Chậm nộp kê khai thuế phải chịu mức phạt như thế nào?

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Là dân kế toán chắc hẳn bạn đã biết thuế là khoản thu bắt buộc phải nộp cho cơ quan nhà nước. Vậy bạn có biết trong trường hợp chậm nộp kê khai thuế cho cơ quan nhà nước, cơ quan có thẩm quyền sẽ phải chịu những hình phạt nào chưa? Nếu chưa hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu những mức phạt chậm kê khai thuế trong bài viết dưới đây nhé.

Khóa học Kế toán Thuế Thực hành - Toàn tập từ cơ bản đến nâng cao

Tại sao có mức phạt chậm nộp kê khai thuế?

Các mức phạt được đưa ra nhằm mục đích:

  • Đảm bảo cơ quan quản lý có thể theo dõi tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.

Các mức phạt chậm nộp tờ khai, chậm nộp thuế

Mức xử phạt về việc chậm nộp tờ khai thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN

Điều 13, nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:

muc-phat-cham-ke-khai-thue
muc-phat-cham-ke-khai-thue
muc-phat-cham-ke-khai-thue

Cách tính số tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính

Trường hợp chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp.

Tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính được tính như sau:

Số tiền phạt chậm nộp x số ngày chậm nộp x 0.05%

Trong đó: Số ngày chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày nộp phạt.

Ví dụ: Các bạn chậm nộp tờ khai 15 ngày, mức phạt là 2 triệu đồng. Cơ quan thuế thông báo nộp trước 19/8/2020. Tuy nhiên đến ngày 19/8/2020 bạn vẫn chưa nộp tiền phạt chậm nộp tờ khai, lúc này sẽ phát sinh tiền chậm nộp tiền phạt, và số tiền chậm nộp tiền phạt vì chậm nộp tờ khai sẽ được tính theo công thức được in đậm phía trên.

Lưu ý: Khi đã bị phạt, cần nộp tiền chậm phạt luôn để tránh bị phạt 1 lần nữa đó là bị phạt tiền chậm nộp tiền phạt.

muc-phat-cham-ke-khai-thue

Xem thêm: Đâu là sự khác nhau giữa thanh tra thuế và kiểm tra thuế?

Các trường hợp nộp tiền chậm nộp thuế và cách tính

Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp thuế 

Theo khoản 1, Điều 59, Luật quản lý thuế

1. Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp bao gồm:

a. Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế;

Ví dụ: Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế GTGT quý 3/2021 có phát sinh nghĩa vụ phải nộp thuế là 50 triệu đồng. Đến ngày 01/11/2021, doanh nghiệp vẫn chưa nộp thuế thì sẽ phát sinh tiền chậm nộp thuế đối với số tiền 50 triệu đồng.

b. Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;

Ví dụ: Ngày 09/05/2021. Cơ quan thuế ra quyết định nộp bổ sung 30 triệu tiền thuế TNDN nộp thiếu của năm 2019 khi xuống kiểm tra doanh nghiệp 

→ Phải nộp tiền chậm nộp với số tiền 30 triệu đồng kể từ thời điểm 01/04/2020.

muc-phat-cham-ke-khai-thue

Xem thêm: Hướng dẫn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chi tiết nhất

c. Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế đã được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả từ ngân sách nhà nước;

d. Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 5 Điều 124 của luật này;

đ. Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 142 của luật này;

g. Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo quy định.

Cách tính số tiền chậm nộp tiền phạt chậm nộp tiền thuế

Tiền phạt chậm nộp tiền thuế = Số tiền thuế phải nộp x Số ngày nộp chậm x 0.03%

Trong đó: Số ngày chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày nộp thuế.

Ví dụ: Công ty ABC có số thuế GTGT phải nộp Qúy 2/2021 là 20 triệu đồng. Công ty đã nộp chậm tiền thuế 50 ngày. Vậy tiền phạt nộp chậm mà công ty phải nộp là:

20 x 50 x 0.03% = 300.000 (đồng)

Xem thêm: Hướng cách dẫn kê khai thuế TNCN và tạm nộp theo quý

Kết luận

Trên đây là các mức xử phạt về việc chậm nộp tờ khai, chậm nộp thuế cũng như cách tính tiền phạt cho từng trường hợp. Hi vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các mức phạt và tránh bị phạt.

Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!

Làm kế toán viên nhưng bạn có đang cảm thấy:

  • Khối lượng công việc lớn, đặc biệt là các thời điểm cuối tháng, quý, năm, bạn cần phải xử lý và làm rất nhiều báo cáo, sổ sách, thường xuyên phải OT nhưng vẫn không kịp?
  • Áp lực công việc lớn do mình chưa thực sự giỏi nghiệp vụ và nắm vững được các quy chuẩn, luật lệ.
  • Không chỉ người mới và người có nhiều kinh nghiệm cũng có thể mắc phải sai phạm liên quan đến pháp lý và tài chính gây hậu quả đáng tiếc.

Thực tế, làm kế toán không khó và đáng sợ đến vậy nếu như bạn thực sự hiểu rõ kiến thức và thành thạo nghiệp vụ. Nếu như bạn quyết định lựa chọn kế toán là con đường sự nghiệp, thì hãy để Gitiho đồng hành và vượt qua khó khăn khi làm nghề với khóa học: KTG01 - Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp, bao gồm:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông