Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Khi người lao động nghỉ việc, một trong những điều mà người lao động cũng như người sử dụng lao động quan tâm nhất chính là chốt sổ bảo hiểm xã hội ra sao, để hoàn tất nghĩa vụ của người sử dụng lao động với người lao động về bảo hiểm xã hội, và để người lao động có thể dễ dàng tham gia bảo hiểm ở doanh nghiệp khác. Nếu bạn còn đang vướng mắc về nghiệp vụ này, hãy cùng Gitiho theo dõi các thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc chi tiết trong bài viết này nhé!

Chương trình học: HRG04 - Pháp luật lao động

Tổng quan về nghiệp vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội

Chốt sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Theo khoản 3, Điều 47, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với bảo hiểm xã hội của người lao động như sau

“Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”

Chốt sổ bảo hiểm xã hội là là ghi nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc. Nghiệp vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội thường được thực hiện khi người lao động nghỉ việc, không còn làm việc ở công ty hoặc công ty ngừng hoạt động.

bao-hiem-xa-hoi

Trong vòng 7 ngày hoặc chậm nhất là 1 tháng, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả sổ bảo hiểm xã hội công ty bạn có nghĩa vụ phải hoàn trả sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội là của ai?

Khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 5, điều 21, Luật Bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động có trách nhiệm “Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật” (theo Khoản 5, Điều 21, Luật bảo hiểm xã hội)

Các khoản không tính vào lương tháng tham gia bảo hiểm xã hội (Phần 1)

Thủ tục chốt bảo hiểm xã hội

Thủ tục chốt bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người lao động nghỉ việc, không còn làm việc ở công ty hoặc là công ty dừng hoạt động gồm 2 bước: 

Để tiến hành chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc thì người sử dụng lao động thực hiện các bước sau

  • Bước 1: Thực hiện thủ tục báo giảm lao động
  • Bước 2: Thủ tục thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc

Chi tiết các bước như sau"

Bước 1: Thực hiện thủ tục Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội (báo giảm lao động)

  • Để báo giảm lao động, doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
    • Tờ khai đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, thông tin điều chỉnh bảo hiểm xã hội (theo mẫu TK3-TS)
    • Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội của đơn vị (theo mẫu D02 - TS)
    • Bảng kê thông tin (Mẫu D01 - TS)
bao-hiem-xa-hoi
  • Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp báo giảm lao động theo quy trình như sau:
    • Thẩm quyền xử lý: Cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đặt trụ sở
    • Thời gian giải quyết hồ sơ: 10 ngày làm việc kể từ thời điểm nộp hồ sơ
    • Cách thức nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quản bảo hiểm có thẩm quyền giải quyết. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nộp qua mạng trên cổng thông tin giao dịch điện tử của bảo hiểm xã hội.

Bước 2: Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội

  • Để chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi nghỉ việc, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
    • Phiếu giao nhận hồ sơ 600a có hiệu lực từ ngày 10/10/2017 quy định về hồ sơ trong trường hợp báo giảm lao động
    • Danh sách người lao động tại doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
    • Bảng kê thông tin (theo mẫu D01- TS)
    • Thẻ bảo hiểm y tế còn hạn của người lao động
    • Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động
  • Quy trình chốt sổ bảo hiểm xã hội như sau:
    • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đặt trụ sở
    • Thời gian giải quyết: Trong vòng 7 ngày làm việc
    • Cách nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quản bảo hiểm có thẩm quyền giải quyết. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nộp qua mạng trên cổng thông tin giao dịch điện tử của bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Tổng kết

Bảo hiểm xã hội là quyền lợi mà người lao động vô cùng quan tâm. Vì vậy, người sử dụng lao động cần thực hiện đúng các quy định và nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội với người lao động để người lao động yên tâm kể cả khi còn công tác tại công ty hay khi nghỉ việc, cũng như không bị vướng vào các vấn đề liên quan đến pháp luật. Chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc là một nghiệp vụ rất quan trọng, vì vậy, mong rằng bài viết này đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn thực hiện tốt nghiệp vụ này.

Chúc  bạn học tốt!

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông