Giấy đề nghị tạm ứng là mẫu giấy chứng từ kế toán được sử dụng làm căn cứ để xét duyệt tạm ứng, hỗ trợ nhân viên để đi công tác, giải quyết việc của cơ quan hoặc cá nhân. Tuy nhiên, người lao động cần chú ý một số quy định trước khi tiến hành lập giấy đề nghị tạm ứng. Đó là những quy định nào? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Kế toán tổng hợp thực hành online từ A tới Z - Ai cũng có thể làm kế toán
Theo khoản 1, Điều 21, Thông tư 133/2016/TT-BTC đã chỉ rõ, khoản tạm ứng là khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó đã được phê duyệt.
Người được nhận tạm ứng phải là người lao động tại doanh nghiệp. Ngoài ra, với người được nhận tạm ứng thường xuyên phải được Giám đốc chỉ định rõ bằng văn bản.
Có thể hiểu, giấy đề nghị tạm ứng là cơ sở để xét duyện tạm ứng, xuất quỹ cho người lao động giải quyết công việc của doanh nghiệp (tạm ứng thanh toán) hoặc cho nhu cầu cá nhân (tạm ứng lương).
Xem thêm: Nguyên tắc chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy
Khi lập giấy đề nghị tạm ứng, người nhận tạm ứng cần có trách nhiệm với số tiền mà doanh nghiệp, tổ chức đã cho, cụ thể như sau:
Bên cạnh đó, khi sử dụng xong khoản tiền tạm ứng, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (kèm chứng từ gốc) để:
Nếu sau khi kết thúc công việc mà không nộp lại số tiền tạm ứng còn lại vào quỹ thì sẽ tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Với trường hợp tiêu quá số tiền đã ứng, doanh nghiệp sẽ chi bổ số còn thiếu cho người nhận tạm ứng.
Người nhận tạm ứng phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được phép nhận tạm ứng kỳ sau. Đối với bộ phận kế toán thì cần theo dõi chi tiết từng người nhận kế toán và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo mỗi lần tạm ứng.
Nếu mục đích là đi công tác, người nhận tạm ứng cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các thủ tục như sau:
Ngoài ra, cần phải có đầy đủ thông tin về kế hoạch công tác: nơi đi, nơi cần đến, bao nhiêu ngày.
Với đề nghị tạm ứng tiền đi công tác thì cần ghi đầy đủ số tiền cần tạm ứng, nội dung nhu cầu cần tạm ứng, ngày hoàn ứng cho công ty…và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Sau khi duyệt xong đề nghị tam ứng, phòng Tài chính - Kế toán sẽ lập phiếu chi tiền cho người nhận đề nghị nhận tạm ứng. Trong phiếu cần ghi đầy đủ chữ ký và họ tên của thủ quỹ chi tiền, người nhận tiền tạm ứng.
Nếu mục đích là đi công tác, người nhận tạm ứng cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các thủ tục như sau:
Thủ tục thanh toán sau khi kết thúc kì công tác
Xem thêm: Hình thức kế toán Nhật ký chung là gì? Khái niệm và những lưu ý
Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính được áp dụng như sau:
Theo thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ tài chính, áp dụng mẫu giấy thanh toán tiền tạm ứng cho các doanh nghiệp như sau:
Trên đây là những thông tin về giấy đề nghị tạm ứng, bạn có thể tải mẫu ở phía cuối bài viết và thay đổi theo nhu cầu của doanh nghiệp, tổ chức mình đang làm. Mong rằng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn để bạn dễ dàng áp dụng vào công việc, học tập của mình!
Chúc bạn thành công!
Tài liệu kèm theo bài viết
Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:
Hãy bấm Đăng ký và Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!