Thuế TNCN và những khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Là một kế toán viên chắc hẳn bạn thường xuyên phải làm việc với những văn bản, những quy định về thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân. Vậy bạn đã hiểu rõ thuế thu nhập cá nhân là gì? Và những khoản thu nhập nào được miễn thuế thu nhập cá nhân chưa? Nếu chưa hãy cùng Gitiho đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Đăng ký khóa học kế toán thực hành từ cơ bản đến nâng cao

Tổng quan về thuế thu nhập cá nhân

Khái niệm

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ. 

Đối tượng chịu thuế 

Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân gồm những đối tượng như sau:

  • Cư trú và có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và/hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
  • Không cư trú nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
thu-nhap-mien-thue

Xem thêm: Hướng dẫn cách tính thuế TNCN cho lao động là người nước ngoài

Những khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân

Các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:

- Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… không vượt quá mức quy định hiện hành của nhà nước.

  • Tiền trang phục: Phần chi trang phục bằng tiền không quá 5 triệu/người/năm. Nếu chi trang phục cả bằng tiền cả bằng hiện vật thì mức chi bằng tiền không quá 5 triệu đồng/người/năm, phần chi bằng hiện vật phải có hóa đơn chứng từ.

     Ví dụ: Doanh nghiệp chi 4.800.000 đồng/người/năm tiền khoán trang phục cho        nhân viên thì đây là khoản chi không tính thuế TNCN.

     Nếu doanh nghiệp chi 6.000.000 đồng/người/năm thì được miễn 5.000.000             đồng/người/năm, phần vượt quá 1.000.000 đồng/người/năm phải tính thuế               TNCN.

  • Các khoản chi khác phải được quy định tại hợp đồng lao động hoặc quy chế tài chính của công ty. Phần vượt quá bị tính thuế TNCN.

- Khoản tiền ăn giữa ca chi bằng tiền không vượt quá định mức quy định của Bộ lao động - Thương binh và xã hội là 730.000 đồng/người/tháng. Nếu chi vượt quá thì vẫn phải chịu thuế TNCN.

Ví dụ: Tiền phụ cấp ăn trưa cho nhân viên là 780.000 đồng/người/tháng thì chỉ tính thuế đối với phần vượt mức là 50.000 đồng/người/tháng.

thu-nhap-mien-thue

- Khoản tiền thuê nhà, điện nước, và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị, không phân biệt nơi trả thu nhập.

Ví dụ: Chị C có tổng thu nhập chịu thuế là 20.000.000 đồng (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước, dịch vụ kèm theo). Công ty của chị C hỗ trợ chị C 5.000.000 đồng/tháng tiền thuê nhà.

15% tổng thu nhập của chị C là = 15% x 20.000.000 = 3.000.000 (đồng)

→ Như vậy tính vào phần thuê nhà không chịu thuế tối đa là 3.000.000 đồng/tháng, phần chi vượt quá là 2.000.000 đồng.

- Khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam). Trường hợp có tích lũy về phí bảo hiểm sẽ phải nộp thuế TNCN.

 - Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hưu trí trả tiền bảo hiểm.

- Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ.

Ví dụ: Tiền công tính theo giờ của ông An là 50.000 đồng/giờ. Ông An làm thêm giờ vào 2 ngày cuối tháng và được trả 80.000 đồng/giờ.

→ Phần thu nhập được miễn thuế TNCN là: 80.000 - 50.000 = 30.000 (đồng)

- Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.

- Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

- Phí hội viên và các khoản dịch vụ khác phục vụ cá nhân theo yêu cầu nhưng không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động.

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại.

- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.

- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của bộ luật lao động và luật bảo hiểm xã hội. 

thu-nhap-mien-thue

Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân cực kỳ đơn giản với Excel

- Khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại theo quy chế của đơn vị.

- Khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động.

- Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân (bố, mẹ, vợ/chồng, con) của người lao động.

- Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.

- Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.

- Khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để phục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại hợp đồng lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn theo thông lệ quốc tế của một số ngành như dầu khí, khai khoáng.

- Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định (không quá 1 tháng lương bình quân của người lao động).

Lưu ý: Các khoản hỗ trợ, phụ cấp này đều phải được quy định rõ điều kiện, mức hưởng tại quy chế của công ty hoặc hợp đồng lao động.

Ví dụ tính thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

Chị M có tổng thu nhập tháng 7/2021 là 10.000.000 đồng. Trong tháng 7 chị M có các khoản trợ cấp, phụ cấp như sau:

  • Phụ cấp ăn trưa 30.000 đồng/ngày.
  • Phụ cấp trang phục là 350.000 đồng.
  • Hỗ trợ tiền thuê nhà 2.000.000 đồng.

Tháng 7 chị làm 23 ngày công. Tính thu nhập chịu thuế của chị M.

Trả lời"

- Phụ cấp ăn trưa tháng 7: 30.000 x 23 = 690.000 đồng < 730.000 đồng.

- Tiền hỗ trợ nhà ở theo quy định được miễn thuế: 10.000.000 x 15% 

                                                                                        = 1.500.000 (đồng)

→ Thu nhập chịu thuế của chị M là:

10.000.000 - 690.000 - 350.000 - 1.500.000 = 7.460.000 (đồng)

Xem thêm: Các khoản thu nhập được giảm trừ thuế TNCN của người lao động

Kết luận

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các khoản thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân. Để học thêm những kiến thức trong kế toán bạn hãy đăng ký ngay khóa học Kế toán thuế thực hành từ cơ bản đến nâng cao của Gitiho nhé. Tham gia khóa học sau 9 giờ học online bạn sẽ nắm vững quy trình, cách lập báo cáo thuế, các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến thuế, biết cách cân đối hóa đơn đầu ra và đầu vào để tối ưu chi phí thuế cho doanh nghiệp,… Đặc biệt bạn sẽ tự tin giải trình và làm việc với cơ quan thuế khi được kiểm tra.

Làm kế toán viên nhưng bạn có đang cảm thấy:

  • Khối lượng công việc lớn, đặc biệt là các thời điểm cuối tháng, quý, năm, bạn cần phải xử lý và làm rất nhiều báo cáo, sổ sách, thường xuyên phải OT nhưng vẫn không kịp?
  • Áp lực công việc lớn do mình chưa thực sự giỏi nghiệp vụ và nắm vững được các quy chuẩn, luật lệ.
  • Không chỉ người mới và người có nhiều kinh nghiệm cũng có thể mắc phải sai phạm liên quan đến pháp lý và tài chính gây hậu quả đáng tiếc.

Thực tế, làm kế toán không khó và đáng sợ đến vậy nếu như bạn thực sự hiểu rõ kiến thức và thành thạo nghiệp vụ. Nếu như bạn quyết định lựa chọn kế toán là con đường sự nghiệp, thì hãy để Gitiho đồng hành và vượt qua khó khăn khi làm nghề với khóa học: KTG01 - Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp, bao gồm:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông