viên.
Kết quả là:
Như vậy, tổng lợi ích thu được sau 1 năm sẽ là: 5 triệu/tháng * 12 tháng = 60 triệu đồng.
Còn chi phí đầu tư ban đầu là 50 triệu đồng. Vậy tổ chức sẽ đo lường ROI đào tạo như sau:
ROI (%) = [(60 triệu đồng - 50 triệu đồng) / 50 triệu đồng] x 100% = 20%
Qua đó, bạn sẽ đánh giá được rằng công ty thu được lợi ích kinh tế cao hơn 20% so với số tiền mà họ đã đầu tư vào chương trình đào tạo và việc đào tạo đã thật sự mang lại giá trị cho công ty.
Trong trường hợp ROI âm thì có nghĩa là tổ chức cần xem lại cách thực hiện chương trình đào tạo và nội dung đào tạo, nếu cần thiết có thể khảo sát để tìm ra nguyên nhân và có những cách cải thiện ngay từ bây giờ.
Tóm lại, việc đo lường ROI đào tạo với mục đích chính là nhằm trả lời cho 2 câu hỏi sau:
Nhân viên có vận dụng được kiến thức và kỹ năng đã được học để tăng hiệu quả công việc không?
Chi phí đầu tư cho nhân viên có mang lại lợi nhuận không hay thua lỗ?
Xem thêm: Mô hình Kirkpatrick: Từ A – Z phương pháp đánh giá hiệu quả đào tạo qua 4 cấp độ
Để thực hiện đo lường ROI đào tạo, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước đầu tiên là bạn cần xác định các mục tiêu cụ thể và đo lường được trong chương trình đào tạo. Bạn đang mong đợi nhân sự của mình đạt được kết quả gì sau khóa đào tạo. Những mục tiêu xác định được sẽ làm cơ sở để đo lường ROI. Ví dụ như nâng cao kỹ năng, tăng hiệu suất công việc, tăng doanh số bán hàng, có nhiều ý tưởng cải tiến công việc…
Thu thập dữ liệu sẽ liên quan đến các chi phí của chương trình đào tạo, bao gồm chi phí trực tiếp như tiền lương giảng viên, tiền mua khóa học… và chi phí gián tiếp như thời gian mà nhân viên bỏ ra để đi đào tạo…
Sau khoảng 1 tháng, 1 quý, 1 năm… bạn có thể tiến hành đo lường kết quả đào tạo bằng cách so sánh hiệu suất trước và sau chương trình đào tạo. Điều này có thể thực hiện bằng cách sử dụng các chỉ số cụ thể như tỷ lệ hoàn thành dự án, giảm tỷ lệ lỗi, doanh số bán hàng, hiệu suất làm việc tăng…
Sử dụng công thức ROI để tính toán: ROI (%) = [(Lợi ích thu được - Chi phí đầu tư) / Chi phí đầu tư] x 100.
Ví dụ 1: Công ty Công nghệ Giáo dục Gitiho Việt Nam đầu tư 90 triệu vào đào tạo nhân viên sale B2C, kết quả là quý đó họ đã tăng doanh số bán hàng thêm 400 triệu.
Vậy ROI sẽ là: [(400.000.000 - 90.000.000)/90.000.000] * 100 = 344%.
Ví dụ 2: Công ty B đã chi 300 triệu cho việc đào tạo và những nhân viên được đào tạo đã mang về cho công ty thêm 50 triệu đồng.
Vậy ROI sẽ là: [(50.000.000 - 300.000.000)/300.000.000] * 100 = -83.33%.
Sau khi tính toán ROI, bạn nên so sánh ROI với mục tiêu ban đầu và xem xét liệu kết quả có đủ thuyết phục để chứng minh những lợi ích mà chương trình đào tạo đem lại không. Nếu kết quả ROI dương, có nghĩa là chương trình đào tạo mang lại giá trị, còn nếu âm thì hãy xem xét lại nội dung đào tạo và cách đào tạo xem đã thật sự hiệu quả hay chưa.
Dựa trên kết quả đo lường được, tổ chức sẽ đưa ra những thay đổi để cải tiến chương trình đào tạo, đặc biệt là trong trường hợp ROI âm:
Xem lại mục tiêu và kế hoạch đào tạo
Phân tích các kết quả một cách chi tiết
Thu thập phản hồi từ nhân viên
Điều chỉnh nội dung và phương pháp đào tạo
Điều chỉnh mục tiêu và đo lường hiệu suất
Theo dõi liên tục
Bên cạnh đó, tổ chức cũng nên chú ý vào việc lựa chọn phương pháp đào tạo cho đội ngũ nhân sự. Trong thời đại công nghệ 4.0, thay vì đào tạo theo cách truyền thống thì rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp chuyển đổi số hoạt động đào tạo nâng cao hiệu suất của doanh nghiệp. Vietinbank, Vietcombank, Momo, FPT Software… và hơn 100+ doanh nghiệp khác đã tin tưởng lựa chọn Gitiho for Leading Business, giải pháp của công ty Công nghệ Giáo dục Gitiho để thực hiện đào tạo cho đội ngũ nhân sự của mình.
Gitiho hiện có sẵn hơn 500+ khóa học online chất lượng đa dạng mọi lĩnh vực như tin học văn phòng, marketing, hành chính nhân sự, kế toán, dữ liệu, kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, xuất nhập khẩu… giúp cho nhân viên dễ dàng tiếp thu tri thức và sẵn sàng áp dụng kiến thức vào công việc thực tế.
Ngoài ra, tổ chức còn dễ dàng đo lường hoạt động đào tạo thông qua các báo cáo tự động như báo cáo tiến trình học tập của cá nhân, phòng ban, đội nhóm, kỹ năng; báo cáo kết quả mỗi kỳ thi… Những dữ liệu đó sẽ góp phần vào việc tính ROI đào tạo một cách khách quan nhất.
XEM CHI TIẾT VỀ GIẢI PHÁP GITIHO FOR LEADING BUSINESS
Trong quá trình thực hiện đo lường, có nhiều khả năng bạn sẽ gặp phải một số trở ngại như:
Thiếu dữ liệu
Nói về dữ liệu, việc tính toán ROI đào tạo đòi hỏi các dữ liệu liên quan khác nhau từ nhiều nguồn khác nhau không phải lúc nào cũng dễ dàng thu thập được. Vì vậy trong nhiều trường hợp bạn cần chuyển đổi dữ liệu thành giá trị tiền tệ.
Không đặt mục tiêu rõ ràng
Việc thiếu mục tiêu rõ ràng về những gì mà bạn muốn đạt được khi đào tạo sẽ làm cho việc chứng minh tác động của nó trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Hơn nữa, điều này gây hiểu lầm về dữ liệu cần thu nhập để chứng minh ROI.
Yếu tố thời gian
Việc tính toán ROI đào tạo thường cần nhiều thời gian để thấy được sự thay đổi, vậy nên có thể sẽ gây khó khăn khi bạn cần đưa ra báo cáo ngay lập tức sau khi chương trình đào tạo kết thúc.
Có thể thấy trong các lĩnh vực thì có lẽ đào tạo bán hàng là dễ tính toán nhất. Bởi các dữ liệu được thu thập một cách dễ dàng và chính xác. Đó chính là doanh số trước khi đào tạo và sau khi đào tạo, chỉ số hài lòng của khách hàng, giá trị trung bình đơn hàng, tỷ lệ chuyển đổi… số liệu này sẽ giúp bạn biết được chương trình đào tạo có thật sự hiệu quả và giá trị với nhân viên hay không.
Xem thêm: 5 chương trình đào tạo doanh nghiệp tổ chức nào cũng cần
Đo lường ROI đào tạo không chỉ giúp đảm bảo rằng nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả mà còn giúp cải thiện khả năng cạnh tranh của tổ chức trong thị trường. Với sự hiểu biết và áp dụng đúng cách, tính toán ROI đào tạo có thể là một công cụ mạnh mẽ để đảm bảo sự phát triển và thành công của doanh nghiệp.