Mức phạt nộp thuế chậm, nộp tờ khai thuế chậm theo quy định mới nhất

Nội dung được viết bởi Linh Mai

Kế toán thuế nhất định phải biết về mức phạt khi nộp thuế chậm nộp tờ khai thuế chậm theo quy định mới nhất này. Hãy tham khảo ngay để tránh các khoản phạt cho doanh nghiệp.

Thuế là khoản đóng góp về tài chính cho nhà nước mà doanh nghiệp cần thực hiện để hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm. Trong thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng sẽ nộp tờ khai thuế và nộp thuế đúng thời hạn. Nếu nộp chậm thì sẽ có những hình phạt theo quy định của pháp luật. Do đó, các bạn làm kế toán thuế cần biết về mức phạt nộp thuế chậm, nộp tờ khai thuế chậm theo quy định mới nhất để đảm bảo giúp doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ đúng thời hạn, tránh các khoản phạt.

Ý nghĩa của các mức phạt về thuế

Là một kế toán thuế, bạn không thể chỉ biết rằng nộp chậm tờ khai thuế và các khoản thuế thì sẽ bị phạt. Bạn cần phải biết tại sao lại có những mức phạt như thế. Các mức phạt về thuế được đưa ra vì những mục đích sau:

Thứ nhất, đảm bảo cho cơ quan quản lý có thể theo dõi được tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, các khoản đóng thuế sẽ giúp đảm bảo nguồn thu của ngân sách nhà nước.

Do đó, khi doanh nghiệp không nộp tờ khai thuế và nộp thuế đúng thời hạn thì sẽ ảnh hưởng đến việc đảm bảo nguồn thu ngân sách và việc theo dõi tình hình hoạt động của cơ quan quản lý. Vì vậy, các mức phạt được đưa ra để doanh nghiệp tuân thủ đúng theo pháp luật.

Mức phạt nộp thuế chậm, nộp tờ khai thuế chậm theo quy định mới nhấtm nộp tờ khai thuế theo quy định mới nhất

Xem thêm: Thuế môn bài là gì? Mức nộp thuế và hạn nộp thuế môn bài năm 2022

Mức phạt nộp thuế chậm, nộp tờ khai thuế chậm

Cơ quan quản lý về thuế sẽ không phạt tiền doanh nghiệp ngay khi vừa vi phạm việc nộp chậm tờ khai thuế hay các khoản thuế. Thay vào đó, họ sẽ chỉ phạt cảnh cáo bằng cách gửi văn bản nhắc nhở, cho doanh nghiệp thời gian để nộp bù. Nếu doanh nghiệp vẫn không nộp sau khi được nhắc nhở thì mới bị phạt. Các mức phạt cũng được quy định rõ trong các văn bản pháp luật về thuế.

Mức phạt nộp chậm tờ khai thuế

Tờ khai thuế sẽ bao gồm thuế GTGT, thuế TNCN (thuế thu nhập cá nhân) và thuế TNDN (thuế thu nhập doanh nghiệp). Các mức phạt theo Điều 13 nghị định số 25/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:

Mức phạt

Số ngày chậm nộp - hành vi

Phạt cảnh cáo

Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đế 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

Phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng

Đối với hành vị nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày (khi không có tình tiết giảm nhẹ).

Phạt tiền từ 5.000.000 đến 8.000.000 đồng

Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.

Phạt tiền từ 8.000.000 đến 15.000.000 đồng

a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày.

b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở nên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.

c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.

d) Không nộp các phụ lục theo định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Phạt tiền từ 15.000.000 đến 25.000.000 đồng

Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Khoản 11 Diều 143 Luật Quản lý thuế.

Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn sô tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại Khoản 4 điều này.

Các bạn kế toán thuế phải chú ý là mức phạt này áp dụng cho tất cả doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp của bạn có hoạt động sản xuất kinh doanh mà phát sinh nghĩa vụ đóng thuế hay không thì vẫn phải nộp tờ khai đúng thời hạn.

Trong trường hợp không nộp tờ khai đúng hạn mà cơ quan quản lý đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, thì bị tính tiền chậm nộp theo số ngày không đóng tiền phạt. Công thức cụ thể như sau:

Mức phạt nộp thuế chậm, nộp tờ khai thuế chậm theo quy định mới nhấtm nộp tờ khai thuế theo quy định mới nhất

Trong đó, số ngày chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày nộp phạt.

Ví dụ: Chậm nộp tờ khai 15 ngày, mức phạt là 2 triệu đồng, cơ quan thuế đã thông báo cần nộp phạt trước ngày 19/08/2021. Số ngày chậm nộp sẽ được tính từ ngày 19/08 cho đến ngày doanh nghiệp của bạn nộp phạt.

Xem thêm: Cách đăng ký nộp tờ khai thuế qua mạng mới nhất

Mức phạt nộp chậm thuế

Theo khoản 1, Điều 59, Luật quản lý thuế thì các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp thuế bao gồm:

a) Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định. thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định về thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế:

Ví dụ: Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế GTGT quý 3/2021 có phát sinh nghĩa vụ phải nộp thuế là 50 triệu đồng.

Đến ngày 01/11/2021, doanh nghiệp vẫn chưa nộp thuế thì sẽ phát sinh tiền chậm nộp thuế với số tiền 50 triệu đồng.

b) Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai sót hoặc kể từ ngày hết hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu.

Ví dụ: Ngày 09/05/2021, Cơ quan thuế ra quyết định nộp bổ sung 30 triệu tiền thuế TNDN nộp thiếu của năm 2019 khi xuống kiểm tra doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp với số tiền 30 triệu đồng kể từ thời điểm 01/04/2020.

c) Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước.

d) Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 5 Điều 124 của Luật này.

đ) Trường hợp không bị xử phạt hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu quy định tại khoản 3 Điều 137 của Luật này.

e) Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 142 của Luật này.

g) Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo quy định.

Trong các trường hợp nêu trên thì trường hợp a) và b) là thường gặp nhất nên các bạn kế toán thuế cần lưu ý để tránh mắc phải nhé.

Công thức tính số tiền chậm nộp là:

Mức phạt nộp thuế chậm, nộp tờ khai thuế chậm theo quy định mới nhấtm nộp tờ khai thuế theo quy định mới nhất

Trong đó, số ngày chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày nộp thuế.

Ví dụ: Công ty ABC có số thuế GTGT phải nộp Q2/2021 là 20 triệu đồng. Công ty đã nộp chậm tiền thuế 50 ngày. Khi đó, tiền phạt nộp chậm mà công ty phải nộp là 20 x 50 x 0,03% (triệu đồng) = 300.000 đồng.

Xem thêm: Những loại báo cáo thuế nào phải nộp hàng tháng, hàng quý?

Kết luận

Hy vọng những thông tin mà chúng mình cung cấp về mức phạt khi nộp chậm tờ khai thuế, nộp chậm thuế trên đây có thể giúp các bạn cập nhật kiến thức mới về thuế. Hãy cố gắng tránh các trường hợp chậm nộp thuế để không phải đóng phạt các bạn nhé.

Nếu các bạn đang làm công việc kế toán thuế nhưng cảm thấy nền tảng kiến thức về thuế chưa tốt thì có thể tham gia khóa học dưới đây của Gitiho:

Kế toán Thuế Thực hành Toàn từ cơ bản đến nâng cao

Khóa học giúp bạn trang bị kiến thức về nguyên tắc, hệ thống văn bản pháp luật về thuế. Hoàn thành khóa học, các bạn sẽ sử dụng thành thạo phần mềm hỗ trợ kê khai thuế; nắm vững quy trình lập báo cáo thuế; tự tin xử lý các vấn đề về thuế cho doanh nghiệp; biết cách cân đối hóa đơn đầu ra và đầu vào để tối ưu chi phí thuế cho doanh nghiệp; tự tin khi giải trình với cơ quan thuế nếu có các buổi thanh tra, kiểm tra.

Kiến thức trong khóa học được cập nhật theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành. Giảng viên sẽ hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của bạn trong suốt quá trình học. Bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi khi có thời gian phù hợp vì khóa học có giá trị sử dụng trọn đời. Chúc các bạn thành công!

Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông