Xuất nhập khẩu là một hoạt động mua bán hàng hóa, giao thương với các quốc gia khác. Tuy nhiên Xuất khẩu và Nhập khẩu bao gồm các quy trình khác nhau, bên cạnh đó ý nghĩa và mục đích của 2 hoạt động ngoại thương này cũng khác nhau.
Bạn đã phân biệt được Xuất khẩu và Nhập khẩu chưa? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics
Mục lục
Nhập khẩu hàng hóa là hình thức ngoại thương mà một công ty trong nước mua hàng hóa của một công ty nước ngoài và đưa hàng hóa vào tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Sau khi thỏa thuận giữa hai bên được thông qua, người mua và người bán thực hiện ký kết hợp đồng ngoại thương.
Nội dung của hợp đồng ngoại thương bao gồm:
- Tên hàng
- Quy cách đóng gói
- Số lượng, trọng lượng
- Đơn giá, trị giá lô hàng cùng đồng tiền thanh toán
- Điều kiện giao hàng (FOB, CIF, CIF, CIP,….)
- Thanh toán: Thời hạn và điều kiện thanh toán (TT, L/C, thời hạn thanh toán, trả trước hay trả sau, trả một lần hay trả nhiều lần.)
- Bộ chứng từ (invoice, packing list, Bill of lading, C/O, C/Q,…..)
Xem thêm: Giấy chứng nhận phân tích COA có vai trò gì trong Xuất nhập khẩu?
Đối với một số mặt hàng bạn phải xin giấy phép nhập khẩu để chắc chắn rằng hàng hóa đảm bảo các yếu tố về chất lượng, an toàn quốc phòng, anh ninh, đúng pháp luật. Các mặt hàng cần giấy phép nhập khẩu như:
1. Súng bắn dây
2. Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan: Muối, trứng gia cầm, đường tinh luyện, đường thô,...
3. Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất.
4. Nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá sản phẩm, máy móc sản xuất thuốc lá và phụ tùng
5. Thuốc thú y, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật,
6. Giống cây trồng
7. Thức ăn chăn nuôi
8. Động vật, thực vật hoang dã
9. Đồ chơi trẻ em, đồ chơi điện tử
10. Mỹ phẩm, vacxin
Xem đầy đủ danh mục hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Mặc dù việc đóng hàng là trách nhiệm của bên xuất khẩu, nhưng để tránh những rủi ro không mong muốn, người nhập khẩu nên kiểm tra và nhắc nhở người bán chuẩn bị hàng và xếp hàng lên tàu đúng thời điểm.
Người mua kiểm tra kỹ bộ chứng từ bao gồm:
- Hóa đơn (Commercial invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
- vận đơn (Bill of lading)
- Giấy chứng nhận nguồn gốc (Certificate of Origin)
- Các chứng từ khác như: CA, CQ,...
Tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương để yêu cầu bộ chứng từ cho phù hợp.
Xem thêm: Hướng dẫn các bước làm thủ tục Hải quan hàng hóa nhập khẩu
Tiếp theo, bạn thực hiện đóng thuế cho hàng nhập khẩu. Tùy thuộc vào từng loại mặt hàng khác nhau mà thuế nhập khẩu cũng khác nhau. Có 2 cách để nộp thuế nhạp khẩu đó là: Nộp trực tiếp tại ngân hàng hoặc nộp thuế thông qua internet banking.
Xuất khẩu hàng hóa là hình thức ngoại thương trong đó hàng hóa được sản xuất trong nước được bán cho một doanh nghiệp ở nước ngoài để tiêu thụ ở thị trường nước đó theo yêu cầu của người mua.
Xem thêm: Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) và giấy chứng nhận chất lượng (CQ) là gì?
Sau đó, hàng hóa được nhà nhập khẩu đưa đến cảng xếp hàng để tiến hành vận chuyển cho người mua. Tại cảng xếp hàng người xuất khẩu tiếp tục thực hiện đóng hàng tại cảng, công việc này cũng không khác nhiều so với đóng hàng tại kho, tuy nhiên giấy tờ phức tạp và nhiều thủ tục hơn.
Bạn có thể liên hệ một số công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm cho lô hàng của mình, mức mua sẽ phụ thuộc vào giá trị hàng hóa của bạn
– Đăng ký tờ khai
– Đóng phí
– Lấy tờ khai
– Thanh lý tờ khai
– Vào sổ tàu
– Thực giấy tờ khai hải quan
Người xuất nhập khẩu phải hoàn thành bộ chứng từ thanh toán bao gồm: hóa đơn thương mại (invoice), phiếu đóng gói (packing list), vận đơn đường biển (bill of lading), giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO, giấy chứng nhận khử trùng / hun trùng đối với loại hàng hóa cần thiết. Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng LC thì phải nộp bộ chứng từ đến ngân hàng bảo lãnh thông báo.
Nhập khẩu | Xuất khẩu | |
Khái niệm | Nhập khẩu là hoạt động mua hàng hóa từ một quốc gia khác để tiêu thụ tại thị thường nội địa. | Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ cho các quốc gia nước ngoài. |
Mục đích | Đáp ứng thị trường và nhu cầu hàng hóa mà trong nước còn thiếu. | Tăng sự hiện diện, thị phần của sản phẩm ở quốc gia khác và trên toàn cầu. |
Ý nghĩa | Tỉ lệ nhập khẩu cao thể hiện nhu cầu, thị phần trong nước tăng cao | Tỉ lệ xuất khẩu cao thể hiện thặng dư thương mại tăng cao |
Xem thêm: Tìm hiểu về Master Bill of Lading (MBL) và House Bill of Lading (HBL) trong Xuất nhập khẩu
Như vậy, Gitiho đã cùng bạn phân biệt sự khác nhau giữa hoạt động Xuất khẩu và hoạt động Nhập khẩu trong Logistics. Hy vọng bạn đã hiểu rõ và áp dụng thành công cho công việc của mình. Đừng quên theo dõi chúng mình để xem thêm các bài viết bổ ích về xuất nhập khẩu và các kĩ năng chuyên ngành khác nhé!
Nằm lòng kiến thức chuyên ngành xuất nhập khẩu với tệp "Kiến thức nền về Logistics" đính kèm.
Tài liệu kèm theo bài viết