Quản lý nhân viên cứng đầu trong tổ chức, doanh nghiệp không hề đơn giản. Các lãnh đạo cần kết hợp mềm mỏng với biện pháp cứng rắn đúng thời điểm.
Xử lý nhân sự cá biệt là nghệ thuật chinh phục lòng người. Làm thế nào để những cấp dưới có cái tôi quá lớn “thuần phục” cần quá trình dài. Bài viết sau đây Gitiho sẽ chia sẻ một số giải pháp vẹn cả đôi đường.
Xem thêm: Top 7 cách quản lý nhân viên dành cho nhà quản lý chuyên nghiệp
XEM NHANH BÀI VIẾT
Một doanh nghiệp có hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng nghìn nhân viên. Mỗi người như những mảnh ghép khác nhau mang màu sắc, cá tính riêng biệt. Vì thế trong tập thể luôn tồn tại hai thái cực song song: Nhóm nhân viên tích cực – nhóm nhân viên cứng đầu.
Trong đó nhóm cứng đầu là một tín hiệu xấu của công ty. Họ là căn nguyên hình thành nên môi trường làm việc độc hại, thiếu sự chủ động. Nhóm nhân sự này tác động tiêu cực đến hiệu suất công việc, khiến tổ chức vận hành khó khăn.
Tùy vào từng vị trí làm việc, nhân viên cứng đầu sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số đặc điểm nhận diện cơ bản:
Chức trách bắt buộc của một nhân viên chính là hoàn thành công việc được giao. Nhưng với những người tỏ thái độ lười biếng, trì trệ luôn tìm lý do bao biện cho sự trễ nải của bản thân.
Tuy nhiên không phải nhân viên nào làm việc kém hiệu quả cũng lười biếng. Họ có thể đang gặp phải một số nguyên nhân ảnh hưởng tới tâm lý, năng lượng:
Để đảm bảo nhân sự phát huy tối đa năng lực bản thân, chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân sâu xa. Từ đó chúng ta mới có thể đưa ra cách quản lý nhân viên cứng đầu hợp tình hợp lý.
Những hành vi chống đối của những nhân sự cá biệt có thể ảnh hưởng tới năng suất làm việc của toàn bộ tổ chức. Điều này tạo ra môi trường làm việc độc hại, kéo theo nhiều hệ lụy. Dưới đây là một số đặc điểm nhận diện lao động có thái độ không tốt:
Nếu nhân sự có thái độ xấu khi làm việc, trao đổi với khách hàng sẽ còn ảnh hưởng tới danh tiếng doanh nghiệp. Vì thế chủ doanh nghiệp cần nhận diện để xử lý kịp thời.
Nhân viên cố ý hạ thấp uy tín, quyền hạn của sếp ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần làm việc của nhân sự khác. Vì hình ảnh bạn đã trở nên thiếu đứng đắn, chuyên nghiệp, không đủ năng lực quản lý.
Lúc này bạn nên tỉnh táo để đánh giá tình hình. Đôi khi đó chỉ là quan điểm thiện chí họ muốn chia sẻ nhằm nâng cao hiệu quả công việc cả nhóm. Trước khi tìm hiểu tính chân thực chúng ta không nên quy chụp nhân sự.
Xử lý nhân viên chống đối, cứng đầu trong doanh nghiệp là vấn đề nhạy cảm. Nhà quản lý cần đưa ra giải pháp thuận lý thuận tình. Gợi ý sau đây sẽ giúp bạn tốt hơn:
Khi trao đổi với một nhân sự cá biệt bạn không thể để cảm xúc tức tối, nóng giận lấn át suy nghĩ, hành động của mình. Họ thường có cái tôi lớn, dễ bị tổn thương. Vì thế muốn thuần phục bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, thể hiện sự thiện chí.
Đương nhiệm chức vụ quản lý, bạn cần biết cách điều chỉnh tâm trạng, giữ im lặng lúc cần thiết. Việc la mắng có thể giải tỏa cảm xúc nhất thời nhưng sẽ khiến chúng ta mất đi sự tôn trọng từ nhân viên.
Ví dụ: Quá trình trao đổi với nhân sự lên cao trào do những biện minh, lý lẽ của họ, bạn hãy ra ngoài ngay, hít thở thật sâu. Cách này giúp bạn ổn định tâm trạng, bình tĩnh suy nghĩ thấu đáo hơn.
Việc thể hiện mình là bề trên so với cấp dưới sẽ càng khiến họ trở nên xa cách. Dưới cương vị người lãnh đạo, bạn cần xóa bỏ rào cản cấp bậc, trở thành bạn với nhân viên để thấu hiểu.
Những nhân sự cứng đầu thường cư xử trái với nguyên tắc chung, không nghe lời. Điều đó khiến họ trở nên khác biệt, đôi khi còn bị tẩy chay khỏi môi trường công sở. Bản chất của nhóm nhân viên ấy vốn như vậy nên khó để ép họ thay đổi trong một sớm một chiều.
Dưới vai trò người bạn, chia sẻ cởi mở, bạn có thể tìm hiểu suy nghĩ, tâm tư của nhân viên. Bạn cũng dễ dàng đưa ra lời khuyên hữu ích giúp họ hoàn thiện bản thân tốt hơn.
Tôn trọng cấp dưới là cách quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả. Dù khác biệt nhưng họ vẫn đồng hành cùng sự phát triển doanh nghiệp. Thế nên bạn cần giữ thái độ tôn trọng, hòa hữu, không phân biệt cấp bậc.
Trước mắt phong thái làm việc, ứng xử của nhóm nhân sự cá biệt chưa tốt. Song không phải vì thế mà bạn sẵn sàng phê bình chỉ trích họ trước mặt đồng nghiệp khác. Thay vì đó, chúng ta hãy trao đổi riêng, kín đáo để họ thấy bản thân có giá trị.
Ví dụ: Nếu nhân viên cứng đầu gây tổn hại cho công ty, bạn hãy gọi họ vào phòng làm việc của mình vào nói chuyện riêng. Bạn hãy để cho họ thấy cái sai đã mắc phải và thể hiện sự bao dung “lấy công chuộc tội”.
Thiết lập chế tài thưởng phạt rõ ràng là cách quản lý nhân viên cứng đầu dễ thành công. Nếu không thuyết phục về mặt tinh thần, bạn hãy đánh thẳng vào vật chất để “thuần phục” họ.
Nhân viên dù cứng đầu tới đâu khi áp dụng chế độ như vậy cũng phải tuân thủ. Vì chẳng ai muốn bị giảm lương, cắt thưởng chì vì sai phạm nhỏ nhặt của mình.
Khi họ làm tốt công việc, đạt thành tích đáng ghi nhận lãnh đạo nên động viên, khen ngợi trước mặt mọi người. Công lao được thừa nhận sẽ là nguồn sức mạnh to lớn giúp nhân sự vốn cá biệt trở nên năng nổ, nhiệt tình hơn.
Đương nhiên, trước khi giao việc bạn cần đề ra những thỏa thuận về chế tài khen thưởng, xử phạt. Điều này tạo nên tính minh bạch, công bằng, rõ ràng.
Trên cương vị nhà lãnh đạo, bạn nên thẳng thắng trong mọi vấn đề. Nếu nhân viên phạm lỗi, vi phạm nội quy bạn cần trao đổi, chia sẻ thẳng thắn ngay lập tức.
Trong quá trình đó, bạn có thể chỉ ra sai lầm họ phạm phải. Ngoài ra, bạn hãy đặt ra một số câu hỏi liên quan tới khối lượng công việc, cách quản lý, môi trường làm việc. Đây là cơ sở giúp bạn hiểu hơn suy nghĩ nhân sự và đưa ra cách quản lý nhân viên cứng đầu tối ưu.
Người làm sếp cũng không nên im lặng, mặc kệ nhân viên sau đó gửi thư sa thải họ. Điều này không chỉ khiến doanh nghiệp mất đi một nhân công mà còn ảnh hưởng tới lòng tin của lao động khác.
Cách quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả đòi hỏi lãnh đạo cần linh hoạt, khả năng ứng biến tốt. Nếu nhân sự phạm lỗi lần đầu hoặc những vấn đề nhỏ bạn có thể nhắc nhở, cho họ cơ hội sửa sai. Tuy nhiên, với nhân sự thường xuyên phạm lỗi, không hề có thiện chí sửa đổi cần áp dụng ngay biện pháp mạnh tay hơn.
Thông qua cách giải quyết hợp tình hợp lý người ta sẽ thấy được uy nghiêm của một người quản lý. Những nhân viên cứng đầu cũng hiểu rõ vị trí của mình không phải là “ông vua” mà chẳng ai dám đụng tới.
Ví dụ: Bạn có thể tổ chức các buổi ăn uống, vui chơi sau giờ làm giúp gắn kết, gần gũi với nhân viên. Qua đó, mọi người cũng tháo gỡ được hiểu lầm, giải quyết mâu thuẫn trước đó. Nhưng khi bước vào làm việc, bạn cần giữ thái độ nghiêm túc, chấp hành quy tắc chung doanh nghiệp.
Thực tế không phải lúc nào áp dụng cách quản lý nhân viên cứng đầu cũng đạt hiệu quả. Khi mọi nỗ lực điều chỉnh hành vi của những nhân sự đó đều thất bại, bạn hãy áp dụng ngay bốn giải pháp dưới đây:
Quản lý nhân sự cá biệt thực sự khó khăn cho các doanh nghiệp. Phương án tốt nhất lúc này là thông báo cho bộ phận nhân sự nắm tình tình. Với kinh nghiệm về quản lý con người họ sẽ biết vấn đề đó nên xử lý như thế nào.
Lúc này bài toán giữ lại hay sa thải dễ dàng có đáp án. Tùy từng trường hợp, phòng nhân sự sẽ đưa ra tư vấn tối ưu.
Nếu đã áp dụng nhiều cách quản lý nhân viên cứng đầu đều không hiệu quả, bạn hãy tự hỏi chính bản thân mình. Bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây bạn sẽ xác định được ý định đằng sau mỗi lao động:
Điều quan trọng lúc này bạn phải lắng nghe phản hồi của nhân viên. Thông qua đó bạn có thêm nhiều hiểu biết có giá trị, phục vụ quá trình thu phục lòng người.
Một nhân viên cá biệt, không có động lực làm việc, người lãnh đạo hãy tìm hiểu bản chất sâu bên trong:
Sau khi đã nắp được nguyên nhân thiếu động lực làm việc, bạn sẽ đưa ra giải pháp phù hợp. Ví dụ nhân viên áp lực vì khối lượng công việc quá nhiều, bạn nên điều chỉnh mô tả công việc, phân lại việc cho phù hợp. Trường hợp chưa đủ kỹ năng, kinh nghiệm sếp có thể tạo điều kiện để họ đi đào tạo, nâng cao chuyên môn.
Thực tế không một chủ doanh nghiệp nào muốn chấm dứt việc làm của lao động. Nhưng nếu nhân sự không có tinh thần cầu tiến, chia sẻ, hành vi ngày càng quá đáng, xấu xí bạn nên thực hiện hành động quyết liệt.
Bạn có thể tham khảo ý kiến bộ phận nhân sự để chấm dứt hợp đồng với nhân viên đảm bảo đúng theo chính sách. Vì nếu cố giữ họ ở lại sẽ ảnh hưởng tới đồng nghiệp khác khiến hiệu quả làm việc tụt giảm.
Trên đây là những cách quản lý nhân viên cứng đầu tương đối hiệu quả. Gitiho tin chắc bạn sẽ đưa ra phương án xử lý phù hợp dành cho nhân sự nếu không “thuần phục” được họ.
Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:
Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!