Có thể nói Influencer Marketing đang là xu hướng được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng vì giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, lan tỏa thông điệp nhanh chóng. Vậy bạn đã thực sự hiểu Influencer Marketing là gì chưa? và nếu bạn có ý định thực hiện chiến dịch Influencer Marketing, bạn có biết đâu là tiêu chí để lựa chọn Influencer phù hợp? Hãy cũng tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về Influencer Marketing nhé.
XEM NHANH BÀI VIẾT
Đây là hình thức quảng cáo bằng việc sử dụng người ảnh hưởng trong xã hội để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với đối tượng mục tiêu thông qua Sponsore Content. Thay vì việc quảng cáo trực tiếp đến một nhóm đối tượng khách hàng, sử dụng hình thức Influencer Marketing là việc bạn sẽ truyền cảm hứng và trả tiền cho người ảnh hưởng để họ giúp lan tỏa thông điệp qua các kênh mạng xã hội của họ. Nội dung thông điệp có thể do người ảnh hưởng tự viết hoặc có thể do chính doanh nghiệp biên soạn từ trước đó, thường được gọi là Sponsore Content.
Xem thêm: Hướng dẫn nghiên cứu, phân tích và lập mục tiêu cho chiến dịch Content Marketing
Để lựa chọn một Influencer phù hợp, bạn có thể dựa vào những tiêu chí sau:
Xem thêm: Digital Marketing và quy trình hoạch định chiến lược Digital Marketing tổng thể
Tương tự như video, Influencer cũng là một kênh mà chúng ta có thể áp dụng vào kế hoạch Inbound Marketing của mình. Cụ thể ở từng giai đoạn Inbound Marketing chúng ta có thể áp dụng các tiêu chí chọn Influencer như sau:
Ở giai đoạn này, Influencer có độ phủ lớn là lựa chọn phù hợp giúp thương hiệu tiếp cận được với đông đảo công chúng. Đặc biệt là những sản phẩm mới, nhãn hàng mới gia nhập thị trường Việt Nam. Lượng người theo dõi đông đảo của Influencer sẽ giúp làm tăng mức độ lan truyền thông tin về nhãn hàng và sản phẩm qua các hoạt động tương tác như like, share, comment của người xem. Số lượng thảo luận càng cao càng thu hút sự chú ý của cộng đồng góp phần làm thương hiệu nhanh chóng được biết đến và ghi nhớ.
Đây là giai đoạn chúng ta sẽ muốn kết nối và thuyết phục khách hàng mua hàng. Ở giai đoạn này khách hàng bắt đầu quan tâm hơn về sản phẩm, nhưng họ chỉ bày tỏ vấn đề với người mà họ tin tưởng hoặc đồng cảm với họ, do đó yếu tố Relevent là quan trọng nhất.
Khi khách hàng mục tiêu của bạn và Influencer còn có chung những mối quan tâm, chung độ tuổi, chung phong cách sống thì khách hàng sẽ rất tin tưởng vào quan điểm cá nhân của Influencer đó.
Giai đoạn này là giai đoạn mà chúng ta muốn khách hàng hài lòng với nhãn hàng, muốn khách hàng chia sẽ về nhãn hàng với những người xung quanh. Vì vậy yếu tố Resonance của Influencer là yếu tố quan trọng nhất. Influencer nào tạo được nhiều tương tác và chia sẽ trên bài đăng của mình thì sẽ giúp thông điệp của nhãn hàng đến được với nhiều người hơn.
Tương tự như các kênh dẫn traffic về landing page hoặc website, bạn cần gắn link UTM cho Sponsore Content của các Influencer để tiện theo dõi và đánh giá hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing của mình. Chúng ta cần theo dõi xem có bao nhiêu người đến Landing Page từ bài đăng của Influencer, và bao nhiêu trong số đó thực hiện hành động trên Landing Page, từ đó chúng ta sẽ dễ dàng so sánh và đánh giá hiệu quả của các Influencer khác nhau.
Xem thêm: Inbound Marketing là gì? Inbound và Content, đâu mới là nội dung làm chủ “cuộc chơi Marketing”
Có thể thấy Influencer Marketing là kênh giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đến đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn. Tuy nhiên để chiến dịch Influencer Marketing đạt hiệu quả bạn cần lựa chọn Influencer phù hợp dựa trên những tiêu chí về độ phủ, độ liên quan, độ cộng hưởng và yếu tố cảm xúc. Hi vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích bạn trong việc thực hiện chiến dịch Influencer Marketing cho doanh nghiệp.
Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn học tập tốt!