Phân biệt Copywriting và Content Writing trong Marketing

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Copywriting và content writing là hai công việc tưởng như làm một nhưng thật ra có nhiều điểm khác biệt lắm đó! Vậy làm thế nào để so sánh hai công việc cùng mang tính chất làm việc và “chơi đùa” với con chữ này? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Khái niệm content writing và copywriting

Để phân biệt được content writing và copywriting, trước tiến chúng ta cần hiểu về khái niệm của 2 công việc này. 

Content Wriring là gì?

Content writing là công việc tạo ra các nội dung dạng chữ với mục đích cung cấp thông tin, giáo dục hoặc giải trí cho người đọc. Tuy có thể thúc đẩy bán hàng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp, nhưng nhiên đây không phải mục đích chính của content writing. Content writing có mục đích chính là thu hút người dùng, khiến người dùng muốn tương tác với bài viết, thương hiệu, nuôi dưỡng người dùng thông qua việc tạo ra các nội dung có giá trị và chất lượng. Các dạng content writing thường gặp như:

  • Blog post
  • E-books
  • Newsletter, bản tin miễn phí/trả phí thường kì
  • Social post

Copywriting là gì?

Copywriting (viết quảng cáo) cũng là công việc sáng tạo liên quan đến con chữ. Tuy nhiên, khác với content writing mang tính chất thu hút và nuôi dưỡng người dùng, copywriting có mục đích thuyết phục người đọc tin tưởng và ra quyết định mua. Copywriting là nghệ thuật của sự dẫn dắt và kêu gọi các hành động liên quan tới quá trình mua của khách hàng.

Một số ví dụ về copywriting như:

  • PPC Landing Pages
  • PPC ads
  • Website Sales Copy
  • Sale emails
  • Social media ads

Qua định nghĩa, chúng ta có thể thấy content writing và copywriting chẳng hề giống nhau như mọi người thường nghĩ. Nếu tìm hiểu sâu, chắc chắn bạn sẽ thấy giữa 2 công việc này còn có những khác biệt rõ ràng hơn đó!

6 thủ pháp viết tiêu đề cực hấp dẫn nhất định không được bỏ qua

Phân biệt content writing và copywriting

Về chi tiết, content writing và copywriting có nhiều điểm khác biệt lớn về mục đích, độ dài, cảm xúc khi viết, ngữ pháp, tầm nhìn và lợi nhuận mang lại. 

minh họa copywriting và content writing

Mục đích 

Trước khi sáng tạo nội dung chữ, bạn cần trả lời được câu hỏi “Nội dung này được sử dụng để làm gì?”

Có rất nhiều mục đích khi tạo ra nội dung chữ. Từ việc xác định được mục đích, ta sẽ lựa chọn được nên sử dụng copywriting hay content writing.

Content writing: Mục đích của content writing là để bày tỏ quan điểm và chia sẻ thông tin tới mọi người, nhằm giáo dục hoặc giúp người đọc giải trí. Content Writing thường xuất hiện trên các organic website, các trang web phi lợi nhuận hoặc các bài post facebook, instagram mang tính chất chia sẻ, giáo dục hoặc giải trí. 

Copywriting: Mục đích của copywriting là thuyết phục người đọc, tạo sự tin tưởng để người đọc thực hiện hành động mua. Một ví dụ của copy chính là phần văn bản trong các mẫu quảng cáo, mô tả sản phẩm hay thư bán hàng, trên đa dạng các nền tảng như Facebook, Google, Youtube hay Instagram..

Phân biệt Copywriting và Content Writing trong Marketing
Ví dụ về copywriting

Độ dài

Một điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa Content writing và Copywriting mà chúng ta có thể dễ dàng thấy chính là dộ dài.

Content writing thường dài và nhiều thông tin hơn, bởi mục đích của content writing là chia sẻ và cung cấp thông tin cho người đọc. Tùy vào chủ đề và mục đích mà một bài content có thể dao động từ 500 - 2500 từ. Trong khi đó, copywriting chỉ cần thuyết phục được người đọc, không cần quan trọng về độ dài, nội dung càng ngắn gọn, súc tích, ấn tượng và chạm đến được người đọc càng tốt. 

Thương hiệu là gì? Tìm hiểu về sức mạnh của thương hiệu doanh nghiệp

Ngữ pháp

Yếu tố chuẩn ngữ pháp và chính tả luôn được đặt luôn được đặt lên hàng đầu trong các bản sáng tạo con chữ, đặc biệt là trong content writing. Bởi ngữ pháp sai, chính tả sai có thể khiến người đọc cảm thấy khó chịu và mất tin tưởng ở bài content mà họ đang đọc. 

Tuy nhiên, copywriting lại không yêu cầu ngữ pháp quá hoàn hảo. Các bản copy có thể sử dụng câu không hoàn chỉnh để kích thích khách hàng thực hiện hành động, hoặc sử dụng áp dụng sự sai chính tả để chơi chữ nhằm gây ấn tượng cho bản copy. 

Tầm nhìn và lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp

Với mục đích khác nhau, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy, copy writing sẽ mang lại doanh thu lớn hơn và mang về doanh thu trực tiếp, ngay lập tức cho doanh nghiệp so với content writing.

Tuy nhiên, về tầm nhìn dài hạn thì content writing chiếm ưu thế hơn. Vì content writing không có mục đích chính về thương mại, bán hàng, nhưng content writing có vai trò xây dựng và kết nối mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và doanh nghiệp thông qua truyền tải nội dung hữu ích. Từ đó nuôi dưỡng khách hàng, tăng niềm tin và độ trung thành đối với thương hiệu từ phía người dùng và chuyển đổi người dùng từ người theo dõi thành khách hàng của doanh nghiệp

10 Tư duy đúng về SEO cho người mới bắt đầu (Phần 2)

Tổng kết

Như vậy, qua bài viết, chúng ta đã hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa content writing và copywriting. Hiểu được mục đích và tầm quan trọng của 2 công việc này đối với quy trình Marketing, bạn sẽ biết cách lựa chọn và phối hợp 2 công việc này sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông