Sự khác biệt giữa Kế toán Tài chính và Kế toán Chi phí

Nội dung được viết bởi Thanh Hằng

Kế toán Chi phíkế toán Tài chính là hai khái niệm quen thuộc trong ngành kế toán. Không có sự so sánh nào giữa hai loại kế toán này vì chúng đều quan trọng đối với người dùng. Trong bài viết này, Gitiho sẽ cùng bạn khám phá sự khác biệt giữa Kế toán Chi phí và Kế toán Tài chính. Chúng mình cùng bắt đầu nhé!

Định nghĩa Kế toán Chi phí

Kế toán Chi phí là một lĩnh vực kế toán đề cập đến các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Thông tin thu được từ kế toán chi phí được sử dụng để theo dõi và điều chỉnh các hoạt động một cách hiệu quả nhằm tối đa hóa cả lợi nhuận và hiệu quả.

Ví dụ, với sự hỗ trợ của cơ quan kế toán Chi phí, chủ doanh nghiệp có thể xác định và ghi lại việc phân bổ nguồn lực và thiết lập các chi phí liên quan đến từng mức độ sản xuất hàng hóa và phân phối dịch vụ.

Kế toán chi phí giúp chủ doanh nghiệp phân tích và phân loại chi phí cho một đơn vị sản xuất duy nhất. Nó cũng hỗ trợ xác định chi phí đầu vào cho việc thuê lao động và mua nguyên vật liệu ở mỗi cấp. Từ đó, các chủ doanh nghiệp có thể điều tiết tốt hơn và giảm bớt các khoản chi tiêu không cần thiết.

Kế toán Chi phí làm tăng thêm tính hiệu quả của kế toán Tài chính bằng cách cung cấp thông tin liên quan làm cơ sở để dẫn đến quá trình ra quyết định tốt hơn của tổ chức.


 

Sự khác biệt giữa Kế toán Tài chính và Kế toán Chi phí 

Để hiểu thêm về các loại chi phí và kiến thức kế toán tổng hợp khác, đăng ký học kế toán tổng hợp online với khóa sau tại Gitiho:

Mục tiêu của Kế toán Chi phí

  1. Xác định giá thành trên một đơn vị sản phẩm do công ty sản xuất.
  2. Báo cáo chi phí chính xác cho cả hoạt động và xử lý.
  3. Tạo báo cáo chi phí và đưa ra các đề xuất để tối đa hóa lợi nhuận sản xuất.
  4. Tạo dữ liệu và quy tắc để tính toán chính xác chi phí sản xuất các mặt hàng và cung cấp dịch vụ.

Lợi ích của Kế toán Chi phí

  1. Phân tích chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
  2. Phân tích xu hướng để xác định và giảm chi phí liên quan.
  3. Phân tích khả năng mở rộng sản xuất trong tương lai

Định nghĩa Kế toán Tài chính

Kế toán Tài chính là nhánh kế toán chịu trách nhiệm ghi lại dữ liệu tài chính tổng hợp của một công ty. Nó hỗ trợ trong việc đo lường hậu quả tài chính của một kỳ kế toán nhất định, đánh giá tình trạng tài sản và nợ phải trả của một tổ chức. 

Do đó, kế toán Tài chính có thể được định nghĩa là quá trình công ty ghi chép, tổng hợp và báo cáo tất cả các giao dịch tài chính xảy ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đáng chú ý, các giao dịch này sau đó được tập hợp để tạo ra các báo cáo tài chính quan trọng cho tổ chức, chẳng hạn như dòng tiền, bảng cân đối kế toán, tài khoản lãi và lỗ, v.v.

Sự khác biệt giữa Kế toán Tài chính và Kế toán Chi phí
 

Mục tiêu Kế toán Tài chính

  1. Theo dõi tất cả các giao dịch tài chính trong một khoảng thời gian cụ thể.
  2. Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  3. Kiểm tra kết quả hoạt động của công ty.
  4. Kiểm tra hiệu suất hoạt động trong quá khứ.

Ưu điểm của Kế toán Tài chính

  1. Kế toán Tài chính hỗ trợ trong việc lưu giữ hồ sơ kinh doanh.
  2. Đóng vai trò quan trọng trong việc lập báo cáo tài chính.
  3. Hỗ trợ so sánh kết quả kinh doanh.
  4. Kế toán Tài chính có thể được sử dụng làm bằng chứng pháp lý.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị

Sự khác biệt giữa Kế toán Tài chính và Kế toán Chi phí

Bảng so sánh Kế toán Tài chính và Kế toán Chi phí

CƠ SỞ SO SÁNH

Kế toán Chi phí

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Định nghĩaKế toán Chi phí là một hệ thống kế toán, thông qua đó một tổ chức theo dõi các chi phí khác nhau phát sinh của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất.Kế toán Tài chính là một hệ thống kế toán nắm bắt các hồ sơ thông tin tài chính về doanh nghiệp để cho thấy tình hình tài chính chính xác của công ty tại một thời điểm cụ thể.
Thông tin ghi chépGhi lại thông tin liên quan đến vật liệu, lao động và chi phí chung được sử dụng trong quá trình sản xuất.Ghi lại thông tin bằng tiền.
Loại chi phí nào được sử dụng để ghi chép?Bao gồm cả chi phí trong quá khứ và chi phí được dự báo trong tương laiChỉ ghi chép dòng tiền trong quá khứ.
Người dùngThông tin do kế toán Chi phí cung cấp chỉ được sử dụng trong nội bộ của tổ chức như nhân viên, người quản lý, v.v.Thông tin kế toán Tài chính cung cấp cho cả trong nội bộ doanh ngiệp và bên ngoài như chủ nợ, cổ đông, khách hàng, v.v.
Tính bắt buộcKhông bắt buộc. Tuy nhiên, kế toán Chi phí là bắt buộc trong các công ty sản xuấtBắt buộc cho tất cả doanh nghiệp
Thời gian báo cáoBản kế toán chi phí thường xuyên được chuẩn bị và báo cáo cho ban giám đốc.Báo cáo tài chính được báo cáo vào cuối kỳ kế toán, thường là 1 năm.
Phân tích lợi nhuậnKế toán Chi phí chỉ đo lường lợi nhuận của một sản phẩm hoặc một dịch vụ.Kế toán Tài chính giúp đo lường lợi nhuận tổng của một công ty thông quan thu nhập, chi phí.
Mục đíchGiảm và kiểm soát chi phí và lập ngân sách giúp cho việc dự báo có thể thực hiện được.Ghi chép đầy đủ các giao dịch tài chính, thể hiện chính xác tình hình tài chính của một công ty. 


 

Sự khác biệt chính giữa Kế toán Chi phí và Kế toán Tài chính

Sau đây là những điểm khác biệt chính giữa kế toán Chi phí và kế toán Tài chính:

  1. Mục tiêu của kế toán Chi phí là theo dõi tất cả chi phí của tổ chức. Mục tiêu của kế toán Tài chính là lưu giữ tất cả các nguồn dữ liệu của một tổ chức.
     
  2. Cả chi phí lịch sử và chi phí được ước tính cho tương lai đều được ghi nhận trong kế toán Chi phí. Mặt khác, kế toán tài chính chỉ đơn giản là theo dõi các dòng tiền trong quá khứ.
  3. Người sử dụng kế toán Chi phí được giới hạn trong phạm vi quản lý nội bộ của đơn vị, trong khi người sử dụng kế toán Tài chính là nội bộ cũng như các bên bên ngoài có liên quan.
  4. Kế toán Chi phí chỉ bắt buộc đối với tổ chức tham gia vào các hoạt động sản xuất và chế tạo. Mặt khác, kế toán Tài chính là bắt buộc đối với tất cả các tổ chức, bên cạnh đó việc tuân thủ các quy định của luật doanh nghiệp và luật thuế thu nhập cũng là điều bắt buộc.
  5. Bản kế toán Tài chính được công bố sau khi kết thúc năm tài chính (thường là một năm), trong khi bản báo cáo kế toán Chi phí được trình bày theo thường xuyên, trong một khoảng thời gian định kỳ.
  6. Lợi nhuận liên quan đến một sản phẩm, công việc hoặc quá trình cụ thể được xác định bằng kế toán Chi phí. Ngược lại kế toán Tài chính xác định tổng lợi nhuận của toàn bộ doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
  7. Mục tiêu của kế toán Chi phí là kiểm soát chi phí, trong khi mục tiêu của kế toán Tài chính là ghi lại thông tin tài chính đầy đủ có thể được sử dụng để lập báo cáo vào cuối kỳ kế toán.

Xem thêm: 12 NGUYÊN LÝ CĂN BẢN TRONG KẾ TOÁN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Kết luận

Trên đây là những điểm khác biệt quan trọng nhất giữa Kế toán Chi phíKế toán Tài chính. Nói tóm lại, thông tin do kế toán Chi phí cung cấp giúp ích cho việc ra quyết định của các nhà quản lý nhằm kiểm soát chi phí, nhưng nó thiếu tính so sánh. Kế toán Tài chính cung cấp thông tin có thể so sánh được giữa các kỳ kế toán, nhưng thông tin này không thể được sử dụng để lập các kế hoạch trong tương lai. Đó là lý do tại sao cả hai liên kết chặt chẽ với nhau, trên thực tế, số liệu kế toán Chi phí cung cấp khá quan trọng trong kế toán Tài chính.

Hy vọng bạn đã hiểu rõ về hai khái niệm này và áp dụng thành công cho công việc của mình. Đừng quên theo dõi chúng mình để xem thêm các bài viết bổ ích về kế toán và các kĩ năng chuyên ngành khác nhé!

Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông