Khấu hao tài sản cố định là gì? Các quy định về khấu hao tài sản cố định

Nội dung được viết bởi Lực td

Khấu sao tài sản cố định là một vấn đề mà các doanh nghiệp rất quan tâm. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao sẽ ảnh hưởng tới chi phí trong kì của doanh nghiệp. Vậy khấu hao tài sản cố định là gì? Các quy định về khấu hao ra sao? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Kế toán tổng hợp thực hành online từ A tới Z - Ai cũng có thể làm kế toán

Khấu hao tài sản cố định là gì?

Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.

Hiểu một một cách khác khấu hao tài sản cố định có liên quan tới việc hao mòn tài sản, đó là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng khi được sử dụng hay tham gia vào quá trình sản xuất. Sự hao mòn này có thể tính là tác động của tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.

Mục đích khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định có vai trò tái tạo lại số vốn sản sản xuất mở rộng hoặc sản xuất giản đơn tài sản cố định. Phần giá trị hao mòn khi chuyển giao vào giá trị của sản phẩm sẽ được coi là yếu tố của chi phí sản xuất, được thể hiện dưới dạng là tiền khấu hao tài sản cố định.

Một khi sản phẩm được tiêu thụ, tiền khấu hao này sẽ được tích lũy thành quỹ khấu hao cố định cho doanh nghiệp. Vài trò của quỹ khấu hao rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng quỹ này vào các mục đích vốn kinh doanh của mình.

Lưu ý: Khi tính toán khấu hao tài sản cố định cần phù hợp với giá trị hao mòn của tài sản và đảm bảo vốn giá trị đầu tư ban đầu được thu hồi đầy đủ.

Khấu hao tài sản cố định 1

Ý nghĩa khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp về cả mặt tài chính lẫn quản lí. Ý nghĩa đó bao gồm:

  • Là phương pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn cố định;
  • Giúp thu hồi đầy đủ vốn cố định khi tài sản đó hết giá trị sử dụng;
  • Giúp xác định giá thành sản phẩm cũng như độ hiệu quả của tình hình hoạt động kinh doanh;
  • Là cơ sở để tính toán cho các hoạt động đầu tư và sản xuất;

Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán mua tài sản cố định và cách tính khấu hao TSCĐ

Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định

Theo khoản 1, Điều 9, Thông tư 45/2013/TT-BTC đã quy định rõ tất cả các tài sản cố định (TSCĐ) hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ một số trường hợp sau:

  • TSCĐ dù đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
  • TSCĐ chưa khấu hao hết nhưng bị mất;
  • TSCĐ do doanh nghiệp quản lí nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp;
  • TSCĐ không được theo dõi, hạch toán trong sổ sách kết toán của doan nghiệp;
  • TSCĐ được sử dụng cho mục đích phúc lợi phục vụ người lao động trong doanh nghiệp (Tuy nhiên không phải các TSCĐ sau: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trám y tế, xe đưa đón, cơ sở dạy nghề, nhà ở cho người lao động được doanh nghiệp đầu tư xây dựng);
  • TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại do cơ quan có thẩm quyền đầu tư cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học;
  • TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất đai lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

Trong trường hợp các TSCĐ sử dụng cho mục đích phục lợi phục vụ người lao động mà có tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất thì doanh nghiệp sẽ căn cứ vào thời gian cũng như tính chất sử dụng để thực hiện trích khấu hao và thông báo cho cơ quan thuế để theo dõi , quản lí.

Khi TSCĐ bị mất hoặc hư hỏng không thể sửa chữa, doanh nghiệp cần xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra. Vấn đề chênh lệch giữa giá trị sử dụng còn lại của TSCĐ với tiền bồi thường của tập thể/cá nhân gây ra, tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm và giá trị thu hồi được (nếu có), doanh nghiệp sẽ sử dụng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp.

Khấu hao tài sản cố định 2

Đối với tài sản cố định được doanh nghiệp cho thuê thì cũng phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê đó. 

Đối với doanh nghiệp thuê tài sản cố định theo hình thức tài chính thì phải trích khấu hao cho TSCĐ đi thuê như STCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định. Trong trường hợp doanh nghiệp không cam kết mua lại TSCĐ khi thuê thì doanh nghiệp được trích khấu hao TSCĐ theo thời hạn thuê trong hợp đồng.

Trong trường hợp đánh giá lại các TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, sáp nhập thì các TSCĐ này phải được xác định giá trị không thấp hơn 20% nguyên giá các tài sản đó. Thời điểm trích khấu hao của các tài sản cố định này được tính bắt đầu khi doanh nghiệp sử dụng tài sản và thời gian trích khấu hao từ 3 tới 5 năm. Thời gian cụ thể doanh nghiệp có thể quyết định nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế trước khi thực hiện.

Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư 203/2009/TT-BTC nay không còn đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định thì giá trị còn lại của các TSCĐ này sẽ được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm: Cách hạch toán mua CCDC, phân biệt CCDC với tài sản cố định

Tổng kết

Trên đây là những nội dung quan trọng về khấu hao tài sản cố định - một phương pháp tính chi phí quan trọng trong vấn đề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích và áp dụng được vào công việc.

Bên cạnh các kiến thức tài sản cố định, để trở thành một chuyên viên kế toán thuế, bạn có thể tham khảo những kiến thức chuyên sâu về các mảng khác trong khóa học Kế toán tổng hợp thực hành online từ A tới Z - Ai cũng có thể làm kế toán để vững kiến thức, tự tin trở thành kế toán thuế của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Chúc bạn học tốt!

Làm kế toán viên nhưng bạn có đang cảm thấy:

  • Khối lượng công việc lớn, đặc biệt là các thời điểm cuối tháng, quý, năm, bạn cần phải xử lý và làm rất nhiều báo cáo, sổ sách, thường xuyên phải OT nhưng vẫn không kịp?
  • Áp lực công việc lớn do mình chưa thực sự giỏi nghiệp vụ và nắm vững được các quy chuẩn, luật lệ.
  • Không chỉ người mới và người có nhiều kinh nghiệm cũng có thể mắc phải sai phạm liên quan đến pháp lý và tài chính gây hậu quả đáng tiếc.

Thực tế, làm kế toán không khó và đáng sợ đến vậy nếu như bạn thực sự hiểu rõ kiến thức và thành thạo nghiệp vụ. Nếu như bạn quyết định lựa chọn kế toán là con đường sự nghiệp, thì hãy để Gitiho đồng hành và vượt qua khó khăn khi làm nghề với khóa học: KTG01 - Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp, bao gồm:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông