Hướng dẫn hạch toán bán hàng xuất khẩu trực tiếp chi tiết nhất

Nội dung được viết bởi Ngọc Diệp

Ngày nay, các nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu ra nước ngoài đã không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Là kế toán viên, bạn cần hạch toán hàng xuất khẩu như thế nào? Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Gitiho tìm hiểu chi tiết về quy trình và cách hạch toán nghiệp vụ kế toán bán hàng này nhé.

Giới thiệu hạch toán hàng xuất khẩu trực tiếp

Đối tượng áp dụng

Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về nghiệp vụ kế toán bán hàng xuất khẩu trực tiếp, nghĩa là doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các khâu bán hàng từ tìm kiếm đối tác đến xuất khẩu hàng hóa. Các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp đều phải được Bộ Thương mại cấp giấy phép và thực hiện giao dịch trong khuôn khổ chính sách quản lý xuất khẩu của Nhà nước. Do vậy, các doanh nghiệp đủ khả năng thực hiện bán hàng xuất khẩu trực tiếp thường là các doanh nghiệp lâu năm, đã có mức độ uy tín nhất định và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hướng dẫn hạch toán bán hàng xuất khẩu trực tiếp chi tiết nhất

Xem thêm: So sánh sự khác nhau giữa quy trình Nhập khẩu và Xuất khẩu

Chứng từ kế toán

Doanh nghiệp sẽ cần nộp đầy đủ bộ chứng từ kế toán tổng hợp dưới đây để thông qua nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu và làm cơ sở cho kế toán viên tiến hành hạch toán hàng xuất khẩu:

  • Hợp đồng xuất khẩu
  • Hóa đơn thương mại (Dành cho công đoạn xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Do người bán xuất)
  • Vận đơn (Do đối tác vận chuyển cấp)
  • Chứng từ bảo hiểm
  • Giấy chứng nhận phẩm chất (Do Vinacontrol cấp)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch (Đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm)
  • Tờ khai hải quan
  • Biên lai thu thuế
  • Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm lệnh điều động nội bộ (Dành cho công đoạn vận chuyển hàng hóa trên đường)
  • Hóa đơn GTGT (Dành cho công đoạn kế toán)
  • Phiếu xuất kho và các chứng từ thanh toán
  • Các chứng từ thanh toán tiền hàng
  • Các tài liệu khác: Biển bản quyết toán, biên bản tổn thất,...

Quy trình thực hiện

Quy trình bán hàng xuất khẩu bao gồm các khâu như sau:

  • Nhân viên kinh doanh ký kết hợp đồng bán hàng xuất khẩu với khách hàng.
  • Đặt chỗ trên tàu để xếp và chuyển hàng.
  • Phát hành chứng từ xuất khẩu: Hợp đồng, Hóa đơn, Tờ khai, Vận đơn, Chứng nhận xuất xứ.
  • Khi hàng ra đến cảng, sẽ được làm thủ tục để thông quan.
  • Khi hàng bắt đầu rời cản, bộ chứng từ cũng sẽ được gửi tới cho khách hàng.
  • Nhân viên kinh doanh thông báo cho khách hàng để theo dõi và nhận hàng.
  • Yêu cầu khách hàng thanh toán sau khi đã nhận hàng.

Cách hạch toán hàng xuất khẩu

Thao tác hạch toán hàng xuất khẩu bao gồm các khâu ghi nhận doanh thu, thuế xuất khẩu, sau đó ghi nhận giá vốn và nộp thuế xuất khẩu vào ngân sách Nhà nước. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn nhé!

Hướng dẫn hạch toán bán hàng xuất khẩu trực tiếp chi tiết nhất

Tài khoản liên quan

Dưới đây là danh sách các tài khoản kế toán được sử dụng trong cách hạch toán hàng xuất khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp:

  • TK 156 - Hàng hóa
  • TK 511 - Doanh thu bán hàng
  • TK 632 - Giá vốn hàng bán
  • TK 131 - Phải thu của khách hàng
  • TK 333 (3333) - Thuế xuất, nhập khẩu
  • TK 515 - Doanh thu từ hoạt động tài chính
  • TK 635 - Chi phí tài chính

Ngoài ra, doanh nghiệp còn sử dụng các tài khoản ghi nhận thay đổi dòng tiền như TK 111, 112,...

Các bước hạch toán

Ghi nhận doanh thu bán hàng và thuế xuất khẩu

Trường hợp 1 - Nếu doanh nghiệp tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp ngay khi giao dịch phát sinh, kế toán viên ghi nhận doanh thu bán hàng và thuế xuất khẩu như sau:

  • Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
  • Có TK 511 - Doanh thu bán hàng 
  • Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế XK)

Trường hợp 2 - Nếu doanh nghiệp không tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp ngay khi giao dịch phát sinh, định khoản kế toán được ghi nhận như sau:

  • Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng
  • Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế XK)

Ghi nhận giá vốn hàng hóa

Để ghi nhận giá vốn hàng hóa của doanh nghiệp, cách hạch toán bán hàng xuất khẩu được thực hiện với bút toán dưới đây.

  • Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
  • Có TK 155, 156,...

Nộp thuế xuất khẩu

Để hoàn thành giao dịch bán hàng ra nước ngoài, doanh nghiệp cần nộp thuế xuất khẩu vào ngân sách Nhà nước. Kế toán viên hạch toán thuế xuất khẩu như sau:

  • Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
  • Có TK 111, 112,...

Để thành thạo cách hạch toán bán hàng và xuất khẩu, cùng các kiến thức kế toán thực hàng khác, tham khảo ngay khóa học kế toán tổng hợp online sau của Gitiho:

 

Ví dụ

Hãy cùng theo dõi một ví dụ dưới đây để hiểu hơn về các bước hạch toán hàng xuất khẩu của doanh nghiệp bạn nhé.

Đề bài

Giả sử ngày 01/08/2021, doanh nghiệp A hoàn thành tất cả các thủ tục Hải quan cần thiết để xuất khẩu gạo cho đối tác B. Tổng giá trị thực tế của hàng hóa là 10.000 USD, chưa tính thuế xuất khẩu 10%. Tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp A mở tài khoản là 22.000 VNĐ/USD vào ngày 01/08/2021, trong khi tỷ giá trên tờ khai Hải quan là 22.500 VNĐ/USD.

Đến ngày 15/08/2021, đối tác B thanh toán đầy đủ tiền hàng cho doanh nghiệp A qua hình thức chuyển khoản. Tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp A mở tài khoản vào ngày 15/08/2021 là 21.000 VNĐ/USD. 

Dựa trên các dữ liệu trên, kế toán viên của doanh nghiệp A sẽ tiến hành hạch toán hàng xuất khẩu như thế nào?

Cách làm

Cách hạch toán hàng xuất khẩu trong trường hợp này được chia làm các giai đoạn như dưới đây.

1. Ngày 01/08/2021 - Doanh nghiệp A ghi nhận doanh thu bán hàng và thuế xuất khẩu:

  • Nợ TK 131: 11.000 USD x 22.000 VNĐ/USD = 242.000.000 VNĐ
  • Nợ TK 635: (220.000.000 VNĐ + 22.500.000 VNĐ) - 242.000.000 = 500.000 VNĐ
  • Có TK 511: 10.000 USD x 22.000 VNĐ/USD = 220.000.000 VNĐ
  • Có TK 3333: 1.000 USD x 22.500 VNĐ/USD = 22.500.000 VNĐ

2. Ngày 15/08/2021 - Đối tác B thanh toán tiền hàng:

  • Nợ TK 112 (1122): 11.000 USD x 21.000 VNĐ/USD = 231.000.000 VNĐ
  • Nợ TK 635: 242.000.000 VNĐ - 231.000.000 VNĐ = 11.000.000 VNĐ
  • Có TK 131: 11.000 USD x 22.000 VNĐ/USD = 121.000.000 VNĐ

Tổng kết

Trên đây là chi tiết cách hạch toán hàng xuất khẩu trực tiếp được sử dụng trong các trường hợp doanh nghiệp bán hàng cho đối tác nước ngoài. Hy vọng bài viết đã cung cấp đủ kiến thức giúp các bạn kế toán viên dễ dàng hoàn thành công việc hạch toán hàng xuất khẩu.

Để tìm hiểu thêm các kiến thức kế toán bán hàng, các bạn hãy tham khảo các bài viết trên blog Gitiho nhé. Ngoài ra, chúng mình còn chia sẻ rất nhiều mẫu chứng từ kế toán trên Excel để các bạn tải về. Hãy truy cập ngay blog Gitiho thôi!

Gitiho xin cảm ơn bạn đọc và chúc bạn một ngày làm việc hiệu quả.

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông