Khi nền kinh tế càng biến động, chúng ta mới càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc quản trị tài chính cá nhân. Đó không chỉ là sử dụng tiền như thế nào cho hợp lý, mà bạn còn có nguồn dự phòng trường hợp rủi ro, tiết kiệm và đầu tư tích lũy cho tương lai.
Vậy làm thế nào để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé.
“Giàu không tiết kiệm, nghèo liền tay. Nghèo không tiết kiệm, sớm ăn mày.” Đây là một câu nói thể hiện tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền và quản lý chi tiêu trong hành trình hướng tới sự phồn thịnh và tự do tài chính trong tương lai của mỗi cá nhân. Bởi:
Dành ra chưa tới 199K/ 1 tháng để đầu tư phát triển bản thân, chuẩn bị sẵn sàng cho các cơ hội trong tương lai với Gói hội viên của Gitiho. Bạn sẽ được học không giới hạn 500+ khóa học thuộc 14 chủ đề, lĩnh vực.
Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản mà bạn có thể áp dụng trong quản lý tài chính của cá nhân:
Chỉ khi chúng ta đặt ra mục tiêu thì chúng ta mới có thể đến đích. Vậy nên, hãy cân nhắc tình trạng hiện tại của bạn và tương lai mong muốn để bắt đầu đặt mục tiêu, ví dụ:
Dù mục tiêu của bạn là gì thì hãy cân nhắc và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho chúng để bạn có thể đạt được đúng thời hạn.
Sau khi đã có mục tiêu tài chính, bạn hãy đánh giá tình hình thu chi thời gian qua. Hãy ghi ra giấy hay Excel để nắm bắt tình hình sơ bộ và điều chỉnh lại so với mục tiêu bạn cần đạt.
Nếu các khoản chi tiêu những tháng trước đang vượt mức so với mục tiêu đề ra, bạn nên cân nhắc nên cắt giảm chi tiêu hay thay đổi lại mục tiêu để phù hợp với tình hình hiện tại nhé.
Để bắt đầu lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân, bạn cần liệt kê tất cả nguồn thu nhập định kỳ (hàng tháng) ra một cách chi tiết. Tiếp theo là phân bổ thu nhập cho các mục tiêu tài chính đã đặt ra ở phần trước.
Thông thường, mọi người thường sử dụng các phương pháp quản lý tài chính cá nhân như 50/30/20, 6 chiếc lọ tài chính cá nhân, Kakeibo,... để phân bổ chi tiêu.
Bản chất của các công thức quản lý tài chính cá nhân này đều dựa trên thói quen chi tiêu của mỗi cá nhân để phân chia ngân sách sao cho phù hợp:
Thường thì trong 1,2 tháng đầu kế hoạch của bạn có thể sẽ không đi đúng hướng. Nhưng bạn hãy kiên trì thực hiện và điều chỉnh dựa trên tình hình thực tế, chắc chắn kỹ năng quản lý tài chính của bạn sẽ dần được cải thiện.
Thỉnh thoảng, bạn cũng nên thưởng cho bản thân nếu bạn đạt được mục tiêu tài chính, hoặc trả xong nợ. Hãy khích lệ và động viên cho bản thân kịp thời để chúng ta tiếp tục có động lực trên hành trình sắp tới nhé.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch và kiểm soát chi tiêu, bạn có thể nhận ra được những khoản chi tiêu nào là không thực sự cần thiết và cân nhắc cắt giảm. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn phải chi tiêu dè dặt và bủn xỉn.
Chắc chắn sẽ có những khoản chi tiêu phát sinh thêm trong từng tháng, nhưng nếu nó khiến bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và không phá vỡ kế hoạch tài chính thì bạn có thể thoải mái tiêu sài.
Ngược lại, sẽ có những khoản chi tiêu mà bạn có thể mạnh tay “cắt bỏ” như mua đồ săn sale mà không dùng tới, giảm ăn uống ngoài quán, mua các món đồ đắt đỏ so với thu nhập, đồ theo trend,...
Ban đầu, bạn có thể chỉ cần dành ra 10 - 15% thu nhập cho quỹ tiết kiệm, sau nhiều tháng thực hiện có thể dần dần nâng mức này lên 20 - 30 - 50%. Hãy tiết kiệm ngay bây giờ để dành cho mục tiêu tự do tài chính tương lai của bạn.
Vay nợ là điều mà hầu hết ai trong chúng ta cũng không thể tránh khỏi trong cuộc đời. Sẽ có những thời điểm và có những khoản chi tiêu phát sinh bắt buộc kiến chúng ta phải vay nợ để chi trả tạm thời.
“Có vay thì có trả”, đây là quy luật bất thành văn trong cuộc sống. Nếu như bạn vay nợ nhưng không có kế hoạch cụ thể để trả nợ, bạn sẽ gặp phải một số hậu quả nghiêm trọng như:
Do vậy, chúng ta cần hạn chế chi tiêu quá mức để không phải vay nợ. Khi bắt buộc phải đi vay, chúng ta hãy lưu ý:
Đặc biệt, theo các chuyên gia tài chính, bạn có thể sẽ chi tiêu nhiều hơn 12% bằng thẻ tín dụng so với tiền mặt. Bởi vì khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn sẽ không cần phải trả tiền ngay, dễ cuốn vào các đợt flash sale dẫn đến chi vượt thu.
Do đó, khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn vẫn cần tuân chủ nghiêm chỉnh kế hoạch tài chính đã đề ra ban đầu, không nên quẹt thẻ vô tội vạ để đảm bảo kế hoạch đi đúng hướng.
Trong kế hoạch tài chính của bạn nên có một khoản tiết kiệm để đầu tư sinh lời. Ban đầu khi bạn chưa có kinh nghiệm thì có thể tìm hiểu và lựa chọn các kênh đầu tư và tiết kiệm an toàn như gửi ngân hàng, làm sổ tiết kiệm hoặc tham gia các quỹ hưu trí, bảo hiểm,...
Dần dà, bạn có thể học hỏi và tìm thêm các nguồn đầu tư tài chính khác như chứng khoán, bất động sản, kinh doanh,... Những kênh đầu tư này đòi hỏi bạn phải có kiến thức, cập nhật tình hình thường xuyên và có tầm nhìn xa để không bị lỗ, hao hụt tài sản.
Hình thành tư duy và tạo dựng thói quen quản lý tài chính, đầu tư tích lũy tài sản với khóa học sau tại Gitiho:
Khi có kế hoạch đầu tư, nếu chưa chắc chắn bạn có thể tìm và hỏi ý kiến của các chuyên gia. Họ có thể là nhà hoạch định hay cố vấn tài chính, giúp bạn nhìn nhận những lỗ hổng, rủi ro trong kế hoạch của bạn, đồng thời giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính.
Đôi khi, các cố vấn tài chính có thể là mentor của bạn, sếp, bố mẹ, người thân, hay bạn bè, những người mà bạn tin tưởng và có thể tham khảo lấy kinh nghiệm từ họ.
Trên đây là hướng dẫn cách quản lý tài chính cá nhân thông minh và hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công để xây dựng nền tảng tài chính vững mạnh. Chúc bạn thành công!
Bạn là một nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính, nhà đầu tư hay các chuyên gia tài chính,... nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong phân tích và xây dựng mô hình Tài chính?
Bạn sẽ không cần phải mất nhiều thời gian nghiền ngẫm, hay phải bỏ một số tiền lớn để trả cho những chuyên gia phân tích báo cáo tài chính thuê ngoài. Hãy Đăng ký tham gia và Học thử để trải nghiệm nhé!