Paid Marketing là gì? Những điều cần biết về Paid Marketing

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Có lẽ bạn đã nghe đến thuật ngữ Paid Marketing - quảng cáo trả tiền ở đâu đó rồi. Nhưng bạn đã thực sự hiểu Paid Marketing là gì chưa? Liệu Paid Marketing có phải chỉ là chạy quảng cáo facebook, google thôi không? Hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Paid Marketing là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Paid Marketing hay quảng cáo là các hoạt động marketing mà chúng ta cần phải trả tiền cho nền tảng để được ưu tiên hiển thị trên đó. Hoạt động quảng cáo có thể diễn ra trên bất kỳ nền tảng nào. 

Trái ngược với các kết quả hiển thị từ hoạt động quảng cáo là các bài đăng không mất tiền để hiển thị và được nền tảng phân phối một cách tự nhiên theo thuật toán của riêng nền tảng, còn được gọi là kết quả organic.

paid-marketing

Nếu chỉ phụ thuộc vào organic thì chúng ta sẽ khó tiếp cận được đến với một số lượng lớn người xem và đôi khi là tiếp cận không đúng với đối tượng khách hàng mục tiêu. Quảng cáo sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều người hơn, mang sức lan tỏa của thương hiệu đi xa hơn, và chúng ta có thể hiển thị quảng cáo nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu thông qua targeting.

paid-marketing

=> Quảng cáo chính là cánh tay nối dài sau khi đã xây dựng được những trải nghiệm ký thú và hữu ích cho người dùng trên các kênh owned, và muốn mang chúng đến với nhiều khách hàng mục tiêu.

Các loại Paid Marketing phổ biến trên nền tảng digital

Display Ads - Quảng cáo hiển thị

Đây là các banner quảng cáo trên các nền tảng website mà bạn thường thấy ở trên đầu, hai bên trang web hoặc đan xen trong nội dung của trang web. Để hình ảnh quảng cáo hiển thị ở đây bạn cần trả tiền cho đơn vị chủ quản của trang web. 

Loại quảng cáo này thường có định dạng là ảnh tĩnh, ảnh động hoặc đôi khi là video. Khi người xem click vào thường dẫn đến landing page.

paid-marketing

Web banner giống như những tấm áp phíc, poster quảng cáo treo ngoài đường, nhưng điều khác biệt là khách hàng có thể tương tác, và từ đó điều hướng đến một landing page mà bạn sở hữu. Tại đây bạn có thể thu thập những thông tin về hành vi khách hàng và điều hướng khách hàng thực hiện hành động theo ý muốn của mình, như đăng ký tư vấn hoặc mua hàng.

Bên cạnh việc tự bán các vị trí đặt quảng cáo, các website có thể giao cho các bên thứ ba như Google Display Network (GDN), Admicro thầu lại các vị trí quảng cáo nhằm tối ưu hóa việc quản lý và kinh doanh.

Pre-roll

Đây là những video quảng cáo xuất hiện trước khi chạy một nội dung định dạng video. Điển hình nhất của hình thức này là quảng cáo trên youtube. Những đoạn TVC quảng cáo trên youtube thường kéo dài 30 giây đối với quảng cáo có thể bỏ qua, và khoảng 5-10 giây đối với quảng cáo không thể bỏ qua.

paid-marketing

Ở góc dưới bên trái của mỗi quảng cáo sẽ xuất hiện nút CTA và điều hướng khách hàng đến landing page.

Social Ads

Là những quảng cáo trên những nền tảng social media. 

Ví dụ: quảng cáo trên facebook, các bài đăng sẽ có hiển thị chữ “quảng cáo” nhỏ ở bên dưới xen lẫn với những bài đăng organic.

paid-marketing

Vị trí quảng cáo trên facebook rất đa dạng, có thể ở trên newsfeed, cột phải newsfeed, trên story,… Nút CTA quảng cáo trên facebook cũng đa dạng. Ngoài ghé thăm landing page, người dùng có thể nhắn tin đến fanpage, hoặc để lại thông tin của mình trên form đăng ký. 

Lợi thế của social ads so với các dạng quảng cáo khác đó là bên cạnh việc có thể điều hướng khách hàng hành động thì khác hàng có thể tương tác trực tiếp với nhãn hàng thông qua các bài quảng cáo.

Xem thêm: 5 điều quan trọng bạn phải biết trước khi bắt đầu chạy quảng cáo facebook

Search Ads 

Đây là quảng cáo trên các trang tìm kiếm, điển hình nhất là kết quả hiển thị đầu tiên trên kết quả tìm kiếm của Google. Các Search Ads chính là những website hoặc landing page mà bạn muốn khách hàng ghé thăm.

paid-marketing

Xem thêm: Landing page là gì? Hướng dẫn thiết kế landing page cho người không chuyên

Loại quảng cáo này là những dạng nội dung cung cấp thông tin, kiến thức về 1 lĩnh vực gì đó để ngầm giới thiệu sản phẩm dịch vụ, hay khuyến khích người xem thực hiện hành động theo ý muốn của nhãn hàng.

Ví dụ: hững bài đăng trên trang cá nhân của KOL, người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng, hoặc những bài báo trên các trang tin tức, những bài đăng trong các hội nhóm, forum.

paid-marketing

Để có thế có được những Sponsored Content này bạn cần trả tiền cho những người nổi tiếng, KOL để họ đăng bài, hoặc trả tiền cho đơn vị chủ quán của website, hội nhóm, forum để được lên bài quảng cáo.

Dạng quảng cáo này trên digital đang ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là trên các nền tảng social như facebook, tiktok,… Do dạng quảng cáo này không gây phản cảm, phiền toái với người xem. Người xem có thể không nhận thức được đó là 1 bài quảng cáo, nên thông tin về nhãn hàng sẽ đến với họ 1 cách rất tự nhiên và dễ chịu.

Xem thêm: Content Marketing là gì? Kiến thức cơ bản nhất về Content Marketing

Mô hình tính phí Paid Marketing phổ biến trên các nền tảng digital hiện nay.

CPD - Cost perduration

  • Là dạng chi phí tính theo thời gian (ngày, tuần, tháng).
  • Loại quảng cáo thường sử dụng mô hình tính phí này đó là: display ads, hay đôi khi là những sponsored content được ghim trên các hội nhóm, fanpage trên facebook.

Khi bạn liên hệ quảng cáo với các đơn vị chủ quản website hoặc fanpage, họ sẽ gửi cho bạn một bảng báo giá có nêu rõ chi phí cho mỗi vị trí banner, hoặc mỗi bài đăng được ghim là bao nhiêu tiền một ngày/tuần/tháng. 

paid-marketing

CPM - Cost per mile

  • Là chi phí tính trên 1000 lượt hiển thị.
  • Loại tính phí này thường dùng cho social ads, các quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội.

Với cách tính phí này, cứ mỗi lượt bài quảng cáo của bạn hiển thị trên màn hình của người dùng là bạn sẽ bị thu phí. Không cần biết người dùng đó có xem, có đọc, có chú ý hay tương tác trên quảng cáo của bạn hay không.

CPC - Cost per click

  • Là chi phí cho mỗi lần nhấp chuột.
  • Mô hình này thường được sử dụng trong search ads, pre-roll.

Bạn sẽ không bị tính phí cho đến khi người dùng nhấp vào bài quảng cáo của bạn. Chi phí của mỗi lượt click sẽ tùy thuộc vào vị trí quảng cáo, mức độ hot của từ khóa và mức độ phù hợp của nội dung. Càng dễ click thì giá càng rẻ.

paid-marketing

CPV - Cost per view

  • Là hình thức bán quảng cáo trả tiền cho mỗi lượt xem.
  • Hình thức này áp dụng chủ yếu cho quảng cáo pre-roll, trueview.

Xem thêm: Là Marketer chân chính nhất định phải biết các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing này

Kết luận

Trên đây là những điều mà bạn nên biết về Paid Marketing. Rõ ràng Paid Marketing không chỉ là chạy quảng cáo google, facebook như mọi người thường hay truyền tai nhau. 

Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn học tập tốt!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông