Trong bộ chứng từ hàng hóa xuất nhập khẩu, vận đơn vận chuyển đường biển là chứng từ không thể thiếu. Có nhiều loại vận đơn được phân loại dựa trên các hình thức khác nhau của chúng, tuy nhiên có 2 loại vận đơn đường biển chính là vận đơn sơ cấp Master Bill of Lading (MBL) và vận đơn thứ cấp House Bill of Lading (HBL). Trong bài viết, hãy cùng Gitiho tìm hiểu về 2 loại vận đơn đường biển này nhé!
Master Bill of Lading (MBL): Loại vận đơn do người sở hữu phương tiện vận chuyển hoặc là người khai thác phương tiện vận chuyển phát hành cho người gửi hàng. MBL thể hiện hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng và người chuyên chở vì thế MBL được coi là loại vận đơn tốt nhất khi thực hiện thanh toán L/C hoặc thế chấp, chuyển nhượng.
Xem thêm: Cùng tìm hiểu về quá trình thanh toán L/C trong xuất nhập khẩu
House Bill of Lading (HBL): Là vận đơn được phát hành để xác nhận về việc người chuyên chở đã nhận hàng của nười gửi và đưa hàng đến điểm đích, vận đơn này được forwarder hoặc nhà chuyên chở phát hành cho người vận chuyển.
Ví dụ: Shipper A thông qua Forwarder B đặt booking qua Hãng tàu X để gửi hàng cho consignee A’, yêu cầu FWD B vẫn lấy cho shipper A bill gốc do hãng X phát hành, như vậy trên MBL của Hãng tàu phát hành vẫn đứng tên shipper A là người gửi hàng và consignee A’ là người nhận hàng. Mọi chi phí cước tàu, local charge…shipper A trả cho FWD B, FWD B sẽ trả lại cho Hãng tàu sau khi có một phần lợi nhuận từ dịch vụ booking. Trong trường hợp này FWD B chỉ đóng vai trò là người thay mặt shipper A book tàu.
Xem thêm: Cách phân loại Bill gốc trong xuất nhập khẩu và những lưu ý khi xử lý vận đơn
Master Bill of Lading (MBL) | House Bill of Lading (HBL) | |
Số vận đơn | Điều hiển nhiên là mỗi vận đơn đều có một số khác nhau để phân biệt với các vận đơn khác. | Điều hiển nhiên là mỗi vận đơn đều có một số khác nhau để phân biệt với các vận đơn khác. |
Shipper và consignee | - Cấp MBL trực tiếp cho shipper và consignee thực sự | - Shipper: Nhà xuất khẩu - Consignee: Nhà nhập khẩu |
Người cấp vân đơn | Người vận chuyển chịu trách nhiệm trực tiếp vận chuyển lô hàng (carrier) - Vận chuyển hàng lẻ (LCL): MBL được cấp bởi công ty mở cont (consol) cho lô hàng lẻ. - Vận chuyển nguyên cont (FCL): MBL do hãng tàu cấp. | Công ty FWD (agnet) |
Cước vận chuyển | Cước trả trước prepaid (cước trả trước khi hàng cập cảng đích) | Cước collect (là cước trả sau theo sự thỏa thuận giữa người book cước và bên bán cước) |
Hình thức giải phóng hàng | MBL có thể cấp dưới dạng vận đơn coppy ( surrender bill, sea way bill,...) | HBL cấp dưới dạng original (vận đơn gốc) tiện cho việc giải phóng hàng và yêu cầu giữ hàng của shipper |
- Trong trường hợp công ty FWD không có agent ở nước nhập hoặc không có niềm tin cho agent ở nước nhập khẩu. Đây là trường hợp phổ biến cho hàng xuất đi các thị trường mà ở đó có chiến tranh, loạn lạc hoặc các thị trường mà agent làm ăn không đàng hoàng như xuất hàng đi Châu Phi, Trung Đông.
- Đối với hàng đi bằng đường hàng không, việc lấy HBL đi bằng đường hàng không sẽ mất phí tách bill. Tuy nhiên nếu bạn sử MBL, bạn sẽ không mất phí tách bill.
- Để đảm bảo cho việc thanh toán tiền cước thì thông thường công ty FWD sẽ phát hành HBL.
Xem thêm: Phân biệt trường hợp được giảm thuế xuất nhập khẩu
- Tại sao sử dụng HBL:
HBL là do công ty Forwarder phát hành, vì vậy nếu muốn giữ bí mật kinh doanh, giấu tên shipper và consignee nên doanh nghiệp sẽ để Forwarder thay mặt mình thuê vận chuyển. Việc chỉnh sửa bill gốc theo yêu cầu của shipper trong HBL sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc chỉnh sửa trên MBL. Bên cạnh đó, shipper tìm đến HBL để thực hiện việc ký lùi vận đơn do MBL không thực hiện được.
- Lưu ý khi sử dụng HBL:
Tính pháp lý và độ an toàn của MBL cao hơn so với HBL bởi vì hãng tàu sẽ đảm bảo về mặt bồi thường nếu xảy ra rủi ro với hàng hóa cao hơn Forwarder. Cho nên khi sử dụng HBL thì giữa Forwarder và Shipper phải có sự tin tưởng lẫn nhau. Khách hàng nên chọn sử dụng dịch vụ của những Công ty Forwarder uy tín, có năng lực tài chính ổn định và tên tuổi trong lĩnh vực logistics.
Xem thêm: Tìm hiểu về Bill và cách phân loại Bill trong Logistics
Trong bài viết trên, Gitiho đã cùng bạn tìm hiểu về 2 loại vận đơn đường biển chính trong xuất nhập khẩu là Master Bill of Lading (MBL) và House Bill of Lading (HBL) và các điểm khác nhau giữa 2 loại vận đơn này. Tùy vào từng trường hợp để lựa chọn loại vận đơn phù hợp, mang lại lợi ích cho mình nhé. Hy vọng bạn đã hiểu rõ và áp dụng thành công cho công việc của mình. Đừng quên theo dõi chúng mình để xem thêm các bài viết bổ ích về xuất nhập và các kĩ năng chuyên ngành khác nhé!
Nằm lòng kiến thức chuyên ngành xuất nhập khẩu với tệp "Kiến thức nền về Logistics" đính kèm.
Tài liệu kèm theo bài viết