Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính cá nhân để giữ tiền thông minh

Nội dung được viết bởi Kim Thu

Quản lý tài chính cá nhân là một phần quan trọng giúp bạn đảm bảo cho nhu cầu sử dụng tiền ở hiện tại và gia tăng tài chính trong tương lai. 

Nếu bạn thường xuyên chi tiêu vượt hạn mức, không giữ được tiền quá lâu trong tài khoản thì hãy tham khảo ngay nguyên tắc 6 chiếc lọ tài chính cá nhân - một công thức giữ tiền thông minh giúp bạn xây dựng cơ sở tài chính vững chắc và hùng mạnh. Cùng xem nhé!

Khái niệm 6 chiếc lọ tài chính cá nhân là gì?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến nguyên tắc 6 chiếc lọ tài chính ở đâu đó. Nó cũng tương tự như câu nói “không nên bỏ tất cả trứng vào trong một giỏ”, đề cập tới việc quản lý tài chính một cách thông minh.

Hiểu đơn giản là mọi người sẽ chia thu nhập của họ thành 6 phần, đặt trong 6 "lọ" tài chính khác nhau, mỗi lọ dành cho một mục đích cụ thể. Không quan trọng bạn bắt đầu xây dựng với số tiền nào, quan trọng là bạn luôn phải kiên trì thực hiện và chia tiền vào 6 lọ tài chính này.

Đây là nguyên tắc được T. Harv Eker, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Bí mật tư duy triệu phú” đề cập và phát triển để giúp mọi người phân chia thu nhập và quản lý tài chính cá nhân tốt hơn. 

Khái niệm 6 chiếc lọ tài chính cá nhân là gì?

Ý nghĩa quy tắc 6 chiếc lọ tài chính cá nhân?

6 chiếc lọ được phân chia theo tỉ lệ chi tiêu cụ thể đối với các mục đích tài chính khác nhau, cụ thể:

  • Lọ 1: Chi tiêu cần thiết (NEC - 55%)
  • Lọ 2: Tiết kiệm dài hạn (LTS - 10%)
  • Lọ 3: Phát triển bản thân (EDU - 10%)
  • Lọ 4: Giải trí (PLAY - 10%)
  • Lọ 5: Tự do tài chính (FFA - 10%)
  • Lọ 6: Từ thiện (GIVE - 5%)

Lọ 1: Chi tiêu cần thiết (NEC) chiếm 55% thu nhập

Số tiền được phân chia cho chiếc lọ này để phục vụ những nhu cầu cơ bản của bạn trong cuộc sống hàng ngày như chi phí như thuê nhà, điện, nước, thức ăn, và các chi phí cố định hàng tháng khác. 

Thực tế có rất nhiều người không phân chia những chiếc lọ như này, dẫn đến chi phí sinh hoạt của họ mỗi tháng thường chiếm tới 80% hoặc thậm trí vượt mức thu nhập mà họ kiếm được. Khi nhìn lại thì họ nhận ra rằng rất nhiều khoản chi thật sự không cần thiết.

Vì vậy, bạn cần đặt mục tiêu cho chiếc lọ này, nó sẽ giúp bạn duy trì lối sống cơ bản và ổn định, hãy giữ cho mức chi tiêu của bạn không vượt quá 55% thu nhập hàng tháng. 

Lọ 2: Tiết kiệm dài hạn (LTS) chiếm 10% thu nhập

Đúng như tên gọi của nó, chiếc lọ thứ hai được phân bổ 10% thu nhập của bạn nhằm mục đích tích lũy và đầu tư cho tương lai như đóng góp vào các quỹ tiết kiệm, quỹ hưu trí, hoặc các dự án có lợi nhuận dài hạn.

Sau một thời gian nhất định, khi những khoản này lớn lên, bạn có thể chi tiêu và đầu tư cho các hạng mục lớn như mua nhà, mua xe, sinh con đẻ cái. Hãy nhớ rằng dù không phải là khoản cần dùng tới ngay lập tức, nhưng bạn không nên bỏ qua nó để đảm bảo cho một tương lai tài chính bền vững. 

Lọ 3: Giáo dục và phát triển bản thân (EDU) chiếm 10 % thu nhập

Học tập để phát triển bản thân là điều cần thiết dù bạn đang ở bất kỳ trình độ nào. Do đó, hàng tháng chúng ta nên trích ra một khoản 10% để cho vào chiếc lo dành cho việc đầu tư phát triển bản thân.

Với số tiền đó, bạn có thể học hỏi, phát triển kỹ năng, và đầu tư vào giáo dục liên quan đến sự nghiệp hoặc sở thích khi cần. Hãy chủ động nắm bắt cơ hội, đừng để nó đến mà chúng ta lại không giữ được chỉ vì thời điểm đó chúng ta không còn tiền.

đầu tư Giáo dục và phát triển bản thân

Tại Gitiho, chúng tôi hiện đang cung cấp hơn 500 khóa học thuộc 14 chủ đề, lĩnh vực dành cho người đi làm, giúp bạn rèn luyện và phát triển bản thân mỗi ngày. Bạn có thể học tất cả 500+ khóa học này không giới hạn với 199K/ tháng, một mức phí nhỏ hơn rất nhiều so với 10% thu nhập của bạn.

Lọ 4: Giải trí và hưởng thụ (PLAY) chiếm 10% thu nhập

Dù chúng ta đang làm ở vị trí nào, hay bận rộn ra sao thì cũng có những giây phút mệt mỏi cần lấy lại sự cân bằng cho cuộc sống. Phân bổ 10% cho chiếc lọ này sẽ giúp bạn luôn có một khoản để giải trí, hưởng thụ, hay tự thưởng cho bản thân sau những ngày làm việc mệt mỏi.

Hãy tiết kiệm tiền để đi đến nơi mà bạn thích, gặp người mà bạn thương, làm những gì bạn muốn mà không có bất kỳ rào cản nào về tiền bạc nhé.

Lọ 5: Tự do tài chính (FFA) chiếm 10% thu nhập

Nếu chỉ có làm công ăn lương thì sẽ rất khó hoặc rất lâu để chúng ta giàu được. Chính vì thế, chúng ta phải xây dựng quỹ và phân bổ thu nhập 10% cho hoạt động gia tăng nguồn thu nhập thụ động như gửi tiết kiệm, đầu tư chứng khoán, bất động sản hay kinh doanh cá nhân,...

Lọ 6: Từ thiện (GIVE) chiếm 5% thu nhập

Không ai ép buộc bạn, và bạn cũng không nhất thiết phải để dành tiền làm từ thiện. Nhưng việc dành ra 5% để giúp đỡ cộng đồng hay người thân có hoàn cảnh khó khăn sẽ giúp bạn nuôi dưỡng tâm hồn và tạo ra ảnh hưởng tích cực trong xã hội.

Hình thành tư duy tiết kiệm và đầu tư tài chính giúp bạn xây dựng tương lai vững chắc và hùng mạnh. Tham khảo khóa học sau tại Gitiho để cải thiện kỹ năng quản lý tài chính, tạo dựng cuộc sống ổn định, phát triển bền vững:

Vai trò của 6 chiếc lọ trong quản lý tài chính cá nhân

Không thể phủ nhận vai trò của quy tắc 6 chiếc lọ trong quản lý tài chính để duy trì sự ổn định và giàu có của mỗi cá nhân, cụ thể:

  • Đầu tiên, 6 chiếc lọ sẽ đảm bảo mức chi tiêu của bạn dựa trên số thu nhập thực tế, không chi tiêu quá nhiều và vượt mức thu nhập hàng tháng.
  • Thứ hai, việc quản lý chi tiêu trở nên dễ dàng hơn khi tất cả các con số được đưa ra đều cụ thể và có mục đích rõ ràng. 
  • Việc có quỹ dự phòng, tiết kiệm và đầu tư giúp đảm bảo an toàn tài chính cho gia đình, giảm thiểu rủi ro và dùng để ứng phó trong nhiều tình huống khẩn cấp.
  • Cá nhân có khả năng đối mặt với các chi phí tăng đột ngột mà không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
  • Hạn chế và quản lý chặt chẽ các khoản nợ để ngăn chặn nợ xấu và giữ cho tài chính cá nhân trong tình trạng ổn định. 
  • Tài sản sẽ được gia tăng liên tục và bạn có cơ hội tạo ra dòng tiền thụ động tốt nhất để mở ra những con đường mới cho sự phát triển tài chính.
  • Mục đích cuối cùng cũng là điều cốt lõi của chúng ta khi áp dụng nguyên tắc 6 chiếc lọ, đó là cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn và gia đình, là hành trang giúp bạn hướng tới một cuộc sống giàu có và bền vững.

Mẹo sử dụng quy tắc 6 chiếc lọ tài chính cá nhân hiệu quả

Một số mẹo giúp bạn sử dụng quy tắc 6 chiếc lọ tài chính hiệu quả hơn:

  • Ghi chép lại số tiền chi tiêu để theo dõi và đánh giá cụ thể chi tiêu của mình, từ đó bạn có thể điều chỉnh lối sống chi tiêu sao cho hợp lý hơn.
  • Tuy việc giải trí và hưởng thụ là quan trọng, nhưng đây cũng chính là một trong những nguyên ngân khiến bạn vượt hạn mức chi tiêu nhiều đấy. Do đó, hãy tuân thủ kế hoạch và nguyên tắc 6 chiếc lọ để duy trì mục tiêu cân bằng tài chính. 
  • Hãy cân nhắc đặt lọ "Tiết kiệm dài hạn" làm ưu tiên trước khi chi tiêu cho các mục khác để bạn tiêu không bị “lố”, “vỡ kế hoạch”.
  • Khi đã quyết định đi theo phương pháp 6 chiếc lọ tài chính cá nhân, hãy thực hiện nó một cách toàn diện, nghiêm túc phân bổ thu nhập cho từng lọ với những mục tiêu cụ thể.
Mẹo sử dụng quy tắc 6 chiếc lọ tài chính cá nhân hiệu quả

Những lỗi thường mắc phải khi áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ

Một số lỗi mà bạn có thể mắc phải trong quá trình áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ dẫn đến việc quản lý tài chính không được hiệu quả:

  • Không phân bổ đúng số tiền vào các chiếc lọ, lọ nhận được quá nhiều, lọ thì lại được quá ít so với mục tiêu.
  • Không đồng bộ mục tiêu tài chính với từng lọ, các lọ không phải ánh đúng mục tiêu tài chính sẽ dẫn tới quản lý tài chính không được rõ ràng và hiệu quả.
  • Nhiều khi chúng ta lười biếng hoặc quên cập nhật số liệu chi tiêu thường xuyên sẽ dẫn đến mất khả năng đưa ra quyết định thông minh dựa trên dữ liệu chính xác ở hiện đại.
  • Vì những mục tiêu nhỏ nhặt nào đó mà chúng ta sử dụng quá nhiều chiếc lọ, dần dà việc quản lý chi tiêu của bạn sẽ bị phức tạp, rối rắm.

Tôi có thể thay đổi phần trăm giữa các lọ tài chính không?

Tất nhiên, quy tắc 6 chiếc lọ tài chính cá nhân không phải là một nguyên tắc cứng nhắc, bạn có thể linh hoạt điều chỉnh dựa trên điều kiện cá nhân và mục tiêu cần ưu tiên.

Ví dụ, nếu một người đang phải đối mặt với các chi phí cố định lớn hơn 55%, họ có thể chọn tăng % trong lọ 1 (Chi tiêu cần thiết) để đảm bảo khả năng chi trả hợp lý. Ngược lại, người có thu nhập cao có thể giảm % cho lọ 1.

Kết luận

Trong bài viết này Gitiho đã giúp bạn khám phá quy tắc 6 chiếc lọ tài chính cá nhân và cách thực hiện quy tắc này hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ ứng dụng nó thành công trong việc quản lý tài chính của mình. Chúc bạn thành công!

Bạn là một nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính, nhà đầu tư hay các chuyên gia tài chính,... nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong phân tích và xây dựng mô hình Tài chính? 

Bạn sẽ không cần phải mất nhiều thời gian nghiền ngẫm, hay phải bỏ một số tiền lớn để trả cho những chuyên gia phân tích báo cáo tài chính thuê ngoài. Hãy Đăng ký tham gia và Học thử để trải nghiệm nhé!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông