Google Analytics là công cụ đo lường và đánh giá hiệu quả marketing online mà mọi marketers cần biết. Hãy cùng tìm hiểu về công cụ này ngay dưới đây nhé!
Trọn bộ kiến thức Digital Marketing tích hợp đa kênh cho người mới bắt đầu
Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang triển khai các chiến lược marketing online đa kênh. Có một điểm chung của mọi loại kênh là đều sẽ đóng vai trò dẫn traffic về website hoặc thu leads về trên landingpage. Trong quá trình làm việc, chúng ta cần đo lường để tối ưu chiến dịch đang diễn ra và rút kinh nghiệm cho các chiến dịch sau. Mà đích đến cuối cùng của mọi kênh sẽ là dẫn về website hoặc landingpage. Vậy để biết được kênh nào đang mang lại hiệu quả marketing tốt thì chúng ta phải đo lường hiệu quả của website và landingpage. Để làm được việc này thì chúng ta sẽ sử dụng Google Analytics - công cụ đo lường rất quyền năng mà các marketers đều cần học cách sử dụng để tăng tính chủ động trong công việc.
Google Analytics là công cụ miễn phí của Google, dùng để theo dõi, đo lường, phân tích và báo cáo số liệu về các hoạt động của người dùng trên website. Google phát triển công cụ này với mục đích hỗ trợ các quản trị viên của webiste kiểm tra tổng thể tình trạng của website để có các giải pháp phù hợp. Google cam kết các số liệu website mà họ cung cấp là chính xác hoàn toàn.
Quy trình hoạt động của Google Analytics bao gồm 4 bước là:
Xem thêm: Landing page là gì? Hướng dẫn thiết kế landing page cho người không chuyên
Đây là hai biến số cấu thành nên mọi bảng báo cáo số liệu trong Google Analytics. Trong đó, Metrics là những định lượng đo đếm được thể hiện dưới dạng con số như số lượng, tỉ lệ hoặc phần trăm. Dimensions là nội dung mô tả số liệu, thể hiện số liệu đang đo lường những gì.
Ví dụ: Trong bảng dữ liệu dưới đây thì Dimensions là thành phố, Metrics là visitors.
Để dễ phân biệt thì khi nhìn vào một báo cáo số liệu các bạn có thể thấy Dimensions được thể hiện bằng chữ còn Metrics sẽ được thể hiện bằng số.
Event ở đây không phải là một sự kiện mà các bạn tổ chức như webinar hay một buổi lễ ra mắt sản phẩm. Trong Google Analytics thì Event được hiểu là bất kỳ tương tác, hành động nào của người dùng trên website như điền biểu mẫu, kéo trang, xem trang, thêm vào giỏ hàng, thanh toán, bấm vào đường link,… Tất cả những tương tác này đều được gửi về máy chủ của Google.
Xem thêm: Hướng dẫn cách phân phối nội dung hiệu quả trên website
Visit là hành động truy cập, ghé thăm website. Session (Phiên) là một quá trình của một người dùng từ lúc ghé thăm website cho đến khi rời khỏi website. Trong một Session có thể sẽ xảy ra một hoặc nhiều Event. Nếu một người dùng ghé thăm một website mà không tương tác gì trong 30 phút thì Google sẽ tính là người đó đã rời website và kết thúc phiên của mình. Nhưng nếu người đó tắt hẳn website rồi quay lại trong 30 phút thì lượt Visit đó vẫn tính thuộc phiên trước.
Là những người ghé thăm website của bạn hoặc thực hiện một hành động trên website. Google Analytics có 3 cách để nhận diện được User là|:
Một nhóm người dùng (User) có chung một đặc tính hay Dimension nào đó sẽ được gọi Segment. Chúng ta có thể dựa vào vị trí địa lý, thiết bị, nguồn traffic hoặc bất cứ tiêu chí nào khác để phân chia Segment.
Xem thêm: Tìm hiểu hành trình vào Inbox của một email và các khái niệm liên quan
Khi người dùng thực hiện một Event mà bạn mong muốn trên website thì chúng ta sẽ gọi đó là một Conversion. Conversion hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu mà bạn đặt ra cho chiến dịch của mình như thanh toán đơn hàng, tải tài liệu, để lại email, điền đơn đăng ký hoặc đơn giản là dành bao nhiêu phút trên website. Google Analytics sẽ sử dụng Conversion mà bạn đặt ra để theo dõi xem User nào đã được chuyển đổi thành công.
Ví dụ: Google Analytics có thể theo dõi được User đến với website thì nguồn nào, thông qua kênh nào, bấm vào bài đăng nào và các thông tin khác để chúng ta hiểu hơn về khách hàng của mình.
Việc theo dõi User đến từ đâu của Google Analytics chính là Source và Medium. Các bạn cố thể hiểu chính xác về 2 thuật ngữ này là nguồn và phương tiện mà qua đó User cjd diều hướng đến với website.
Xem thêm: Tổng quan về Google Ads - Những điều cơ bản nhất bạn cần biết trước khi chạy quảng cáo Google
Như vậy, qua nội dung bài viết trên các bạn đã nắm được về Google Analytics và các thuật ngữ thường dùng khi sử dụng công cụ đo lường này. Để được học kiến thức về Digital Marketing bài bản và chuyên nghiệp, các bạn hãy đăng ký học Digital Marketing tích hợp đa kênh cho người mới bắt đầu tại Gitiho nhé. Với kiến thức thực tiễn và sự hỗ trợ nhiệt tình từ giảng viên thì bạn có thể học đến đâu áp dụng ngay đến đó. Đừng theo dõi chúng mình để cập nhật kiến thức mới thường xuyên nữa nhé. Chúc các bạn thành công.