Quyền và nghĩa vụ của người lao động trong hoạt động cho thuê lại lao động

Nội dung được viết bởi Lực td

Hoạt động cho thuê lại lao động có lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động. Nhưng quyền lợi cụ thể đối với người lao động là gì? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Quyền và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia hoạt động thuê lại lao động

Theo Điều 58, Luật lao động 2019 đã quy định rõ người lao động khi tham gia hoạt động cho thuê lại lao động sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ như sau:

  • Phải thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết với bên doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
  • Người lao động cần chấp hành đúng quy định, nội quy lao động theo sự quản lý hợp pháp của bên thuê lại lao động;
  • Mức lương sẽ không thấp hơn so với người lao động thuê lại ở cùng trình độ, cùng công việc hoặc có giá trị như nhau;
  • Có quyền khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lao động nếu bên thuê lại lao động vi phạm các điều khoản trong hợp đồng lao động;
  • Có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để giao kết hợp đồng với bên thuê lại lao động.

Xem thêm: Cho thuê lại lao động là gì? Các quy định về hoạt động cho thuê lại lao động

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động

cho thuê lại lao động

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ như sau:

  • Doanh nghiệp cần đảm bảo người lao động đáp ứng được nhu cầu chuyên môn của bên thuê lại lao động;
  • Doanh nghiệp phải thông báo với người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;
  • Doanh nghiệp phải thông báo cho bên thuê lại lao động về sơ yếu lý lịch của người lao động và yêu cầu của người lao động;
  • Doanh nghiệp phải đảm bảo trả lương cho người lao động không được thấp hơn tiền lương của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, cùng công việc hoặc có giá trị như nhau;
  • Doanh nghiệp cần lập rõ số người lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và báo cáo định kỳ cho cơ quan chuyên môn;
  • Nếu bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật, doanh nghiệp có quyền xử lý vi phạm theo quy định lao động.

Xem thêm: Các nguyên tắc quan trọng khi giao kết hợp đồng lao động (Phần 1)

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thuê lại lao động

  • Doanh nghiệp phải thông báo, hướng dẫn người lao động về nội quy và quy chế của mình;
  • Không được phép phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động bên mình;
  • Doanh nghiệp có thể thỏa thuận với người lao động về vấn đề làm việc ban đêm, làm thêm giờ theo quy định lao động;
  • Doanh nghiệp có quyền thỏa thuận để tuyển dụng chính thức người lao động làm việc cho mình khi hợp đồng lao động giữa người lao động và bên cho thuê lại lao động chưa kết thúc;
  • Doanh nghiệp có quyền trả lại người lao động về doanh nghiệp cho thuê lại lao động nếu không đáp ứng được nhu cầu như đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc vi phạm kỷ luật;
  • Doanh nghiệp có thể cung cấp các bằng chứng về hành vi vi phạm kỷ luật của người lao động để xem xét xử lý kỷ luật.

Xem thêm: Các nguyên tắc quan trọng khi giao kết hợp đồng lao động (Phần 2)

Tổng kết

Trên đây là quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hoạt động cho thuê lại lao động. Doanh nghiệp và người lao động cần chú ý về các quy định trên để tránh đánh mất quyền lợi hoặc vi phạm kỷ luật lao động.

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông