Sau khi đi qua những bài viết liên quan đến xuất nhập khẩu đường biển, trong bài viết này, Gitiho.com sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về quy trình hàng không (air) tại sân bay Nội Bài. Quy trình hàng không (air) giống quy trình của hàng lẻ cũng như kho hàng không (air) và hải quan nằm cùng một chỗ. Tuy nhiên, chi tiết của hàng không (air) quan trọng hơn vì hàng không (air) chú trọng vào đơn hàng cấp tốc và giá trị cao. Cảng hàng không cũng giống với CFS bao gồm cả hải quan, lưu kho, đo đạc hàng hóa, kiểm tra hàng hóa nên các nhân viên tại đây dễ dàng làm việc từ vị trí này sang vị trí khác. (Còn như tại cảng biển Hải Phòng thì từ hải quan đến cảng cách nhau tới 10km)
Đọc thêm: Hoạt động thanh toán nhờ thu trong xuất nhập khẩu & Logistics
Nội dung chính
Để xuất hàng không tại sân bay Nội Bài, chúng ta cần tuân theo những thủ tục sau:
- Nhận chứng từ từ phòng Opt (Chủ yếu là Packing), in sticker (Shipping mark của hàng LCL bao gồm thông tin của lô hàng, số kiện hàng để phân biệt các kiện hàng với nhau), kiểm tra sticker và chứng từ trước khi đi Nội Bài
- Khi lấy đủ chứng từ và sticker thì liên hệ với người của Shipper tại Nội Bài, nắm bắt cụ thể xe hàng và thời gian xe hàng đến kho tại Nội Bài
- Khi xe lên đến kho, liên hệ với người giao hàng, nhận xe, chụp ảnh khóa và hiện trạng xe xem có bị mất cắp, có tai nạn hay khuyết thiếu gì không
- Giám sát khi xếp hàng xuống xe, hàng có về đề gì thì cần chụp lại và báo về cho Opt và Shipper. Cần viết lại biên bản về giao nhận hàng hóa (Đề phòng trường hợp rách, thiếu....đền hàng hoặc báo cho Shipper về tình trạng hàng)
- Dán sticker và kiểm tra đầy đủ sau khi đã dán xong. Chup Dim (Tức Dimension - kích thước) của lô hàng, nếu vượt so với số Dim mình đo thì phải chụp ảnh và báo cáo về Opt và Shipper xem ý kiến phương án giải quyết bởi Shipper thường cung cấp Dim bé hơn bình thường để tính toán làm sao để chi phí vận chuyển rẻ nhất. Thế nhưng thực tế thì khi đóng hàng Shipper sẽ nhồi nhét thêm, và thường hải quan sẽ chọn lô hàng nhét được nhiều hàng nhất. Do đó ở phần này chúng ta phải đo đạc cẩn thận và khi hải quan đo đạc hàng hóa thì mình phải chụp ảnh lại quá trình đó
- Liên hệ với hải quan đo Dim ở Nội Bài, trực tiếp quan sát và kiểm tra. Nếu vượt so với số Dim mình đo thì phải chụp ảnh và báo cáo về Opt và Shipper xem ý kiến, xin phương án giải quyết
- Thực hiệnc ân hàng và chụp ảnh lại hàng trên bàn cân. Chụp lại số cân và kiện hàng khi bắt đầu cân. Khi cân hàng xong thì hàng sẽ đi qua Xray (Siêu âm xem trong kiện hàng có chất cấm, pin, ắc quy,...)
- Đóng tiền Local Charge tại Nội Bài
- Lấy phiếu cân đi đánh vận đơn cho lô hàng, nhận HAWBD (House B/L) và MAWB (Master B/L)
Đọc thêm: Phân loại vận đơn đích danh và vận đơn theo lệnh trong xuất nhập khẩu
GW (Gross Weight): Trọng lượng hàng thực tế (Tính cả bao bì) - Tính theo KGs
VW: (Volume Weight): Dài *rộng *cao (cm)/6000
CW (Charge Weight) = Số lớn hơn giữa GW hoặc VW
Riêng hàng chuyển phát nhanh: Dài *rộng *cao (cm)/5000
Trong hàng chuyển phát nhanh thì chứng từ đường hàng không thường đi kèm với hàng hóa để làm thủ tục hải quan bên đầu cảng AOD. Còn nếu đi riêng qua bên thứ 3 như FedEx, DHL thì mất thêm 3-4 ngày thì lại không đúng tính chất của hàng giá trị cao
Đọc thêm: Tìm hiểu về Bill và cách phân loại Bill trong Logistics
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu thêm về quy trình xuất khẩu hàng không tại sân bay Nội Bài cũng như một số cách tính toán Charge Weight trước khi lô hàng lên máy bay.
Đọc thêm:
Quy trình lô hàng Container trong xuất nhập khẩu
10 cách tối ưu vận tải LTL mà mọi doanh nghiệp cần biết
Hướng dẫn về các trường hợp nào được hoàn thuế xuất nhập khẩu?
Phân biệt trường hợp được giảm thuế xuất nhập khẩu
Tổng hợp các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu
Tài liệu kèm theo bài viết