Quy tắc 4 và 5 cùng những lưu ý khi phân loại mã HS Code

Nội dung được viết bởi Lực td

Bài viết trước, Gitiho đã cùng bạn đọc tìm hiểu về kiến thức cơ bản của HS Code, cũng như hai quy tắc đầu tiên khi phân loại mã HS Code. Nối tiếp những nội dung đó, Gitiho sẽ đem đến cho các bạn Quy tắc 4 và 5 về mã HS Code trong xuất nhập khẩu đối với những trường hợp mà hàng hoá khó xác định và bao bì đi kèm với hàng hoá. Đặc biệt, chỉ riêng một chiếc cặp đựng laptop thôi mà Bộ Tài chính đã tách ra thành hai nhóm khác nhau để phân loại. Hãy đọc đến hết bài viết để tìm hiểu rõ hơn.

Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

Xem thêm: Cùng tìm hiểu về bảng báo giá LCC hàng Air và Local Charge tại sân bay

Quy tắc 4 phân loại mã HS Code

Nguyên tắc của Quy tắc số 4 như sau:

"Nếu hàng hoá không thể phân loại theo đúng các quy tắc phía trên thì được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hoá giống chúng nhất". Bởi trong vạn vật rất khó để chỉ được đích danh một sản phẩm cụ thể nào, ví dụ như mặt hàng quạt có hàng trăm loại quạt khác nhau như quạt 3 cánh, quạt 5 cánh, quạt màu xanh, quạt màu đỏ,... Khiến cho việc phân loại rất khó, do đó quy tắc số 4 để phân loại HS Code xuất hiện để giải quyết vấn đề như thế này 
Ví dụ:

- Men dạng viên, được dùng giống như thuộc thì sẽ được áp dụng tương đương mã thuốc 30.04

- Lò nướng dạng tấm, không hoạt động bằng điện mà sử dụng năng lượng mặt trời để làm chín thức ăn -> dùng mã 732111100 (dụng cụ nấu và dụng cụ hâm nóng dạng tấm - loại dùng nhiên liệu khí, nhiên liệu khác ("nhiên liệu khác" là năng lượng mặt trời vì trong HS Code, năng lượng mặt trời không tính là một dạng nhiên liệu cụ thể)

Quy tắc 4 và 5 cùng những lưu ý khi phân loại mã HS Code

Xem thêm: Manifest và các vấn đề liên quan trong xuất nhập khẩu

Quy tắc 5 khi phân loại HS Code áp dụng cho hàng hoá có bao bì

Quy tắc 5A phân loại mã HS Code: Bao bì dùng nhiều lần

Những loại bao bì sử dụng nhiều lần có thể kể đến như: Hộp đựng kính, hộp đàn guitar,... Và được phân loại cùng hàng hoá chứa đựng nó. Vì vậy hộp đựng đàn guitar sẽ được đánh vào mã HS Code cùng với đàn guitar luôn.

Quy tắc 4 và 5 cùng những lưu ý khi phân loại mã HS Code

Bên cạnh đó, có những mục cụ thể về bao bì nhiều lần được phân loại cùng hàng hoá, nếu:

- Thích hợp riêng, có hình dạng đặc biệt để chứa đựng hàng hoá

- Phù hợp để sử dụng lâu dài, nhiều lần

- Đi cùng hàng hoá hoặc đóng gói riêng (thuận tiện cho việc. vận chuyển

- Bao bì được bán cùng hàng hoá mà nó chứa đựng

Một vài ví dụ cụ thể như:

- Hộp đựng ống nhòm nhập khẩu cùng ống nhòm -> áp mã HS Code 9005 (ống nhòm loại 2)

- Hộp đàn guitar đi cùng với đàn -> áp mã 9202 (các nhạc cụ có dây)

- Hộp đựng kính đeo mắt bằng vàng thì không áp theo mã HS Code kính đeo mắt, bởi giá trị của hộp đắt hơn kính. Từ đó phải tách ra từng mã HS Code của hai mặt hàng khác nhau 

- Cặp đựng laptop 

Riêng cặp đựng laptop có hẳn một thông tư riêng của Bộ Tài chính:

"Thông tư số 85/2003/TT-BTC ngày 29/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện phân loại hàng hoá theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Biểu thuế xuất khẩu thì mặt hàng máy vi tính xách tay có kèm túi/ cặp đựng máy vi tính được phân loại vào hai mã số HS Code khác nhau, mặt hàng máy vi tính xách tay thuộc nhóm 84.71; mặt hàng túi/ cặp đựng máy vi tính xách tay thuộc nhóm 42.02, mã số chi tiết tuỳ theo chất liệu của túi/ cặp đựng"

Chỉ một mặt hàng là cặp đựng laptop thôi mà Bộ Tài chính đã tách ra làm hai nhóm, bởi vậy chúng ta phải hiểu biết luật, hoặc để tránh rườm rà, ta nên tham khảo những người đi trước đã làm loại hàng này rồi tư vấn

Quy tắc 4 và 5 cùng những lưu ý khi phân loại mã HS Code

Quy tắc 5B phân loại HS Code: Bao bì dùng 1 lần

Trên lý thuyết, Quy tắc 5B sẽ như sau:

"Ngoài Quy tắc 5A nêu trên, bao bì đựng hàng hoá được phân loại cùng với hàng hoá đó khi bao bì là loại thường được dùng cho hàng hoá đó. Tuy nhiên nguyên tắc này sẽ không áp dụng đối với các loại bao bì mà rõ ràng là phù hợp để dùng lặp lại". Tựu chung lại, Quy tắc 5B áp dụng cho các loại bao bì chứa hàng hoá (dùng 1 lần) sẽ áp mã HS Code như hàng hoá

Ví dụ:

- Áo sơ mi nhập khẩu (bao bì gồm: miếng bìa dưới cổ, sau lưng, ghim, túi ni lông, hộp carton,...) thì tất cả áp theo mã áo sơ mi (61102, 6103)

Quy tắc 4 và 5 cùng những lưu ý khi phân loại mã HS Code

Tổng kết

Như vậy, chúng ta đã đi qua quy tắc 4 và 5 khi phân loại mã HS Code, tóm tắt lại, ta có những mục cần quan tâm như sau

  • Quy tắc 4: Dành cho loại hàng hoá chung chung, nếu không tìm được mã HS Code nào phù hợp thì áp vào nhóm phù hợp với loại hàng hoá giống chúng nhất
  • Quy tắc 5A: Phân loại HS Code cho bao bì dùng nhiều lần
  • Quy tắc 5B: Phân loại HS Code cho bao bì dùng 1 lần

Trên thực tế công việc, mặc dù đã có những quy tắc hỗ trợ phân loại HS Code nhưng vẫn có một số mặt hàng khó để các nhân viên xuất nhập khẩu xác định, vì vậy hãy sử dụng linh hoạt các quy tắc này, kèm theo việc tham khảo thêm Biểu thuế XNK để công việc trở nên dễ dàng hơn.

Tài liệu kèm theo bài viết

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông