Trong bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ với các bạn kiến thức cần biết về quy trình kiểm tra thuế. Các bạn đang phụ trách việc kế toán thuế trong doanh nghiệp thì nhất định phải nắm rõ nhé.
Kiểm tra thuế có 2 hình thức là kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế. Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về quy trình của từng hình thức kiểm tra thuế ngay dưới đây.
Với hình thức kiểm tra này, cơ quan thuế sẽ thông báo đến các doanh nghiệp thuộc diện kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan thuế. Sau đó, doanh nghiệp sẽ mang hồ sơ chứng từ của cơ quan thuế. Các loại hồ sơ, chứng từ cần mang tới cũng sẽ được cơ quan thuế thông báo rõ ràng cho doanh nghiệp.
Sau đây là một số trường hợp khi kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan thuế:
Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin và tài liệu hoặc khồng ke·khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng thì thủ trường cơ quan quản lý thuế sẽ giải quyết theo một trong ba cách sau (tùy thuộc) và mức độ vi phạm:
Xem thêm: Hướng dẫn tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kế toán tổng hợp
Theo điều 10, luật Quản lý thuế 2019 thì có quy định như sau:
1. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước;
b) Trường hợp được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 109 của Luật này. Đây chính là trường hợp chúng mình đã đề cập ở trên là khi mà người nộp thuế không chứng minh được số tiền nộp thuế đã khai là đúng nhưng cũng không tiến hành khai bổ sung hay có các điều chỉnh khác;
c) Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan;
d) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
đ) Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề;
e) Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền;
g) Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ quan thuế không phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Các bạn tham khảo sơ đồ về quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế dưới đây:
Quy trình này sẽ diễn ra như sau:
Bước 1: Cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra
Trong quyết định này sẽ ghi rõ những ai sẽ kiểm tra doanh nghiệp bao gồm trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn. Thời gian ra quyết định kiểm tra cho đến khi thông báo cho doanh nghiệp sẽ là 3 ngày làm việc.
Bước 2: Gửi thông báo cho doanh nghiệp
Sau khi gửi thông báo cho doanh nghiệp thì sẽ xảy ra 3 trường hợp:
Bước 3: Kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp
Đầu tiên, đoàn kiểm tra sẽ công bố quyết định kiểm tra thuế. Tiếp theo, đoàn sẽ tiến hành các thủ tục kiểm tra. Khi đó cơ quan thuế sẽ yêu cầu doanh nghiệp trình bày các hồ sơ, giấy tờ cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra thuế. Các hồ sơ, chứng từ này có thể đã được cơ quan thuế thông báo từ trước hoặc trong quá trình xuống doanh nghiệp kiểm tra trực tiếp mà đoàn phát hiện ra một số vấn đề thì sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thêm.
Thời gian từ khi tiến hành kiểm tra đến khi lập biên bản kiểm tra tối đa là 10 ngày làm việc. Trong 10 ngày làm việc này có thể xảy ra trường hợp gia hạn kiểm tra nếu đoàn kiểm tra cảm thấy cần nhiều thời gian hơn để kiểm tra tại doanh nghiệp. Thời gian gia hạn tối đa là 10 ngày làm việc nữa.
Bước 4: Lập biên bản kiểm tra
Sau khi hoàn tất các thủ tục kiểm tra, bao gồm cả thời gian gia hạn kiểm tra nếu có thì cơ quan thuế sẽ lập biên bản kiểm tra. Tại bước này, có thể tạm dừng thực hiện và chuyển điều tra nếu phát hiện các vấn đề lớn hơn. Nếu không tạm dừng thực hiện thì đoàn kiểm tra sẽ tiến hành lấy ý kiến doanh nghiệp. Khi đó, trong vòng 5 ngày làm việc thì dù đồng ý hay không đồng ý doanh nghiệp vẫn phải ký vào biên bản kiểm tra thuế.
Bước 5: Đưa ra kết luận hoặc quyết định xử phạt
Sau từ 7 - 30 ngày làm việc kể từ khi doanh nghiệp ký vào biên bản kiểm tra thuế thì cơ quan thếu sẽ quyết định xử phạt hoặc đưa ra kết luận nếu không phát hiện sai phạm. Kết quả cuối cùng sẽ được thông báo đến doanh nghiệp trong vòng 2 ngày làm việc.
Doanh nghiệp có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện nếu không đồng ý với ý kiến trong biên bản kiểm tra.
Xem thêm: Mức phạt nộp thuế chậm, nộp tờ khai thuế chậm theo quy định mới nhất
Như vậy, chúng mình đã chia sẻ với các bạn toàn bộ quy trình kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp. Các bạn hãy đọc kỹ phần sơ đồ quy trình kiểm tra, ghi nhớ các mốc thời gian và các quyền lợi của doanh nghiệp để có thể tư vấn phương án tốt nhất cho công ty khi có yêu cầu kiểm tra thuế.
Nếu bạn muốn được học kiến thức và kỹ năng phục vụ cho công việc kế toán thuế một cách bài bản và chuyên nghiệp thì hãy đăng ký ngay khóa học Kế toán Thuế Thực hành từ cơ bản đến nâng cao tại Gitiho.
Khóa học sẽ giúp các bạn nắm chắc kiến thức về thuế cần thiết cho kế toán bao gồm: Các văn bản pháp luật, cách sử dụng phần mềm kê khai, cách lập báo cáo thuế, báo cáo sử dụng hóa đơn, cách tối ưu chi phí thuế, lập quyết toán thuế,… Hoàn thành khóa học, các bạn có thể xử lý tốt công việc kế toán thuế và tự tin giải trình trước cơ quan thuế về các vấn đề liên quan khi kiểm tra thuế. Nếu các bạn xem video mà chưa hiểu bài thì đừng quên là giảng viên sẽ hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc thông qua mục Hỏi - Đáp. Hãy cứ thoải mái đặt câu hỏi cho đến khi bạn hiểu chính xác về vấn đề. Chúc các bạn học tập hiệu quả!
Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:
Hãy bấm Đăng ký và Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!