Khấu sao tài sản cố định là một vấn đề mà các doanh nghiệp rất quan tâm. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao sẽ ảnh hưởng tới chi phí trong kì của doanh nghiệp. Vậy khấu hao tài sản cố định là gì? Các quy định về khấu hao ra sao? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Kế toán tổng hợp thực hành online từ A tới Z - Ai cũng có thể làm kế toán
Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.
Hiểu một một cách khác khấu hao tài sản cố định có liên quan tới việc hao mòn tài sản, đó là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng khi được sử dụng hay tham gia vào quá trình sản xuất. Sự hao mòn này có thể tính là tác động của tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.
Khấu hao tài sản cố định có vai trò tái tạo lại số vốn sản sản xuất mở rộng hoặc sản xuất giản đơn tài sản cố định. Phần giá trị hao mòn khi chuyển giao vào giá trị của sản phẩm sẽ được coi là yếu tố của chi phí sản xuất, được thể hiện dưới dạng là tiền khấu hao tài sản cố định.
Một khi sản phẩm được tiêu thụ, tiền khấu hao này sẽ được tích lũy thành quỹ khấu hao cố định cho doanh nghiệp. Vài trò của quỹ khấu hao rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng quỹ này vào các mục đích vốn kinh doanh của mình.
Lưu ý: Khi tính toán khấu hao tài sản cố định cần phù hợp với giá trị hao mòn của tài sản và đảm bảo vốn giá trị đầu tư ban đầu được thu hồi đầy đủ.
Khấu hao tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp về cả mặt tài chính lẫn quản lí. Ý nghĩa đó bao gồm:
Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán mua tài sản cố định và cách tính khấu hao TSCĐ
Theo khoản 1, Điều 9, Thông tư 45/2013/TT-BTC đã quy định rõ tất cả các tài sản cố định (TSCĐ) hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ một số trường hợp sau:
Trong trường hợp các TSCĐ sử dụng cho mục đích phục lợi phục vụ người lao động mà có tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất thì doanh nghiệp sẽ căn cứ vào thời gian cũng như tính chất sử dụng để thực hiện trích khấu hao và thông báo cho cơ quan thuế để theo dõi , quản lí.
Khi TSCĐ bị mất hoặc hư hỏng không thể sửa chữa, doanh nghiệp cần xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra. Vấn đề chênh lệch giữa giá trị sử dụng còn lại của TSCĐ với tiền bồi thường của tập thể/cá nhân gây ra, tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm và giá trị thu hồi được (nếu có), doanh nghiệp sẽ sử dụng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp.
Đối với tài sản cố định được doanh nghiệp cho thuê thì cũng phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê đó.
Đối với doanh nghiệp thuê tài sản cố định theo hình thức tài chính thì phải trích khấu hao cho TSCĐ đi thuê như STCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định. Trong trường hợp doanh nghiệp không cam kết mua lại TSCĐ khi thuê thì doanh nghiệp được trích khấu hao TSCĐ theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
Trong trường hợp đánh giá lại các TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, sáp nhập thì các TSCĐ này phải được xác định giá trị không thấp hơn 20% nguyên giá các tài sản đó. Thời điểm trích khấu hao của các tài sản cố định này được tính bắt đầu khi doanh nghiệp sử dụng tài sản và thời gian trích khấu hao từ 3 tới 5 năm. Thời gian cụ thể doanh nghiệp có thể quyết định nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế trước khi thực hiện.
Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư 203/2009/TT-BTC nay không còn đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định thì giá trị còn lại của các TSCĐ này sẽ được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem thêm: Cách hạch toán mua CCDC, phân biệt CCDC với tài sản cố định
Trên đây là những nội dung quan trọng về khấu hao tài sản cố định - một phương pháp tính chi phí quan trọng trong vấn đề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích và áp dụng được vào công việc.
Bên cạnh các kiến thức tài sản cố định, để trở thành một chuyên viên kế toán thuế, bạn có thể tham khảo những kiến thức chuyên sâu về các mảng khác trong khóa học Kế toán tổng hợp thực hành online từ A tới Z - Ai cũng có thể làm kế toán để vững kiến thức, tự tin trở thành kế toán thuế của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Chúc bạn học tốt!
Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:
Hãy bấm Đăng ký và Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!