Động lực học tập là điều mà bất cứ ai cũng luôn muốn duy trì. Đặc biệt với người đã đi làm, duy trì được nhiệt huyết học tập, nâng cao kỹ năng rất quan trọng.
Những nhà quản lý đánh giá cực cao những nhân sự có tinh thần không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức. Họ cũng dựa vào đó để cân nhắc các vị trí làm việc, nâng lương, thưởng phù hợp. Vậy làm sao để “giữ lửa” học tập ngay cả khi đã ra trường đi làm? Hãy cùng Gitiho khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Học tập, nâng cao kỹ năng là điều cần thiết ở bất cứ thời kỳ nào. Dù đang còn ngồi trên ghế nhà trường hay trở thành nhân viên kỳ cựu của một tập đoàn lớn. Như Bill Gates từng nói: “Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa khóa tri thức, còn học trong cuộc sống là công việc cả đời”.
Những người như Warren Buffett, Yo-Yo Ma và Marie Curie không tình cờ trở thành bậc thầy nổi danh trong lĩnh vực của họ làm việc. Thành công của họ đánh đổi bằng vô số giờ làm việc tập trung và thái độ không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng.
Tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức mang đến cho chúng ta nhiều lợi ích, cụ thể:
Có thể thấy, duy trì động lực học tập đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp. Vì thế bạn cần tăng cường nâng cao tinh thần tự học, không ngừng học hỏi mỗi ngày.
Nhà hóa học người Anh Dorothy Billington từng nói rằng: “Những gì chúng ta biết hôm nay, ngày mai sẽ lỗi thời. Nếu ngừng học tập chúng ta sẽ ngừng phát triển”. Nhưng làm thế nào để giữ lửa học tập ngay cả khi đi làm? Những cách thức dưới đây sẽ cần thiết cho bạn lúc này.
Trong cuốn "The Story of Success" tác giả Malcolm Gladwell đã giới thiệu về "quy tắc 10.000 giờ". Theo đó để trở thành chuyên gia trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đòi hỏi phải 10.000 lần thực hành cường độ cao. Kết hợp với đó là thái độ học tập nghiêm túc, tập trung cao độ. Như vậy mới thẩm thấu được ý nghĩa chuyên môn.
Suy cho cùng học tập cũng để nhằm mục đích để chúng ta phát triển tốt hơn. Hoạt động ấy giúp bạn kiếm tiền từ trí tuệ, kỹ năng của chính bản thân mình. Chỉ khi có tiền, bạn mới đàng hoàng tồn tại trong cuộc sống đầy rẫy thị phi, phức tạp ấy.
Đương nhiên, không tích cực trau dồi kiến thức bạn vẫn có thể kiếm tiền. Nhưng con đường ấy không có tiến triển lại vô vàn khó khăn thử thách. Vì thế, nếu một ngày nào đó cảm giác chán nản, buông xuôi việc học, bạn hãy nghĩ đến tương lai của mình. Những cơ hội thăng tiến sẽ vụt qua trước mắt nếu bạn mãi dậm chân tại chỗ, không có sự bứt phá về kỹ năng, năng lực.
Như doanh nhân William Arthur Ward từng nói: “Hãy học khi người khác ngủ, lao động lúc người khác lười nhác, chuẩn bị khi người khác chơi bời và có được giấc mơ của mình khi mọi người ao ước”.
Nếu đang bị mông lung, chán chường vì tụt hậu phía sau, bạn hãy tìm đến người truyền cảm hứng. Tham khảo các video của Blogger hay doanh nhân thần tượng có thể giúp bạn lấy lại động lực học đã mất.
Những nhân vật này thường chia sẻ các nội dung mang lại nguồn năng lượng tích cực. Nhờ đó bạn tìm thấy niềm vui, tinh thần phấn chấn trở lại và hào hứng hơn khi đầu học một kỹ năng nào đó.
CEO Công ty TNHH Phân bón Ba Lá Xanh - Lê Đăng Khoa từng chia sẻ: “Để đến được đích, 90% nhờ vào sự cần cù học tập, nâng cao kiến thức, chỉ 10% xuất phát từ năng lực thiên bẩm”. Vì thế, tìm đến một tấm gương, điểm tựa sẽ giúp bạn duy trì được khí thế học tập.
Dành một chút thời gian nghĩ đến cha mẹ, anh chị, con cái hay một người thân nào đó – những người đã vất vả mưu sinh để bạn trưởng thành. Ước mơ của bạn đôi khi chính là ước mơ họ gửi gắm. Họ tự hào về thành công của bạn. Bạn áp lực về công việc, lo lắng cho doanh số tháng này, họ cũng lo lắng cho tương lai.
Vì thế hãy luôn nghĩ về những người thân yêu của mình mỗi khi nản lòng. Bởi “tốc độ thành công của chúng ta phải nhanh hơn tốc độ già đi của cha mẹ”.
Đơn giản hơn, bạn nên vì chính quản lý trực tiếp, lãnh đạo của mình trong công việc. Họ đã tin tưởng giao cho bạn cơ hội tỏa sáng. Vậy nên chí ít bạn cũng cần cố gắng trau dồi kiến thức, kỹ năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ mình được giao phó.
Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng đây lại là cách kích thích động lực học tập một cách hiệu quả. Hãy nghĩ về đối thủ bạn luôn muốn vượt qua tại công ty, một người đồng nghiệp bạn luôn bị so sánh cùng.
Họ có thể sở hữu những kỹ năng bạn không có, được cấp trên đánh giá cao hơn khiến bạn thấy ganh tỵ. Vậy thì muốn được công nhận năng lực, bạn nên tích cực trau dồi, nâng cao kiến thức, năng lực. Đừng để bản thân yếu thế chỉ vì mất đi hai chữ “động lực”.
Đôi khi động lực học tập giảm sút còn do thành tích đạt được không như mong muốn. Lúc này bạn nên ngồi xuống, nhìn nhận lại cách học của riêng mình. Biết đâu bạn đang sai ở một bước nào đó. Nếu thấy quá nhiều thứ phải hoàn thành, bạn hãy chia nhỏ nhiệm vụ và thực hiện dần.
Trường hợp ở công ty bị giao cho quá nhiều việc, bạn có thể thẳng thắn chia sẻ với cấp trên. Khi nhận thấy mong muốn học hỏi, nâng cao năng lực chẳng một nhà quản lý nào lại không tạo điều kiện cho nhân sự.
Có thể thấy, động lực học tập là điều cần phải duy trì liên tục. Giống như Rudasky từng nói: “Không có kho báu nào quý bằng học thức. Hãy tích lũy chúng bất cứ khi nào có thể”. Vì thế dù đã đi làm, bạn cũng đừng làm mất đi tinh thần ham học, trau dồi kỹ năng, kiến thức.
Trên đây, Gitiho đã chia sẻ về một số cách để duy trì động lực học tập cho người đi làm. Nếu muốn tìm hiểu thêm về nhiều khóa học cá nhân nâng cao năng lực, bạn đừng bỏ qua những cập nhật của chúng tôi.