Bài viết trước, Gitiho.com đã khái quát cho bạn đọc cách một lô hàng Cont đi từ kho của Shipper để đến được kho nhận CNEE gồm những hoạt động nào, phải đi qua những bước gì. Còn trong bài viết này, Gitiho.com sẽ đi sâu hơn về quy trình xuất nhập khẩu lô hàng Container trên đường biển, bao gồm các loại đơn từ, các hoạt động chi tiết hơn của quá trình xuất nhập khẩu lô hàng Cont trên đường biển và trách nhiệm của cả CNEE, Shipper lẫn FWD trong quá trình này.
Xem thêm: Quy trình xuất nhập khẩu hàng không (Air) tại sân bay Nội Bài
XEM NHANH BÀI VIẾT
Để dễ hình dung và theo dõi, Gitiho.com sẽ minh họa bằng một mô hình quy trình xuất nhập khẩu lô hàng đường biển - hàng Cont được chỉ dẫn bằng những mũi tên đánh số 1, 2, 3, 4, 5
Như gạch đầu dòng đầu tiên, Gitiho.com có nhắc đến phần Booking là công việc mà Shipper phải làm. Vậy một tờ khai Booking sẽ ra sao?
Tờ đơn Booking này sẽ được hãng tàu phát hành đi kèm quy trình xuất nhập khẩu, trong đó bao gồm những thông tin như:
- ETD: Ngày tàu đi
- ETA: Ngày tàu đến
- Shipper/Truker: Tên của Shipper được hãng tàu cấp Booking
- Closing Time: Ngày, giờ mà Cont hàng bắt buộc phải ra cảng
- Empty Pick Up Depot: Địa điểm lấy vỏ Cont rỗng
- Laden Return Report: Cảng xuất khẩu (Nghĩa là khi lấy được vỏ Cont rỗng ở địa điểm lấy vỏ thì Shipper cho hàng lên Cont rồi thì sẽ xuất đi Cảng xuất khẩu chứ không quay lại địa điểm lấy vỏ)
- Vessel: Tên hãng tàu
- Voyage: Số chuyến
- Booking No. : Số Booking do hãng tàu viết
- Port of Loading: Cảng xuất
- Port of Discharge: Cảng nhập
- Container Type: Loại Cont được sử dụng (Như trong tờ đơn là 2X40 HC là loại Cont cao)
Vậy chúng ta có thể thấy được tờ đơn Booking sẽ gồm hai phần quan trọng: Xác định loại Cont được lựa chọn và đặt chỗ cho Cont hàng trên tàu, phục vụ cho quy trình xuất nhập khẩu
Đọc thêm: Các chi phí phát sinh với lô hàng Container trong xuất nhập khẩu
Đây là hình ảnh tờ đơn VGM
Tờ đơn VGM không có tính chất gì quan trọng nhưng vẫn bắt buộc phải có trong quá trình đưa Cont từ kho Shipper đến cảng POL.
VGM có nghĩa là Verified Gross Mass of Container (Xác nhận khối lượng toàn bộ Container), vì vậy trong VGM cần phải minh bạch trọng lượng của hàng hóa để hãng tàu có hướng sắp xếp Cont lên tàu một cách hợp lý. Tùy thuộc vào Cont nặng hay nhẹ, Cont chứa loại hàng nào để hãng tàu sắp xếp tối ưu để tránh khả năng đắm tàu trong quá trình xuất nhập khẩu
Tờ đơn VGM sẽ do Shipper tự khai, trong đó có những thông tin gồm:
- Số Cont
- Kích cỡ Cont
- Khối lượng sử dụng lớn nhất
- Xác nhận khối lượng toàn bộ của Cont
- Tên đơn vị, địa chỉ cân
- Khi còn ở POL, cảng sẽ gắp Cont từ bãi C/Y lên tàu để bắt đầu khởi hành từ POL đến POD
- Trong quá trình tàu khởi hành thì FWD và người làm Bill (Master Bill) sẽ phải cùng làm B/L
- Khi gần đến cảng POD thì line và POD gửi giấy báo hàng đến cho CNEE
Xem thêm: Tất tần tật về vận chuyển FCL (nguyên container) trong xuất nhập khẩu
Trong quá trình Mũi tên số 4, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về D/O, gia hạn lệnh D/O và lưu Cont. Để hiểu D/O là gì, chúng ta sẽ ví dụ ngay trên mô hình XNK của Gitiho:
FWD 1 làm ra B/L gốc đưa cho Shipper vì Shipper khi đó đang là chủ sở hữu của lô hàng. Lúc này Shipper đã nhận được thanh toán từ CNEE rồi thì Shipper sẽ chuyển Bill gốc của CNEE. CNEE sẽ cầm Bill gốc. Nhưng CNEE vẫn chưa lấy được hàng mà sẽ phải đem Bill gốc đến FWD 2 để nhận D/O từ FWD 2. Thì ở đây D/O là lệnh giao hàng (Delivery Order)
Hình ảnh dưới đây là một bản D/O mẫu
D/O sẽ được phát hành bởi Master B/L và thường là hãng tàu, trong D/O sẽ có thông tin của FWD 1 (Bên của Shipper) và FWD 2 (Bên của CNEE) và hai bên FWD này không phải chủ sở hữu thực sự của hàng hóa. Ngoài ra có các thông tin như POD, POL, số Cont, số chì,…
Vì FWD 2 chỉ là bên CNEE ủy thác chứ không phải chủ sở hữu của lô hàng, vậy nên FWD 2 sẽ phải có bản D/O, trong đó phải ghi rõ D/O được gửi đến cảng POD, hải quan cảng POD và căn cứ theo lệnh của hãng tàu. Cùng với đó, D/O phải đầy đủ thông tin của CNEE, số tàu, số chuyến, ngày đến cảng, số vận đơn House B/L, Master B/L, chi tiết lô hàng,...
Hãng tàu khi đã nhận được D/O sẽ nhả lệnh cho FWD 2. FWD 2 sau khi nhận được House B/L thì sẽ nhả lệnh cho CNEE. Lúc này CNEE muốn lấy hàng thì cần phải mang D/O tới cảng để nhận Cont về.
Khi CNEE đã rút hết hàng trong Cont thì sẽ phải trả ngược Cont rỗng về POD và phải có phiếu nâng hạ Cont, cảng sẽ kiểm tra vỏ Cont xem có bị hư hại không, nếu có thì sẽ trả thêm phí sửa chữa. Sau khi hoàn thành quy trình này mà không còn vướng mắc gì giữa các bên tham gia quy trình xuất nhập khẩu Cont hàng thì có nghĩa chuyến hàng này diễn ra suôn sẻ.
Xem thêm: Những thuật ngữ tiếng Anh bạn cần biết trong xuất nhập khẩu logistics
Hi vọng qua bài viết trên, Bạn đọc đã có thể hiểu được quy trình xuất nhập khẩu lô hàng container trên đường biển. Chúc các bạn áp dụng thành công.
Bên cạnh đó, hãy tìm hiểu về khóa học Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics để có thể trang bị cho mình những kiến thức cần thiết liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu nhé.
Tài liệu kèm theo bài viết