7 Nguyên nhân làm việc nhóm không hiệu quả - cách giải quyết hữu hiệu

Nội dung được viết bởi Mai Phạm

Nguyên nhân làm việc nhóm không hiệu quả bắt nguồn từ nhiều phía: Nhân viên, nhà quản lý. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công việc. 

Nắm rõ căn nguyên dẫn tới hoạt động teamwork trì trệ giúp lãnh đạo đưa ra cách khắc phục kịp thời. Ngay sau đây Gitiho sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để bạn chủ động hơn trong quá trình quản lý nhân sự. 

Nguyên nhân làm việc nhóm không hiệu quả - thiếu gắn kết

Warren Buffet từng nói: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Quan điểm này nhấn mạnh tầm quan trọng của làm việc nhóm tới sự thành công lâu dài. 

nguyen-nhan-lam-viec-nhom-khong-hieu-qua-1
Làm việc nhóm cần có sự gắn kết của tất cả thành viên

Nguyên nhân phổ biến dẫn tới nhóm bạn làm việc không hiệu quả chính là thiếu sự gắn kết. Từng thành viên không muốn hợp tác vì cho rằng không cần thiết hay không đủ tin tưởng cộng sự để chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng. Cuối cùng làm cho nhiệm vụ chung không đâu vào đâu. 

Cách giải quyết: Tình huống này, trưởng nhóm sẽ là người giữ nhiệm vụ gắn kết mọi người. Theo đó, bạn có thể chia sẻ, tâm sự chân thành để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng. Sau đó, chúng ta nên tổ chức các buổi giao lưu như: Bữa tiệc nhỏ, teambuilding. 

Chia thành nhóm nhỏ 2 – 3 thành viên cùng giúp nhau trong công việc cũng là ý kiến không tồi. Lâu dần mọi người sẽ thấu hiểu nhau hơn, trở nên gần gũi, thân thuộc. Như vậy họ dễ dàng kết hợp ăn ý khi thực hiện công việc. 

Xem thêm: 10 lợi ích quan trọng mà làm việc nhóm mang lại

Làm việc với cái tôi quá cao

Một nhóm sẽ tập hợp từ nhiều thành viên với trình độ, kỹ năng khác nhau. Đó có thể là nhân sự cốt cán lâu năm hay nhân viên mới vào. Vậy nên mỗi người lại mang những tính cách khác nhau. Có người sở hữu cái tôi cao, bảo thủ, coi thường quan điểm người khác rất dễ gây nên mâu thuẫn. 

nguyen-nhan-lam-viec-nhom-khong-hieu-qua-2
Mỗi thành viên trong nhóm cần thể hiện trách nhiệm, sự lắng nghe

Tác giả người Mỹ - Patrick Lencioni từng chia sẻ: “Làm việc nhóm bắt đầu từ việc xây dựng lòng tin. Cách duy nhất để làm được điều đó là vượt qua nhu cầu tự phòng thủ mọi tổn thương trong người chúng ta”. Vì thế trong tập thể, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng chỉ trở thành sức mạnh nếu được dung hòa và chia sẻ rộng rãi. 

Cách khắc phục: Tất cả thành viên trong nhóm nên chia sẻ cởi mở để hiểu nhau hơn. Đồng thời mỗi người hãy chủ động lắng nghe, tôn trọng quan điểm cộng sự, ứng xử lịch sự. Quan trọng hơn hết chúng ta phải cùng nhau hướng đến mục tiêu chung để hoàn thành tốt nhiệm vụ. 

Nhân sự làm việc thụ động

Theo doanh nhân người Mỹ - Jame Cash Penney: “Tinh thần đội nhóm tốt nhất đến từ những người làm việc một cách độc lập, chủ động hướng đến mục tiêu chung”. Nhưng trong nhóm đôi khi lại xuất hiện những thành viên thụ động, ít tương tác. 

nguyen-nhan-lam-viec-nhom-khong-hieu-qua-3
Bị động, thiếu trách nhiệm là nguyên nhân làm việc nhóm không hiệu quả

Những người này thường có xu hướng đùn đẩy việc cho người khác. Đây chính là nguyên nhân làm việc nhóm không hiệu quả cần khắc phục ngay. Chính tinh thần làm việc không năng nổ, nhiệt tình có thể khiến cả nhóm bị ảnh hưởng, kéo theo giảm sút năng suất. 

Xem thêm: Hướng dẫn triển khai cách làm việc nhóm hiệu quả

Cách giải quyết: Trước hết nhóm trưởng nên khảo sát, lấy ý kiến để xác định người thụ động nhất trong nhóm. Sau đó giao nhiệm vụ cụ thể giúp họ nhận thấy trách nhiệm cũng như tầm quan trọng của mình. Quản lý cũng có thể đưa ra một số chính sách thưởng cho người làm tốt nhằm thúc đẩy sự hăng hái khi làm việc. 

Tương tác, kết nối trong nhóm kém

Làm việc nhóm không hiệu quả đôi khi bắt nguồn từ việc tương tác, kết nối trong team kém. Trong một tập thể nếu ai biết công việc của người đó, không có sự trao đổi chia sẻ dần sẽ tạo ra khoảng cách. 

nguyen-nhan-lam-viec-nhom-khong-hieu-qua-4
Tương tác kém khiến công việc nhóm bị đình trệ

Tình trạng này xảy ra khi thực hiện nhiệm vụ nhóm là một trở ngại rất lớn. Bởi người này không biết tiến độ của người kia như thế nào dễ khiến chồng chéo mà không đảm bảo tiến độ. Chưa kể trong nhóm không có sự tương tác có thể gây tranh cãi, xung đột ý kiến khi làm việc thực tế. 

Giải pháp: Người trưởng nhóm lúc này đóng vai trò cầu nối cho tất cả thành viên. Bạn nên tăng cường hoạt động tương tác để nhân viên gắn bó với nhau. Trường hợp các thành viên xảy ra khúc mắc bạn cũng phải tìm hiểu kỹ và dung hòa mối quan hệ. 

Tâm lý nể nang

Người Việt Nam thường mang tâm lý nể nang, ngại va chạm. Đây là một trong những nguyên nhân làm việc nhóm không hiệu quả. Điều này xuất hiện ở những cá nhân có quan hệ thân thiết với nhau. Vì cả nể họ có thể giúp làm phần việc của người kia hoặc không muốn chia sẻ thẳng thắn khi phát sinh vấn đề. 

nguyen-nhan-lam-viec-nhom-khong-hieu-qua-5
Tâm lý nể nang đôi khi khiến cộng sự của mình thiếu tính sáng tạo

Thực tế trong teamwork, tâm lý nể nang ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công việc. Bởi người cộng sự sẽ không biết mình còn thiếu sót ở đâu, cần bổ sung thay đổi điều gì. Vậy nên đã làm việc chúng ta nên loại bỏ điều này. 

Cách xử lý: Nếu là trưởng nhóm, bạn nên triển khai góp ý phiếu kín. Mỗi thành viên trong team sẽ đánh giá những người còn lại. Đương nhiên ý kiến này sẽ là ẩn danh để ai cũng có thể chia sẻ thật. 

Cá nhân lười biếng, thiếu tự giác

Nữ văn sĩ người Mỹ - Helen Keller từng chia sẻ: “Khi đơn độc chúng ta làm rất ít, cùng nhau chúng ta tạo nên nhiều thứ”. Nhưng trong một nhóm không phải ai cũng dốc lòng dốc sức cống hiến ý tưởng, sáng kiến. 

nguyen-nhan-lam-viec-nhom-khong-hieu-qua-6
Mỗi cá nhân cần tự giác, nâng cao tinh thần trách nhiệm để công việc thuận lợi

Một số người ỷ lại, thiếu trách nhiệm với công việc tập thể, chỉ ngồi không hưởng lợi. Họ chỉ muốn chọn phần việc nhẹ nhàng và làm cho có chứ không toàn tâm toàn ý đầu tư thời gian, công sức. 

Xem thêm: Nguyên tắc làm việc nhóm lãnh đạo nào cũng cần

Cách xử lý: Nếu nhóm bạn xuất hiện những thành viên như vậy hãy góp ý trực tiếp. Trưởng nhóm cần phân công nhiệm vụ công bằng, áp dụng đánh giá hiệu suất thông qua KPI để đảm bảo ai cũng làm việc như nhau. 

Lãnh đạo kém hiệu quả

Nguyên nhân làm việc nhóm không hiệu quả đôi khi còn xuất phát từ người đứng đầu. Trưởng nhóm độc tài, bảo thủ, không biết lắng nghe, chỉ thích ra lệnh, thiếu minh bạch sẽ khiến nhân viên cấp dưới chán chường. Chẳng ai muốn cống hiến cho một người kỹ năng lãnh đạo kém, không có tâm, không có tài. 

nguyen-nhan-lam-viec-nhom-khong-hieu-qua-7
Trưởng nhóm đóng vai trò kết nối các thành viên trong team

Để tập thể làm việc tốt, người quản lý cần có kỹ năng chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao. Team Leader cũng phải tìm hiểu rõ từng thành viên trong nhóm, giao việc đúng năng lực, sẵn sàng chia sẻ, lắng nghe, ghi nhận thành tích nhân viên. 

Trên đây Gitiho đã chia sẻ một số nguyên nhân làm việc nhóm không hiệu quả. Tin chắc khi đã phát hiện ra căn nguyên bạn dễ dàng kết nối các thành viên, “điều binh khiển tướng” giúp công việc xuôi chèo mát mái. 

Xem thêm: 7 ứng dụng giúp làm việc nhóm hiệu quả, năng suất

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông