Hướng dẫn quy trình nhập khẩu hàng lẻ LCL đường biển về Việt Nam

Nội dung được viết bởi Lê Nguyễn Nhật Phương

Nếu bạn là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, hàng hóa nhập khẩu không chất đầy một container thì vận chuyển hàng lẻ LCL là giải pháp tối ưu chi phí vận chuyển cho bạn. Nắm bắt được nhu cầu đó, Gitiho sẽ hướng dẫn bạn toàn bộ quy trình nhập khẩu hàng lẻ đường biển trong bài viết này nhé!

Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

Vận chuyển hàng lẻ LCL là gì?

LCL (Less than Container Load) nghĩ là hàng lẻ/ hàng ghép không đủ lớn để xếp đầy một container vì vậy, chúng được gom hay nhóm với các lô hàng lẻ khác cùng một điểm đến tại kho hàng lẻ (Container Freight Station). Trong đó:

- Chủ hàng chịu chi phí vận chuyển đến địa điểm đóng hàng lẻ vào container.
- Chủ hàng cung cấp những chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa và nhận vận đơn House Bill of Lading của công ty vận chuyển phát hành.

Hướng dẫn quy trình nhập khẩu hàng lẻ LCL đường biển về Việt Nam

Tại sao doanh nghiệp nên chọn phương thức vận chuyển hàng lẻ LCL đường biển

Tiết kiệm chi phí vận chuyển LCL đường biển

- Khi số lượng hàng hóa nhỏ, không đủ để lấp đầy container các chủ hàng là doanh nghiệp hoặc cá nhân nên chọn hình thức vận chuyển hàng lẻ LCL để tiết kiệm chi phí vận chuyển bởi vì họ chỉ cần trả tiền cước cho không gian mà họ sử dụng trong container, tức là các chủ hàng lẻ sẽ san sẻ phí vận chuyển với nhau.

- Về phía các công ty giao nhận vận tải, họ có thể đặt chỗ qua một công ty giao nhận là Master Consol hay Master Consolidator để mở container gom hàng lẻ LCL trong trường hợp khách hàng của họ đặt giao hàng với số lượng nhỏ để tiết kiệm chi phí vận chuyển. 

Tiết kiệm thời gian

Khi chưa có đủ số lượng hàng hóa tối thiểu để đóng trong container, chủ hàng không cần mất thời gian chờ đợi đến khi đủ hàng hóa mới vận chuyển. Thay vào đó, chủ hàng có thể kết hợp ghép hàng với các chủ hàng khác để cùng đóng hàng trong một container bằng dịch vụ gom hàng lẻ LCL. Như vậy, chúng ta có thể tiết kiệm thời gian, hàng hóa sẽ được vận chuyển nhanh hơn.

Tiết kiệm chi phí lưu kho

Vận chuyển hàng lẻ LCL giúp hàng hóa được vận chuyển ngay mà không mất thời gian lưu kho và chờ đến khi gom đủ hàng xếp vào container, như vậy, chủ hàng sẽ tiết kiệm được chi phí lưu kho.

Bộ chứng từ nhập khẩu hàng lẻ LCL đường biển

Chứng từ bắt buộc:

1. Hợp đồng (Sales contract)
2. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
3. Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
4. Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
5. Giấy báo nhận hàng (Arrivel note)
6. Tờ khai hải quan (Customs Declaration)

Tùy thuộc vào từng mặt hàng khác nhau, bạn cần chuẩn bị thêm các chứng từ liên quan như:

7. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
8. Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
9. Chứng nhận sức khỏe (Health Certificate)
10. Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate)
11. Các chứng từ khác: Giấy phép nhập khẩu, kết quả kiểm tra chất lượng hàng,….

Xem thêm: Quy trình kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu tại Việt Nam

Quy trình nhập khẩu hàng lẻ LCL đường biển

Hướng dẫn quy trình nhập khẩu hàng lẻ LCL đường biển về Việt Nam

Bước 1: Ký kết hợp đồng ngoại thương nhập khẩu hàng hóa LCL

Sau khi hai bên xuất nhập khẩu thống nhất về hàng mẫu, chất lượng, số lượng, giá cả mà người bán đã gửi cho người mua trước đó, bên bán và bên mua bắt đầu đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng ngoại thương là thỏa thuận mua bán hàng hóa giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu.

Hợp đồng ngoại thương quy định rõ các điều khoản như sau:

1. Thông tin người xuất khẩu
2. Thông tin người nhập khẩu
3. Thông tin hàng hóa: Tên, số lượng,...
4. Giá cả, hình thức thanh toán
5. Điều kiện giao hàng
6. Bảo hành, bảo hiểm
7. Quy cách đóng gói
8. Khiếu nại, bồi thường

Đây là một chứng từ vô cùng quan trọng khi xuất nhập khẩu hàng hóa, hợp đồng có tính pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho cả 2 bên và là căn cứ để giải quyết tranh chấp, khiếu nại khi có rủi ro xảy ra. Vì vậy, người nhập khẩu phải lưu ý đưa đầy đủ những điều khoản quan trọng vào hợp đồng.

Bước 2: Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)

Đối với một số mặt hàng, người mua phải xin giấy phép nhập khẩu trước khi hàng được nhập về Việt Nam. Sau đây là danh sách các mặt hàng trong diện quản lý đặc biệt của Chính phủ, bắt buộc phải có giấy phép nhập khẩu:

  • Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện
  • Thuốc thành phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất
  • Tiền chất công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
  • Thuốc bảo vệ thực vật, động thực vật hoang dã
  • Thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thủy sản sống
  • Vắc xin, sinh phẩm y tế, hoá chất
  • Chất diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng, y tế 
  • Mỹ phẩm
  • Tem bưu chính

Xem toàn bộ danh sách các mặt hàng phải xin giấy phép nhập khẩu tại  Nghị định 187.

Đối với các loại hàng hóa nêu trên, bạn nên xin giấy phép nhập khẩu càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước khi hàng lên tàu để tránh phát sinh thời gian và chi phí lưu kho tại cảng.

Bước 3: Thực hiện thanh toán cho hàng lẻ LCL nhập khẩu

Người mua thực hiện đặt cọc tiền hàng (theo thỏa thuận trong hợp đồng) hoặc yêu cầu ngân hàng mở tín dụng thư LC sau khi ký kết hợp hợp đồng và xin giấy phép nhập khẩu và trước khi người bán hoàn tất việc giao hàng.

Bước 4: Theo dõi đơn hàng 

Người nhập khẩu và người xuất khẩu liên lạc với nhau và theo dõi lịch gửi hàng. Khi hàng đã sẵn sàng, người bán tiến hành giao hàng cho người mua dựa trên điều kiện Incoterms và ngày giao hàng trên hợp đồng như sau:

Nhập khẩu theo điều kiện EXW (Ex Works)

Người bán giao hàng cho người mua tại địa điểm nhà máy hoặc kho hàng được chỉ định bởi người mua, đây có thể là kho của người bán tại nước ngoài.
Người mua nên tìm công ty giao nhận vận chuyển có kinh nghiệm để thực hiện quy trình nhập khẩu theo điều kiện EXW như sau:

  • Thông báo thông tin của người bán cho nhân viên giao nhận để đại lý nước ngoài của họ liên hệ với người bán và sắp xếp thời gian giao hàng.
  • Đại lý nước ngoài của người giao nhận bố trí xe tải đóng gói hàng hóa theo thời gian đã thỏa thuận. Sau đó họ chuyển hàng về kho và làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
  • Tiếp theo, Forwarder sẽ gửi một bản nháp vận đơn đường biển (Bill of Lading) cho bạn và người bán để kiểm tra, nếu có sai sót thì chỉnh sửa. Sau khi tàu ra khơi, Forwarder sẽ phát hành một vận đơn chính thức.
  • Hàng hóa được xếp lên tàu và chuyển về Việt Nam, nhân viên giao nhận cập nhật lịch trình vận chuyển và báo ngày tàu đến. Trong khi tàu chạy, theo quy định của hợp đồng, người bán gửi một bộ chứng từ hàng hóa cho người mua (thông thường họ sẽ gửi trước các file mềm qua email). 

Sau khi hoàn thành các thủ tục với hải quan, sân bay, Forwarder sẽ cấp vận đơn hàng không (HAWB) và đính kèm các chứng từ liên quan. Bản gốc AWB số 3 sẽ được trả lại cho người gửi hàng và cước + phí (nếu có) liên quan sẽ được thông báo để người gửi hàng thanh toán.

Xem thêm: 4 cú pháp Excel mà người làm xuất nhập khẩu nên biết

Nhập khẩu theo điều kiện FOB (Free On Board)

FOB là điều kiện Giao hàng lên tàu theo đó người bán có nghĩa vụ xếp hàng lên boong tàu và hoàn tất thủ tục xuất khẩu cảng xếp hàng. Trong khi nhà nhập khẩu sẽ mua cước biển từ cảng xuất về cảng nhập.
Khi hàng được chuyển lên boong tàu, người bán hoàn tất bộ chứng từ để gửi người mua: Invoice, packing list, bill of lading và các chứng từ khác nếu có.

Nhập khẩu theo điều kiện CFR / CNF (Cost and Freight)

Đây là điều kiện Tiền hàng và cước phí, bên bán chịu trách nhiệm thuê tàu, còn bên mua chịu trách nhiệm lấy hàng từ cảng nhập về kho.
Sau khi người xuất khẩu giao hàng lên tàu, người nhập khẩu thực hiện kiểm tra và xác nhận chứng từ trước khi hàng được gửi.

Nhập khẩu theo điều kiện CIF (Cost, Insurance, Freight)

CIF có nghĩa là Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí. Bên bán nên chịu chi phí để mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trên tàu biển và tính trước phí này vào tiền hàng nếu bên bán chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng. 

Bước 5: Làm thủ tục Hải quan nhập khẩu hàng lẻ LCL

Làm thủ tục Hải quan là một bước không thể thiếu đối với tất cả các lô hàng sau khi nhận được thông báo hàng về đến Việt Nam.

Bộ chứng từ để làm thủ tục Hải quan bao gồm:
- Tờ khai nhận kết quả phân luồng
- House Bill of Lading và Master Bill of Lading
- Giấy giới thiệu nhận hàng của công ty nhập khẩu
- Hóa đơn thương mại
- Packing List
- Thông báo hàng về
- Lệnh lấy hàng
- Giấy phép nhập khẩu, C/O, C/Q, kiểm dịch thực vật, các chứng từ khác nếu có…

Sau khi truyền tờ khia xong, hàng hóa sẽ được phân luồng tại bước này như sau:
Luồng xanh: Hàng háo được thông quan, không kiểm tra 
Luồng vàng: Kiểm ra bộ chứng từ
Luồng đỏ: Kiểm tra cả hàng hóa lẫn bộ chứng từ

Sau khi kiểm tra xong, hàng hóa sẽ được giải phóng trên hệ thống và tờ mã vạch được đóng dấu mộc, tiến hành đóng thuế nhập khẩu, thuế GTGT. 

Xem thêm: Hướng dẫn các bước làm thủ tục Hải quan hàng hóa nhập khẩu

Bước 6: Chuyển hàng về kho

- Sau khi hàng hóa được đóng dấu thông quan, người nhập khẩu cầm phiếu xuất kho có kèm mã vạch xuống kho nhận hàng và thông báo cho doanh nghiệp chuẩn bị kho để nhận hàng.
- Thuê phương tiện vận chuyển để chở hàng về kho.

Như vậy là bạn đã hoàn thành quy trình nhập khẩu hàng lẻ LCL đường biển về Việt Nam.

Kết luận

Trong bài viết trên, Gitiho đã cùng bạn khám phá về quy trình nhập khẩu hàng lẻ LCL về Việt Nam chi tiết, đầy đủ nhấtHy vọng bạn đã hiểu rõ và áp dụng thành công cho công việc của mình. Đừng quên theo dõi chúng mình để xem thêm các bài viết bổ ích về xuất nhập khẩu và các kĩ năng chuyên ngành khác nhé!

Nằm lòng kiến thức chuyên ngành xuất nhập khẩu với tệp "Kiến thức nền về Logistics" đính kèm.

Tài liệu kèm theo bài viết

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông