Sự khác nhau giữa hệ thống đào tạo LMS và LXP

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Hệ thống LMS và LXP là những nền tảng kỹ thuật số phổ biến được các Công ty lớn, nhỏ sử dụng để thực hiện các chương trình đào tạo cho nhân viên một cách tối ưu, tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo. Mặc dù 2 nền tảng này có nhiều điểm tương đồng nhưng về bản chất chúng có nhiều điểm khác biệt. 

Vì vậy nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết nên chọn nền tảng nào để đào tạo đội ngũ nhân sự. Bài viết dưới đây, Gitiho sẽ giúp bạn tìm hiểu về tính năng, mục đích sử dụng, người dùng mục tiêu của 2 nền tảng này. Cùng theo dõi nhé!

Hệ thống quản lý học tập LMS là gì? 

LMS là viết tắt của: 

L - Learn: học tập

M - Management: quản lý

S - System: hệ thống

LMS đề cập đến một hệ thống quản lý học tập hoặc phần mềm giúp quản lý, theo dõi và phân phối nội dung giáo dục hướng đến việc đào tạo nhân viên, xây dựng văn hóa học tập của tổ chức. 

Một số chức năng cốt lõi của hệ thống quản lý học tập LMS bao gồm: 

Cho phép quản trị viên tải lên các khóa học nội bộ hoặc tạo lộ trình học tập, xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực nhân viên

Theo dõi thông tin về tiến độ học tập của từng nhân viên, phòng ban ví dụ như thời gian học, hoàn thành khóa học, khóa học đã, điểm kiểm tra…

Có sẵn thư viện khóa học và đề thi đa dạng đảm bảo chất lượng, chương trình học thường được cập nhật thường xuyên

Ví dụ về hệ thống LMS như TalentLMS, Gitiho for Leading Business, 360 Learning, LearnUpon… 

Nền tảng trải nghiệm học tập LXP là gì? 

LXP là viết tắt của:

Learning: Học tập

Experience: Trải nghiệm

Platform: Nền tảng

Nền tảng trải nghiệm học tập LXP cung cấp công cụ cần thiết để xây dựng trải nghiệm học tập được cá nhân hóa và cho phép người học có quyền truy cập vào tất cả khóa học. Qua đó, mang lại quyền tự chủ cao hơn nên người học có thể quyết định nội dung mà họ muốn học hay những kỹ năng mà họ muốn cải thiện. 

Vậy LXP tạo ra trải nghiệm học tập như thế nào? 

Kết hợp nội dung học tập từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm các nội dung kỹ thuật số nội bộ, tài liệu học tập của bên thứ 3 và nội dung do người dùng tạo. 

Các công cụ soạn thảo tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo nội dung giáo dục mới ở nhiều định dạng khác nhau. 

Có chức năng mạnh mẽ giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm nội dung mình cần trên nền tảng. 

Sử dụng dữ liệu và phân tích nâng cao để xác định nhu cầu học tập và đưa ra các đề xuất để rút ngắn khoảng cách kỹ năng của nhân viên. 

Một số ví dụ về nền tảng trải nghiệm học tập LXP như LinkedIn Learning, Degree

LMS và LXP và 2 hệ thống đào tạo nhân viên phổ biến nhất hiện nay
LMS và LXP và 2 hệ thống đào tạo nhân viên phổ biến nhất hiện nay

So sánh LMS và LXP chi tiết nhất

Để hiểu hơn về LMS và LXP, bạn cần hiểu về mục đích sử dụng, tính năng… của 2 hệ thống này bao gồm:

Giống nhau

Có thể thấy, cả 2 nền tảng đều có mục tiêu chung là hỗ trợ quá trình đào tạo và phát triển dành cho các doanh nghiệp, trường học trên con đường chuyển đổi số hoạt động đào tạo. Khi đó, hoạt động học tập sẽ diễn ra trực tuyến, người học có thể học mọi lúc mọi nơi chỉ cần có kết nối internet. 

LMS và LXP là nền tảng có khả năng quản lý, phân phối nội dung học tập trên hệ thống cho phép người dùng dễ dàng tham gia học tập qua các khóa học, tài liệu, bài giảng… Đồng thời, hệ thống còn hỗ trợ việc đo lường hiệu quả đào tạo thông qua tính năng theo dõi tiến trình học tập và đánh giá kết quả học tập qua những bài kiểm tra sau mỗi khóa học.

Khác nhau

Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa 2 hệ thống LMS và LXP

1. Mục tiêu chính

LMS: Mục tiêu chính của LMS là cung cấp nội dung học tập và quản lý hiệu quả nhân viên.

LXP: mang lại trải nghiệm học tập cá nhân hóa bằng cách đặt người dùng ở trung tâm của quá trình học tập, để họ tự quản lý học tập theo sở thích, nhu cầu riêng.

2. Nội dung học tập

LMS: Khóa học trên LMS thường là các khóa học đã được thiết kế và đóng gói trước, ví dụ như bài giảng, đề kiểm tra, tài liệu học tập.

LXP: Các khóa học trên LXP đến từ nhiều nguồn khác nhau và bao gồm cả khóa học do người dùng tạo ra. Khi học tập, LXP cung cấp các tính năng tìm kiếm một cách linh hoạt.

3. Phản hồi và đánh giá

LMS: LMS cung cấp các tính năng theo dõi tiến trình học tập và đánh giá hiệu suất của nhân viên. Việc phản hồi và đánh giá thường liên quan đến một số chỉ số chính như tỷ lệ hoàn thành khóa học, thời gian học, điểm bài kiểm tra… 

LXP: LXP cung cấp đa dạng cách đánh giá khác nhau và thường là dựa trên tỷ lệ tham gia và đóng góp trong việc chia sẻ kiến thức, hoàn thành việc học tập. 

Như vậy, điểm khác biệt lớn nhất của 2 hệ thống này là mức độ cá nhân hóa trải nghiệm học tập của người dùng. 

LXP sẽ tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa học tập, khuyến khích người học chủ động và tự quản lý việc học tập theo nhu cầu, sở thích riêng của mình. 

Trong khi đó, LMS sẽ tập trung vào việc quản lý nội dung, thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 

Phân biệt LMS và LXP
Phân biệt LMS và LXP

Doanh nghiệp nên lựa chọn hệ thống LMS hay LXP để đào tạo nhân viên? 

Lựa chọn giải pháp đào tạo LMS hay LXP sẽ phụ thuộc vào nhu cầu đào tạo và mục tiêu đào tạo cụ thể của từng doanh nghiệp.

Ví dụ như LMS sẽ phù hợp với các công ty có nhu cầu đào tạo cơ bản đảm bảo nhân viên hoàn thành các khóa học và đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Hơn nữa, LMS cũng phù hợp với các doanh nghiệp lớn có nhu cầu đào tạo hàng loạt nhân viên bởi LMS có khả năng quản lý tối ưu, hiệu quả.

Bên cạnh đó, LXP sẽ là lựa chọn tốt nhất đối với những công ty khuyến khích nhân viên tạo ra trải nghiệm học tập cá nhân hóa, phá phá kiến thức theo sở thích riêng. Một điểm nổi bật của nền tảng LXP đó là cho phép người học tương tác, học tập xã hội và chia sẻ kiến thức với nhau, điều này phù hợp với các công ty muốn thúc đẩy giao tiếp và học hỏi lẫn nhau. 

Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam có một số công ty đã phát triển hệ thống LMS hiện đại hơn rất nhiều bằng cách tích hợp tính năng cá nhân hóa và trải nghiệm học tập linh hoạt, giúp nhân viên tự chủ trong việc quản lý quá trình học tập theo nhu cầu riêng. 

Gitiho for Leading Business là một trong những hệ thống quản lý học tập LMS chất lượng hàng đầu hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn như Bảo hiểm quân đội MIC, Vietinbank, Vietcombank, Momo, FPT Software, Trang Huy Logistics, TH True Milk, 30 Shine… 

FPT Digital lựa chọn hệ thống LMS Gitiho để thực hiện đào tạo đội ngũ nhân sự có kiến thức, có kỹ năng
FPT Digital lựa chọn hệ thống LMS của Gitiho để thực hiện đào tạo đội ngũ nhân sự có kiến thức, có kỹ năng
Ngân hàng Vietinbank ứng dụng Gitiho for Leading Business để thực hiện đánh giá năng lực nhân viên
Ngân hàng Vietinbank ứng dụng Gitiho for Leading Business để thực hiện đánh giá năng lực nhân viên
Gitiho hợp tác với Luxes Homes trên hành trình chuyển đổi số hoạt động đào tạo
Gitiho hợp tác với Luxes Homes trên hành trình chuyển đổi số hoạt động đào tạo

Hệ thống LMS của Gitiho có rất nhiều tính năng nổi bật như doanh nghiệp sẽ sở hữu hệ thống E-learning riêng biệt, tự tải lên khóa học nội bộ hoặc tham khảo hơn 500+ khóa học đa dạng các lĩnh vực của Gitiho, tự tạo lộ trình học tập, khung năng lực nhân viên, dễ dàng đo lường hiệu quả đào tạo thông qua các báo cáo tự động, thiết kế bài kiểm tra… 

Hơn thế nữa, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc cá nhân hóa học tập bằng cách cung cấp cho nhân viên các khóa học theo nhiều lĩnh vực như tin học văn phòng, Data Analyst, thiết kế, hành chính nhân sự, marketing, kế toán, sale… giúp nhân viên “học ngay làm luôn”, áp dụng vào công việc để nâng cao chất lượng và hiệu suất. 

Ứng dụng của Gitiho for Leading Business
Ứng dụng của Gitiho for Leading Business

Ví dụ như một nhân viên Content Seo được quản lý yêu cầu viết bài quảng cáo theo hình thức Storytelling (Nghệ thuật bán hàng bằng cách kể chuyện) thì nếu đợi chuyên gia training hay đợi công ty tổ chức buổi đào tạo thì có lẽ đến lúc đó nhân viên sẽ không cần nữa. Thay vào đó, với hệ thống LMS, nhân viên sẽ ngay lập tức truy cập lên hệ thống và chọn ngay khóa học Storytelling để tự học theo tốc độ và thời gian của riêng họ. 

Như vậy, ứng dụng LMS vào đào tạo nhân viên là sự lựa chọn thông minh cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Bởi LMS giúp doanh nghiệp quản lý nhân viên một cách khoa học, tối ưu quy trình và tối ưu thời gian đào tạo nhân viên hiệu quả, đồng thời tạo ra một môi trường học tập linh hoạt và “học ngay làm luôn”. 

Như vậy, doanh nghiệp sẽ khuyến khích tinh thần tự học và giúp nhân viên nâng cao kỹ năng, mở rộng kiến thức bởi những khóa học cá nhân hóa mang lại. 

SẴN NỀN TẢNG LMS, NỘI DUNG ĐÀO TẠO DÀNH CHO TẤT CẢ VỊ TRÍ

Xem thêm: Đào tạo và phát triển nhân sự có vai trò và lợi ích gì?

Hy vọng rằng bài viết so sánh lms và lxp sẽ hữu ích với các doanh nghiệp đang băn khoăn không biết sử dụng nền tảng nào. Gitiho vẫn nhấn mạnh rằng, lựa chọn LMS hay LXP sẽ phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể và nhu cầu đào tạo của từng doanh nghiệp. Nhưng quan trọng nhất là doanh nghiệp phải hiểu rằng công nghệ đào tạo là một công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động đào tạo nội bộ cho doanh nghiệp giúp nâng cao hiệu suất kỹ năng cho nhân sự. 

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông