Kiến thức cần biết và kinh nghiệm tiếp đoàn kiểm tra, thanh tra thuế

Nội dung được viết bởi Linh Mai

Trong bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ với các bạn kiến thức cơ bản về thanh tra thuế và kiểm tra thuế. Đồng thời hướng dẫn cách nhận biết các rủi ro về thuế và kinh nghiệm tiếp đón đoàn thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.

Kiến thức cần biết về kiểm tra, thanh tra thuế

Kiểm tra, thanh tra thuế là gì?

Là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế - xã hội.

Kiến thức cần biết và kinh nghiệm tiếp đoàn kiểm tra, thanh tra thuế

Phân biệt kiểm tra thuế và thanh tra thuế

Các bạn theo dõi bảng sau để biết được sự khác biệt của thanh tra thuế và kiểm tra thuế

 

Kiểm tra thuế

Thanh tra thuế

Khái niệm

Là hoạt động thường xuyên mang tính nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế mà cụ thể ở đây là doanh nghiệp.

Là hoạt động của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế dựa trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế.

Tính chất công việc

Là công việc thường xuyên của cơ quan thuế nhằm quản lý tình hình nộp thuế trên địa bàn.

Tiến hành theo kế hoạch hoặc đột xuất khi:

  • Phát hiện dấu hiệu vi phạm
  • Giải quyết khiếu nại, tố cáo
  • Phòng, chống tham nhũng
  • Phân loại rủi ro trong quản lý thuế
  • Theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước khác
Địa điểm thực hiện

Tại cơ quan thuế hoặc trụ sở của người nộp thuế.

Tại trụ sở của người nộp thuế.

Xem thêm: Tìm hiểu tất tần tật về quy trình kiểm tra thuế của cơ quan thuế

Cách nhận biết các rủi ro về thuế

Mục đích của việc nhận biết các dấu hiệu rủi ro về thuế này là giúp doanh nghiệp có thể đoán được xem có đang nằm trong diện thanh tra thuế hay kiểm tra thuế hay không. Các daonh nghiệp có dấu hiệu rủi ro thuế sẽ có một số đặc điểm nổi bật như sau:

  • Cơ quan thuế sẽ đánh giá dựa trên kết quả kinh doanh của đơn vị qua các năm. Nếu có dấu hiệu lỗ nhiều, lợi nhuận thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành,…
  • Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều rủi ro về thất thu thuế như kinh doanh online, cung cấp hàng hóa, dịch vụ chủ yếu là khách lẻ,…
  • Cơ cấu vốn của doanh nghiệp có thể có rủi ro thất thu thuế ví dụ như có giao dịch liên kết tức là liên quan đến hoạt động chuyển giá.
  • Các công ty có thu nhập cao ở giai đoạn ưu đãi thuế nhưng giảm dần ở giai đoạn hết ưu đãi.

Ngoài ra, cơ quan thuế cũng sẽ nhận biết thông qua công cụ đánh giá rủi ro thuế được quy định tại Quyết định số 2176/QĐ-TC và thông tư 31/2021/TT-BTC.

Để hiểu rõ hơn về việc doanh nghiệp như thế nào là đơn vị có dấu hiệu rủi ro thuế thì các bạn tham khảo các ví dụ sau:

1. Doanh nghiệp X kinh doanh dịch vụ ăn uống ở phân khúc giá cao. Lượng khách đến sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp X theo quan sát là khá cao so với các nhà hàng khác. Tuy nhiên, doanh thu theo tờ khai lại khá thấp so với mặt bằng chung của ngành. Suy ra doanh nghiệp X có dấu hiệu rủi ro, thất thu thuế.

2. Công ty Z báo lỗ liên tục nhiều năm kể từ khi thành lập. Mực dù vậy, công ty Z vẫn tuyển dụng và mở rộng địa bàn kinh doanh. Như vậy công ty Z cũng có dấu hiệu rủi ro, thất thu thuế.

Kiến thức cần biết và kinh nghiệm tiếp đoàn kiểm tra, thanh tra thuế

Xem thêm: Tìm hiểu tất tần tật về quy trình thanh tra thuế của cơ quan thuế

Kinh nghiệm tiếp đón đoàn thanh tra, kiểm tra thuế

Ngoài việc tìm hiểu kiến thức về thanh tra thuế, kiểm tra thuế để nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp; chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng từ kế toán để giải trình khi có hoạt động này thì các bạn nên tìm hiểu một số kinh nghiệm tiếp đón đoàn công tác của cơ quan thuế. Dưới đây là một số kinh nghiệm thực tế của chúng mình về việc nên làm gì trước đợt thanh tra, kiểm tra thuế:

  • Bố trí thời gian tiếp đón đoàn kiểm tra, thanh tra thuế: Các bạn có thể sử dụng quyền hoãn 1 lần tối đa 3 tháng nếu cảm thấy chưa sẵn sàng để kiểm tra hoặc thanh tra thuế. Không nên đồng ý ngay việc thanh tra, kiểm tra khi mà doanh nghiệp chưa chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và giấy thời cần thiết. Các bạn có thể gửi công văn xin hoãn với nội dung là hiện tại doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc bố trí thời quan tiếp đoán đoàn công tác của cơ quan thuế.
  • Rà soát và điều chỉnh: Kiểm tra lại toàn bộ các chứng từ liên quan đến thời gian bị thanh tra hoặc kiểm tra thuế; bổ sung các chứng từ còn thiếu; bổ sung các tờ khai thuế nếu chưa nhận quyết định thanh tra, kiểm tra thuế. Các bạn chú ý là các hồ sơ, chứng từ được rà soát phải đảm bảo có đủ chữ ký hợp lệ.
  • Trao đổi với cán bộ thuộc đoàn kiểm tra/thanh tra: Các bạn nên chủ động trao đổi những vấn đề cần chuẩn bị với các cán bộ thuộc đoàn kiểm tra như vấn đề sẽ kiểm tra hay chứng từ cần chuẩn bị. Ngoài ra, các bạn nên thể hiện tinh thần hợp tác, sẵn sàng làm việc của doanh nghiệp thông qua việc quan tâm, hỏi han cán bộ.
  • Đề nghị sự hỗ trợ: Các nghiệp vụ kế toán có liên quan tới tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. Vì thế bộ phận kế toán nên đề nghị sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các bộ phận khác trong việc bổ sung chứng từ và một số công việc khác có liên quan. Ngoài ra, các bạn có thể cân nhắc sử dụng sự hỗ trợ của các công ty tư vấn, công ty dịch vụ kế toán nếu nguồn nhân lực và thời gian của bộ phận kế toán không đủ.
  • Dự trù chi phí: Các bạn nên tính toán trước về chi phí có thể phát sinh như tiền phạt chậm nộp, tiền truy thu thuế và một số chi phí phát sinh khác (nếu có). Tuy là điều không mong muốn nhưng có thể doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thuế sau khi thanh tra, kiểm tra. Việc dự trù kinh phí từ trước sẽ giúp bản thân bạn và cả ban lãnh đạo của công ty chuẩn bị tốt về mặt tâm lý để đón tiếp đoàn một cách tốt nhất.
Kiến thức cần biết và kinh nghiệm tiếp đoàn kiểm tra, thanh tra thuế

Xem thêm: Hướng dẫn cách lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Kết luận

Như vậy, chúng mình đã chia sẻ với các bạn những kiến thức cơ bản về thanh tra thuế, kiểm tra thuế; cách nhận biết các công ty có dấu hiệu rủi ro thuế và kinh nghiệm tiếp đón đoàn công tác của cơ quan thuế tại doanh nghiệp.

Chúc các bạn thành công!

Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông