Hoạt động thanh toán nhờ thu trong xuất nhập khẩu & Logistics

Nội dung được viết bởi Lực td

Ở bài viết trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về thanh toán quốc tế và bảo hiểm hàng hải cho xuất nhập khẩu. Trong bài viết này Gitiho.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu về hoạt động thanh toán nhờ thu trong xuất nhập khẩu. Có thể nói thanh toán nhờ thu là một hoạt động quan trọng đối với Shipper khi xuất hàng cho CNEE nước ngoài. Trong bài viết này, hãy cùng Gitiho tìm hiểu về hoạt động thanh toán nhờ thu trong xuất nhập khẩu và logistics.

Đọc thêm: Tìm hiểu về quá trình thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu

Nội dung của một hối phiếu thanh toán nhờ thu

Thanh toán nhờ thu (Collection of Payment) có nghĩa là Shipper hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và ủy thác cho ngân hàng Shipper thu hộ số tiền ở CNEE trên cơ sở hối phiếu của Shipper lập ra. Hối phiếu là chứng từ do Shipper lập ra để thu tiền CNEE và nhờ ngân hàng thu hộ.

Dưới đây là một hối phiếu thường thấy trong xuất nhập khẩu

Hoạt động thanh toán nhờ thu trong xuất nhập khẩu & Logistics

Nội dung cụ thể của hối phiếu này như sau:

- No. 04: Đây là hối phiếu số 04

- Exchange for JPY5,740,000: Có giá trị 5,740,000 Yên

- Date: January 11th, 2017được phát hành vào ngày 11 tháng Một năm 2017.

- At sight of this FIRST Bill of exchange: Có giá trị ngay khi nhìn thấy hối phiếu đầu tiên

- (Second of the same tenor and date being unpaid): Hối phiếu thứ 2 không trả bởi đã trả hối phiếu đầu tiên rồi

- Pay to the order of VIETNAM INTERNATIONAL....: Trả theo lệnh của ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Hải Phòng

- Sum of...: Tổng giá trị hàng hóa (Viết bằng chữ)

- Drawn under L/C No...: Theo mã L/C số... và ngày tạo mã L/C

- Isssued by: Đơn vị xuất bản L/C 

Cuối cùng là chữ ký của Shipper

Tức là ở đây Shipper muốn nhờ ngân hàng Việt Nam thu tiền từ ngân hàng Mizu Nhật Bản theo như mã L/C với số tiền phải thu là 5,740,000 Yên. Cùng với đó khi đã nhận được hối phiếu nhờ thu này thì CNEE cần thanh toán ngay cho Shipper, nếu không thì Shipper sẽ không trả chứng từ cho CNEE để CNEE nhận hàng

Đọc thêm: Những thành phần xuất hiện trong một hợp đồng xuất nhập khẩu

Phân biệt các loại thanh toán nhờ thu

Thanh toán nhờ thu phiếu trơn

Thanh toán nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection): Shipper ủy thác cho Ngân hàng Shipper thu hộ số tiền của CNEE căn cứ vào hối phiếu (Do Shipper lập ra) còn chứng từ hàng hóa gửi thẳng cho CNEE không qua Ngân hàng (Thường áp dụng tin cậy lẫn nhau)

*Lưu ý: Trường hợp này Shipper sẽ gặp bất lợi vì gửi hết chứng từ cho CNEE và rất có thể CNEE sẽ lấy hàng mà không thanh toán. Vì vậy hoạt động nhờ thu này chỉ xảy ra khi cả hai bên tin tưởng lẫn nhau

Thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

Thanh toán nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): Shipper ủy thác cho Ngân hàng Shipper thu hộ tiền ở CNEE không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo với điều kiện là nếu CNEE trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì Ngân hàng CNEE mới trao toàn bộ chứng từ cho CNEE nhận hàng

Để dễ hiểu hơn thì chúng ta có sơ đồ như sau:

Shipper gửi hàng cho CNEE nhưng chứng từ hàng hóa sẽ gửi cho ngân hàng Shipper, rồi tiếp tục ngân hàng Shipper gửi cho CNEE rồi mới đến tay CNEE

Ngược lại với thu phiếu trơn thì thu kèm chứng từ sẽ chặt chẽ hơn và đảm bảo cho Shipper và CNEE đều làm nghĩa vụ của nhau

Hoạt động thanh toán nhờ thu trong xuất nhập khẩu & Logistics

Thanh toán nhờ thu kèm chứng từ thì sẽ có thêm hai loại sau

- Document against payment - D/P: Nhờ thu thanh toán đối chứng từ: Phải thanh toán xong mới được ngân hàng trả chứng từ

- Document against acceptance - D/A: Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ: CNEE ký giấp chấp nhận thanh toán thì sẽ nhận được bộ chứng từ.  (Trường hợp này đến ngày đáo hạn mà CNEE không thanh toán thì ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm về tính chính xác của bộ chứng từ thanh toán đó). Trong phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian thu tiền hộ, không chịu trách nhiệm về việc trả tiền mặt của CNEE 

Vậy nên khi Shipper cần nhờ thanh toán thì hãy chọn D/P để cả Shipper lẫn CNEE có lợi thế

Đọc thêm: Packing và hóa đơn thương mại Invoice trong Logistics là gì?

Mô hình thanh toán nhờ thu trong xuất nhập khẩu

Chúng ta sẽ có mô hình thanh toán nhờ thu được chỉ dẫn bằng mũi tên như sau:

  • Mũi tên 1: Shipper giao hàng cho CNEE nhưng không giao bộ chứng từ
  • Mũi tên 2: Shipper sẽ gửi hối phiếu do mình lập ra và bộ chứng từ để gửi cho ngân hàng Shipper
  • Mũi tên 3: Ngân hàng Shipper sẽ lập lệnh nhờ thu và bộ chứng từ để gửi cho ngân hàng CNEE
  • Mũi tên 4: Ngân hàng CNEE sẽ thông báo tới CNEE lệnh nhờ thu để CNEE trả tiền đúng theo số phiếu
  • Mũi tên 5: CNEE chấp nhận thanh toán D/P hoặc D/A 
  • Mũi tên 5: Khi ngân hàng nhận được tiền của CNEE rồi thì ngân hàng CNEE sẽ gửi ngược lại bộ chứng từ cho CNEE

Xét về Mũi tên số 5 theo D/P thì CNEE cần phải đưa tiền cho ngân hàng CNEE rồi và ngân hàng CNEE trả tiền cho ngân hàng Shipper rồi ghi tài khoản có cho Shipper. Còn đối với D/A thì đến ngày đáo hạn mà CNEE không trả tiền thì cả ngân hàng CNEE lẫn Shipper đều không chịu trách nhiệm, đó cũng chính là kẽ hở của việc nhờ thu.

Hoạt động thanh toán nhờ thu trong xuất nhập khẩu & Logistics

Tổng kết

Trong bài viết trên, Gitiho đã giới thiệu tới bạn hoạt động thanh toán nhờ thu, cũng như các loại thanh toán nhờ thu trong xuất nhập khẩu và logistics. Chúc bạn học tốt! 

Tài liệu kèm theo bài viết

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông