Khi các nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu gửi và nhận số lượng lớn hàng hóa bằng đường biển, họ có thể sử dụng phương thức vận chuyển gọi là FCL hoặc nguyên container. FCL là một trong những thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải đường biển cùng với LCL (lẻ container), viết tắt của cụm từ “less than container load”. Trong bài viết này, hãy cùng Gitiho giải quyết sự phức tạp của vận chuyển FCL nhé!
XEM NHANH BÀI VIẾT
Trong vận chuyển FCL (Full Container Load), một người gửi hàng (nhà xuất khẩu) thuê toàn bộ một container vận chuyển cho hàng hóa của mình. Điều này không có nghĩa là người bán phải lấp đầy hoàn toàn không gian container. Nói chính xác hơn là người bán độc quyền đối với thùng chứa.
Vận chuyển FCL khác với vận chuyển LCL (trong đó nhiều chủ hàng chia sẻ một container cho hàng hóa của họ - thường nhỏ hơn - và chỉ thanh toán cho khối lượng họ cần).
Trong vận chuyển FCL, bạn phải trả một mức cố định cho container được gọi là "commodity box rate". Một báo giá FCL thường bao gồm:
Người gửi hàng cần phải đề phòng nhiều khoản phụ phí có thể làm tăng cao hóa đơn FCL:
1. BAF (Bunker Adjustment Factor): Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Nó có thể thay đổi hàng tháng hoặc hàng quý và khác nhau theo khu vực. Nó được tính phí dựa trên số TEU (Đơn vị tương đương 20 feet, được sử dụng để đo sức chứa của container - container 20 feet bằng 1 TUE và container 40 feet bằng 2 TEU).
Công thức tính BAF là:
BAF = Giá nhiên liệu x Lộ trình thương mại
* Lộ trình thương mại là mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình trên một giao dịch nhất định, phụ thuộc vào các biến số như thời gian vận chuyển, hiệu suất nhiên liệu, mất cân bằng thương mại, v.v.
2. CAF (Currency Adjustment Factor): Một khoản phụ phí do hãng vận chuyển áp đặt để bù đắp cho rủi ro biến động tỷ giá hối đoái. Nó cũng được tính phí trên cơ sở TEU.
3. Phụ phí tắc nghẽn cảng tại các cảng có lưu lượng cao
4. Phụ phí kênh đào, được áp dụng khi băng qua kênh như Kênh đào Panama
5. Phụ phí rủi ro chiến tranh, mà các hãng vận tải có thể tính cho chi phí bổ sung tiềm ẩn phát sinh khi đi thuyền trong vùng biển gặp khó khăn (bị đe dọa chiến tranh, nổi dậy, cướp biển, v.v.)
6. EIS (Equipment Imbalance Surcharge): Một loại phụ phí vận tải biển do hãng tàu thu nhằm mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng. Điều này xảy ra ở một số cảng nhất định có lưu lượng xuất cao nhưng lưu lượng nhập ít
7. Phí cảng đối với hàng hóa xuất nhập cảnh
8. Chi phí chứng từ do người vận chuyển tính để phát hành vận đơn
9. Thuế hải quan và các thuế khác
Khi nói đến các chi phí bổ sung, demurrage và detention là những từ thường khiến các chủ hàng FCL phải nhăn mặt vì một hóa đơn bất ngờ. Khoản phí này là gì?
Demurrage - Phí lưu container tại bãi của cảng: là số tiền mà người gửi hàng trả cho người vận chuyển để sử dụng một container trong một cảng ngoài thời gian quy định. Đối với một nhà xuất khẩu, điều này có nghĩa là container có thể được lưu giữ miễn phí tại bến cảng trước khi xếp hàng lên tàu trong thời gian quy định. Ngoài thời gian miễn phí, số tiền lưu trú mỗi ngày sẽ được tính phí. Vì vậy nhà nhập khẩu, nên thu gom container từ bến cảng trước khi hết thời gian lưu trữ miễn phí, nếu không sẽ phải trả phí lưu kho hàng ngày.
Detention - Phí lưu container tại kho riêng của khách. Phí detention tương tự như demurrage nhưng được tính phí cho việc sử dụng một container bên ngoài cảng. Một nhà xuất khẩu phải chịu phí detention khi anh ta lấy một container rỗng để đóng gói và không trả nó trở lại cảng đúng hạn sẽ phải trả phí.
Phí demurrage và detention cũng như thời gian miễn phí quy định thay đổi tùy theo nhà cung cấp dịch vụ và quốc gia khác nhau. Trong một số trường hợp, chủ hàng có thể yêu cầu hãng tàu cung cấp thời gian miễn phí "đặc biệt" trước khi đặt vé.
Để tránh những khoản phí này, người gửi hàng phải đảm bảo hàng hóa của họ luôn sẵn sàng đúng lúc, lập kế hoạch hoạt động bốc xếp một cách tỉ mỉ và yêu cầu thông tin về phí demurrage và detention trong báo giá FCL của họ.
Nếu bạn cần vận chuyển một lô hàng lớn và nặng hãy chọn FCL và lựa chọn LCL đối với các lô hàng nhỏ hơn. Bên cạnh đó những điểm sau cũng rất quan trọng khi quyết định lựa chọn một trong hai hình thức vận chuyển:
Xem thêm: Tất tần tật về phí CFS và kho CFS trong xuất nhập khẩu
Bây giờ bạn đã sẵn sàng để vận chuyển hàng hóa của mình theo FCL - nguyên container. Nhưng trước đó, hãy lưu ý một vài mẹo cuối cùng:
Xem thêm: Phân biệt Shipper, Consignee và Notify Party trong xuất nhập khẩu
Gitiho đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết về FCL: các khái niệm cũng như các khaorn phí và những lưu ý khi sử dụng vận chuyển theo FCL - nguyên container. Hy vọng bạn đã hiểu rõ và áp dụng thành công cho công việc của mình. Đừng quên theo dõi chúng mình để xem thêm các bài viết bổ ích về xuất nhập khẩu và các kĩ năng chuyên ngành khác nhé!
Nằm lòng kiến thức chuyên ngành xuất nhập khẩu với tệp "Kiến thức nền về Logistics" đính kèm.
Tài liệu kèm theo bài viết