Hướng dẫn cách viết hàm IF với mệnh đề hỗn hợp trong Excel

Linh Mai19/12/2022

Bài viết này sẽ hướng dẫn cách viết hàm IF với mệnh đề hỗn hợp, kết hợp thêm với các hàm AND, OR, NOT trong Excel. Hãy cùng tìm hiểu để biết được các ứng dụng nâng cao hơn của hàm IF các bạn nhé.

Tuyệt đỉnh Excel: Trở thành bậc thầy Excel sau 16 giờ

Hướng dẫn cách viết hàm IF với mệnh đề hỗn hợp trong Excel

Tìm hiểu về hàm IF với mệnh đề hỗn hợp

Công dụng của hàm IF với mệnh đề hỗn hợp

Trong công việc thực tế, có thể các bạn sẽ gặp những mệnh đề logic khá phức tạp. Nếu như chỉ dùng một hàm logic cụ thể như hàm AND hay hàm OR thì không diễn tả được hết mà phải lồng ghép nhiều hàm với nhau.

Hướng dẫn cách viết hàm IF với mệnh đề hỗn hợp trong Excel

Trong hình ảnh trên các bạn có thể thấy một mệnh đề logic được lồng ghép nhiều hàm logic khác nhau. Khi mệnh đề đúng có nghĩa là tất cả các hàm được lồng vào công thức đề trả về kết quả là TRUE sau khi tính toán, chúng ta sẽ nhận theo giá trị tại value_if_true của hàm IF. Trường hợp nếu như có hàm trả về kết quả là FALSE thì chúng ta sẽ nhận theo value_if_false của hàm IF. Điều đó có nghĩa là chúng ta chỉ sử dụng một hàm IF để tính toán nhưng mệnh đề logic bên trong được tạo thành bởi nhiều hàm khác nhau.

Các bạn có thể xem hình ảnh dưới đây để thấy hàm IF có thành phần logical_test được tạo ra bởi mệnh đề logic phức tạp:

Hướng dẫn cách viết hàm IF với mệnh đề hỗn hợp trong Excel

Khi sử dụng hàm IF với mệnh đề hỗn hợp thì chúng ta có một số lưu ý như sau:

  1. Không phải lúc nào cũng sử dụng hàm AND, hàm OR mà tùy theo logic thực tế mà phân tích. Điều đó có nghĩa các bạn không nên sử dụng máy móc là trong hàm AND phải có hàm OR mà nên dựa vào từng tình huống cụ thể.
  2. Cần đóng ngoặc chính xác khi kết thúc các hàm AND, hàm OR nếu không logic sẽ sai hoặc gặp lỗi thiết dấu đóng ngoặc.
  3. Không viết hàm IF theo thứ tự từ trái sang phải. Chúng ta sẽ phát triển dần từ các mệnh đề logic đơn giản trước rồi sau cùng mới lồng hàm IF ra bên ngoài.

Xem thêm: Hàm IF và các ứng dụng của hàm IF trong Excel với các ví dụ cụ thể

Ví dụ về hàm IF với mệnh đề hỗn hợp

Để các bạn hiểu rõ hơn về hàm IF với mệnh đề hỗn hợp thì chúng ta sẽ cùng phân tích ví dụ dưới đây.

Cho diễn giải như sau:

Nếu hôm nay là thứ bảy hoặc chủ nhậtthời tiết không có mưa thì tôi sẽ "đi chơi", còn không phải thì tôi sẽ "đi làm".

Biểu diễn mệnh đề trên bằng các hàm Excel như sau:

logical test: Nếu hôm nay là thứ bảy hoặc chủ nhật và thời tiết không có mưa

  • Thứ của ngày hôm nay được xác định bằng công thức: WEEKDAY(TODAY()). Trong đó hàm TODAY sẽ tìm ngày hiện tại, còn hàm WEEKDAY sẽ tìm thứ trong tuần của ngày. Kết quả trả về là số 7 thì tức là hôm nay là thứ bảy, trả về là số 1 thì tức là hôm nay là chủ nhật.
  • Viết thành mệnh đề logic để xét đồng thời điều kiện hoặc như sau: OR(WEEKDAY(TODAY())=7, WEEKDAY(TODAY())=1).
  • Để diễn tả yếu tố thời tiết không mưa thì chúng ta sẽ dùng hàm NOT với công thức là: NOT(Thời tiết = Mưa).
  • Viết thành mệnh đề hỗn hợp, kết nối cả hai điều kiện và cần xét cho logical test thì chúng ta được công thức là: AND(OR(WEEKDAY(TODAY())=7, WEEKDAY(TODAY())=1), NOT(Thời tiết = Mưa)).

value_if_true: Đi chơi

value_if_false: Đi làm

Cuối cùng thì chúng lồng hàm IF ra bên ngoài và được công thức hoàn chỉnh là:

= IF(AND(OR(WEEKDAY(TODAY())=7, WEEKDAY(TODAY())=1), NOT(Thời tiết = Mưa)), "Đi chơi", “Đi làm”)

Qua ví dụ trên thì các bạn đã biết được cách phân tích một mệnh đề hỗn hợp, diễn tả lại nó bằng cạc sử dụng hàm Excel và thứ tự viết công thức khi dùng hàm IF với mệnh đề hỗn hợp. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về hàm IF với mệnh đề hỗn hợp thì các bạn cần tham khảo thêm bài tập thực hành ngay dưới đây nữa nhé.

Xem thêm: Hàm IF, lồng ghép hàm IF với nhiều điều kiện, hàm IFERROR, IFNA và nhiều hơn nữa

Bài tập hàm IF với mệnh đề hỗn hợp

Cho bảng dữ liệu sản xuất như sau:

Hướng dẫn cách viết hàm IF với mệnh đề hỗn hợp trong Excel

Yêu cầu:

Xác định kết quả của cột Hệ số (vùng F3:F21) biết:

  • Khu vực làm là Khu vực A và Khu vực D thì hệ số 2.
  • Khu vực làm là Khu vực B và Sản lượng đạt trên 600 hoặc Khu vực C và Sản lượng đạt trên 400 thì hệ số 1,5.
  • Các trường hợp còn lại hệ số 1.

Hướng dẫn thực hiện:

Với mệnh đề đầu tiên, chúng ta dùng hàm OR để diễn giải theo công thức như sau:

=OR(D3 = "Khu vực A", D3 = "Khu vực D")

Sau đó chúng ta lồng hàm IF ra ngoài là:

= IF(OR(D3 = "Khu vực A", D3 = "Khu vực D"),2

Hướng dẫn cách viết hàm IF với mệnh đề hỗn hợp trong Excel

Bây giờ chúng ta sẽ diễn giải mệnh đề tiếp theo nối tiếp vào công thức này bằng hàm AND và hàm OR như sau:

OR(AND(D3 = "Khu vực B", E3 >600, AND(D3 = "Khu vực C", E3 > 400))

Chúng ta cần lồng thêm một hàm IF nữa ra bên ngoài mệnh đề logic đã được diễn tả bằng các hàm và được công thức như sau:

IF(OR(AND(D3 = "Khu vực B", E3 >600, AND(D3 = "Khu vực C", E3 > 400)), 1.5, 1)

Cuối cùng, chúng ta ghép cả 2 hàm IF lại và được công thức hoàn chỉnh là:

= IF(OR(D3 = "Khu vực A", D3 = "Khu vực D"),2, IF(OR(AND(D3 = "Khu vực B", E3 >600, AND(D3 = "Khu vực C", E3 > 400)), 1.5, 1))

Hướng dẫn cách viết hàm IF với mệnh đề hỗn hợp trong Excel

Kết quả trả về ngay tại ô F3 sẽ bằng 1 vì nhân viên này làm tại khu vực B nhưng sản lượng không vượt mức 600.

Hướng dẫn cách viết hàm IF với mệnh đề hỗn hợp trong Excel

Bây giờ các bạn chỉ cần copy công thức xuống các ô còn lại trong bảng là được nhé. Kết quả cuối cùng mà chúng ta thu được như sau:

Hướng dẫn cách viết hàm IF với mệnh đề hỗn hợp trong Excel

Xem thêm: Hàm IF trong Excel và những cách dùng cơ bản

Kết luận

Qua bài viết này, các bạn đã nắm được cách viết hàm IF với mệnh đề hỗn hợp trong Excel để xử lý các yêu cầu phức tạp. Hãy theo dõi Gitiho thường xuyên để cập nhật thêm kiến thức mới nhé, Nếu các bạn muốn học cách sử dụng thành thạo, vận dụng linh hoạt 150+ hàm Excel vào công việc văn phòng thì hãy tham gia chương trình học Tuyệt đỉnh Excel: Trở thành bậc thầy Excel sau 16 giờ tại Gitiho nhé. Giảng viên sẽ luôn sẵn lòng hỗ trợ các bạn trong quá trình học, đảm bảo mọi thắc mắc đều được giải đáp nhanh chóng trong vòng 8h làm việc. Chúc các bạn học tập hiệu quả!

Khóa học liên quan

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông