Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trong kỳ thanh tra thuế?

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Doanh nghiệp thường rơi vào thế bị động và lo lắng khi có một cuộc thanh tra thuế. Điều này là bởi doanh nghiệp không biết bao giờ cần kiểm tra thuế hay cần chuẩn bị gì trước - trong - sau kì kiểm tra thuế để kết quả tốt nhất. Nếu doanh nghiệp bạn đang chuẩn bị bước vào cuộc thanh tra thuế thì hãy đọc bài viết này để biết những việc cần chuẩn bị đầy đủ cho thanh tra thuế nhé!

Những trường hợp cần tập trung thanh tra thuế

Những trường hợp doanh nghiệp sau sẽ cần tập trung thanh tra thuế:

  • Những doanh nghiệp chuyển giá
  • Những doanh nghiệp có phát sinh lỗ trong năm kinh doanh
  • Những doanh nghiệp hiện đang được hưởng mức thuế ưu đãi
  • Những doanh nghiệp có các khoản hiện đang chi trả cho tập đoàn.
  • Những doanh nghiệp kinh doanh với lĩnh vực thương mại điện tử
  • Những doanh nghiệp được hoàn thuế giá trị gia tăng
minh họa thanh tra thuế

Công việc doanh nghiệp cần chuẩn bị khi thanh tra thuế

Mỗi kì thanh tra thuế, doanh nghiệp cần chuẩn bị các công tác trước, trong và sau đợt thanh tra để không mắc phải các sai sót về mặt kỹ thuật và phi kỹ thuật. 

Trước kì thanh tra thuế

Các công việc cần làm trước khi thanh tra thuế

Trước kì thanh tra thuế, kế toán viên của doanh nghiệp cần: 

  • Tập trung rà soát lại toàn bộ hồ sơ thuế, tránh sai sót không đáng khi thanh tra thuế
  • Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy phép và các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
  • Kê khai điều chỉnh nếu có sai sót trước khi kì thanh tra thuế diễn ra
  • Chủ động cập nhật thông tin, lý do, chủ đề cơ quan thuế sẽ kiểm tra, tránh lúng túng trong quá trình trả lời thanh tra và chuẩn bị hồ sơ thanh tra thuế
  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết cho kì thanh tra thuế
  • Thông báo tới các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp để bổ sung và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng từ 
  • Có thể cân nhắc mời chuyên gia tư vấn Thuế tham gia để có sự chuẩn bị tốt nhất

Chậm nộp kê khai thuế phải chịu mức phạt như thế nào?

Hồ sơ cần chuẩn bị trước kì thanh tra thuế

Một số giấy tờ, chứng từ cần chuẩn bị cho bộ hồ sơ thanh tra thuế: 

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư.
  • Các văn bản miễn giảm Thuế nếu doanh nghiệp các bạn có.
  • Quy chế về tài chính, quy chế lao động.
  • Các chứng từ ngân hàng: Hóa đơn mua bán, hợp đồng mua bán, các chứng từ về đề nghị thanh toán…
  • Chứng từ về tiền mặt: Bảng lương, giấy đề nghị tạm ứng, các hợp đồng dịch vụ…
  • Các giấy tờ liên quan đến bảng lương.
  • Chứng từ, giấy tờ liên quan đến bảng khấu hao tài cố định, bảng phân bổ công cụ dụng cụ.
  • Chứng từ về công nợ đối với các bên hàng năm.
  • Chứng từ về việc hàng tồn kho: Phiếu xuất – nhập kho, các báo cáo về bán hàng, bảng tính giá thành sản phẩm, biên bản cho việc kiểm kê kho…
  • Sổ chi tiết tạm ứng, giấy đề nghị tạm ứng…
  • Các loại sổ kế toán: Sổ nhật ký chung, sổ chi tiết mua bán hàng, sổ chi tiết cho các tài khoản, sổ quỹ tiền mặt.
  • Báo cáo đã nộp cho cơ quan Thuế:
    • Tờ khai về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, các báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, quý.
    • Tờ khai quyết toán Thuế.
    • Báo cáo tài chính 
    • Báo cáo phát hành về hóa đơn.
  • Một số loại hồ sơ khác: Hợp đồng lao động, phụ lục lao động; quyết định khen thưởng; hồ sơ đăng ký mã số thuế.
minh họa thanh tra thuế 2

Trong kì thanh tra thuế

Trong kì thanh tra thuế, doanh nghiệp nên lựa chọn nhân viên có kinh nghiệm để làm việc cùng đoàn thanh tra để kì thanh tra được diễn ra nhanh chóng, chính xác, tránh mất thời gian và xảy ra những sai sót đáng tiếc. Một số lưu ý đối với nhân viên làm việc cùng thanh tra thuế:

  • Giữ tâm lý bình tĩnh, tự tin, trả lời rõ ràng và đúng trọng tâm câu hỏi
  • Không nên đối đầu hay giải quyết các vấn đề phát sinh bằng cáchc đối thoại
  • Cần cân nhắc và thương lượng trong giải quyết vấn đề, chấp nhận các giải pháp cho lợi cho cả 2 bên
  • Luôn tham vấn ý kiến của ban lãnh đạo công ty hoặc đơn vị tư vấn trong quá trình thanh tra thuế
  • Thảo luận trước với các cán bộ thuế trong những khiếu nại về kết quả thanh kiểm tra thuế

Sau kì thanh tra thuế

Sau kì thanh tra thuế, kế toán viên cần rà soát lại một lần các hồ sơ và các biên bản của thanh tra thuế. Các công việc cần làm với biên bản của thanh tra thuế như sau;

  • Đưa ra các quyết định liên quan đến biên bản thanh tra thuế: Có cần điều chỉnh biên bản hay không? Có chấp nhận hay từ chối các quyết định trong biên bản đó?
  • Tham vấn ý kiến kỹ càng trước khi bổ sung nhận xét, ý kiến vào biên bản
  • Ký nộp biên bản đúng thời hạn hoặc xin gia hạn thêm thời gian nếu cần.
  • Nếu như trong quá trình thanh tra thuế vẫn còn các vấn đề tranh chấp, cần cân nhắc thật kỹ, tham vấn ý kiến từ cả hai phía (lãnh đạo công ty và chuyên gia Tư vấn Thuế), cũng như Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính đưa ra ý kiến bảo lưu ngay trong biên bản
  • Nếu có quyết định xử phạt, doanh nghiệp nên nộp tiền Thuế truy thu, những khoản phạt trong khi tiến hành các thủ tục khiếu nại, tránh nộp chậm bị phạt lãi.
  •  Cần phải nộp đơn khiếu nại đúng với quy định của Cơ quan Thuế ban hành trong vòng 90 ngày đối với lần khiếu nại đầu tiên và 30 ngày đối với lần khiếu nại thứ 2. Nếu quá hạn thì khiếu nại sẽ không được giải quyết.

Đâu là sự khác nhau giữa thanh tra thuế và kiểm tra thuế?

Tổng kết

Trên đây là một số điều cơ bản và quan trọng mà doanh nghiệp nói chung và các kế toán viên nói riêng cần biết và hiểu rõ để tránh các sai sót nghiêm trọng trong quá trình thanh tra thuế. Chúc bạn và doanh nghiệp của mình có thể tự tin bước vào kì thanh tra thuế thành công!

Làm kế toán viên nhưng bạn có đang cảm thấy:

  • Khối lượng công việc lớn, đặc biệt là các thời điểm cuối tháng, quý, năm, bạn cần phải xử lý và làm rất nhiều báo cáo, sổ sách, thường xuyên phải OT nhưng vẫn không kịp?
  • Áp lực công việc lớn do mình chưa thực sự giỏi nghiệp vụ và nắm vững được các quy chuẩn, luật lệ.
  • Không chỉ người mới và người có nhiều kinh nghiệm cũng có thể mắc phải sai phạm liên quan đến pháp lý và tài chính gây hậu quả đáng tiếc.

Thực tế, làm kế toán không khó và đáng sợ đến vậy nếu như bạn thực sự hiểu rõ kiến thức và thành thạo nghiệp vụ. Nếu như bạn quyết định lựa chọn kế toán là con đường sự nghiệp, thì hãy để Gitiho đồng hành và vượt qua khó khăn khi làm nghề với khóa học: KTG01 - Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp, bao gồm:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông