Bạn đã nhận thức được tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân và đang bắt tay vào thực hiện. Tuy nhiên bạn chưa làm bao giờ nên gặp khó khăn trong quá trình xây dựng bản kế hoạch tài chính cho bản thân.
Đừng lo lắng, hôm nay Gitiho sẽ chia sẻ cho bạn những mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả mà chúng tôi tổng hợp được. Cùng xem nhé!
Để bắt đầu lập kế hoạch tài chính cá nhân, bạn hãy bắt đầu từ những bước đơn giản như việc tổng hợp thu nhập, chi tiêu, và xác định mục tiêu tài chính. Có nhiều công cụ giúp bạn quản lý tài chính, theo dõi kế hoạch, và đưa ra những quyết định thông minh.
Trong đó, Excel là một công cụ miễn phí giúp bạn thực hiện điều này. Ngay bây giờ, chúng tôi sẽ chia sẻ những bảng kế hoạch tài chính cá nhân mẫu bằng Excel để bạn có thể tham khảo:
Link tải mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân (Nguồn: Tổng hợp)
Cùng xem các mẫu này như thế nào nhé:
Mẫu 1: Bảng theo dõi chi tiêu theo ngày
Để quản lý tài chính thành công, bạn cần phải theo dõi thu chi sát sao theo từng ngày. File mẫu này sẽ giúp bạn liệt kê chi tiết từng khoản chi tiêu dù nhỏ nhất. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng hình dung được thói quen tiêu dùng của mình, tránh chưa hết tháng đã tiêu hết tiền.
Mẫu 2: Bảng theo dõi chi tiêu hàng tháng
Quản lý thu chi theo từng tháng là cách tốt nhất để bạn đạt được các mục tiêu tài chính ngắn hạn hay dài hạn của mình.. Bạn có thể kết hợp với bảng theo dõi chi tiêu theo ngày để tổng hợp và cân đối với mục tiêu tài chính hàng tháng sao cho hiệu quả.
Mẫu 3: Mẫu quản lý thu chi cho 12 tháng
Một mẫu quản lý tài chính theo từng tháng trong năm khác mà bạn có thể tham khảo. Mẫu này được trình bày đơn giản hơn nhưng thống kê các mục chi tiêu khá chi tiết.
Mẫu 4: Mẫu quản lý chi tiêu cho gia đình
Đối với những là người quản lý chi tiêu trong gia đình sẽ cần một bảng quản lý thu nhập và chi phí sinh hoạt chung cho cả nhà. Khi bạn nắm rõ được thu nhập của từng thành viên và những khoản chi phí sinh hoạt chung, bạn có thể bàn bạc cùng gia đình và cắt giảm những khoản không cần thiết.
Mẫu 5: Bảng quản lý chi tiêu cho sinh viên hàng tháng
Khi trở thành sinh viên là bạn đã phải bắt đầu học cách sống tự lập rồi. Quản lý bản thân cũng như chi tiêu của bạn tốt sẽ giúp bạn xây dựng hành trang đầu đời, tạo bước đà cho phát triển sự nghiệp sau này.
Hình thành tư duy tài chính và tích lũy kinh nghiệm đầu tư sinh lời ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường với khóa học sau của Gitiho:
Tài chính cá nhân - Năng lực quản lý tiền và hình thành tư duy đầu tư tích sản
Giấy Kể Chuyện - Lê Hoàng Linh
Mẫu 6: Bảng mẫu quản lý chi phí du lịch
Khi du lịch và giải trí, đó cũng là lúc mà chúng ta thường quyết định theo cảm xúc. Nếu bạn đã lên lịch trình cho chuyến đi du lịch của mình nhưng chưa có kế hoạch chi tiêu cụ thể thì sẽ rất dễ bị tiêu pha quá đà.
Vậy nên, lên kế hoạch, theo dõi và kiểm soát chi tiêu khi đi du lịch là điều thiết yếu giúp bạn chơi thật vui mà không lo cạn ví.
Bản chất của việc lập kế hoạch và quản lý thu chi là giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân. Tùy theo mong muốn của mỗi người mà chúng ta có thể phân loại các kế hoạch tài chính này như sau:
Kế hoạch tài chính ngắn hạn
Đây là bản kế hoạch giúp bạn quản lý thu chi, tiết kiệm và đầu tư từ 1 - 12 tháng. Kế hoạch này gắn liền các mong muốn trong ngắn hạn như mua món đồ yêu thích, đầu tư giáo dục, trả nợ... và chuẩn bị cho các mục tiêu dài hạn như mua nhà, mua xe,...
Việc đầu tư cho học tập phát triển bản thân khá quan trọng, ngay cả khi bạn đã đi làm. Nâng cấp bản thân mỗi ngày giúp bạn giảm thiểu rủi ro bị đào thảo và có thêm lựa chọn giữa các cơ hội.
Tại Gitiho, chúng tôi có cung cấp gói hội viên để bạn có thể học không giới hạn 500+ khóa thuộc 14 lĩnh vực, chủ đề giúp bạn phát triển toàn diện chỉ với 199K/ tháng.
Kế hoạch tài chính trung hạn
Bản kế hoạch này được xây dựng giúp bạn quản lý và sử dụng nguồn tài sản của mình trong khoảng từ 1 - 5 năm. Đây là bước chạy dài để bạn nhanh chóng đạt được các mục tiêu cụ thể như mua xe, mua nhà, đi du lịch.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tiết kiệm được khoản kha khá, hình thành vốn và cân nhắc đầu tư, kinh doanh để gia tăng tài sản của mình.
Kế hoạch tài chính dài hạn
Mục tiêu tài chính dài hạn giúp bạn chuẩn bị trước cho mình một cuộc sống ổn định, hạnh phúc, thịnh vượng và tự do tài chính. Kế hoạch này cũng có thể bao gồm tích lũy quỹ dự phòng, hưu trí, giáo dục con cái, nghỉ hưu sớm,...
Bạn cũng có thể lập các bản kế hoạch cho từng mục tiêu chi tiết của mình như:
Trên đây là các mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân bằng Excel mà Gitiho đã tổng hợp được. Hy vọng bạn có thể sử dụng chúng để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Chúc bạn thành công!
Bạn là một nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính, nhà đầu tư hay các chuyên gia tài chính,... nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong phân tích và xây dựng mô hình Tài chính?
Bạn sẽ không cần phải mất nhiều thời gian nghiền ngẫm, hay phải bỏ một số tiền lớn để trả cho những chuyên gia phân tích báo cáo tài chính thuê ngoài. Hãy Đăng ký tham gia và Học thử để trải nghiệm nhé!