Thuyết nhu cầu của Maslow là học thuyết có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua đó nhà quản lý thuận tiện hơn trong việc quản trị.
Vậy thuyết nhu cầu Maslow thực chất là gì? Có những cấp bậc nào? Bài viết sau đây Gitiho sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể. Qua đó bạn dễ dàng nắm được vấn đề trọng tâm nhất.
XEM NHANH BÀI VIẾT
Học thuyết Maslow là lý thuyết đại diện cho hành vi, tâm lý phổ biến của con người. Thuyết này do nhà tâm lý học cùng tên Abraham Maslow khởi xướng vào năm 1943. Chúng dựa trên hình thức phân tầng các cấp bậc.
Giáo sư Douglas Kenrick – trường Đại học Arizona cho rằng: “Tháp Maslow có sức hấp dẫn, dễ thẩm thấu là bởi não bộ của con người thích sự đơn giản. Chúng ta thích những lối tắt để khám phá, hiểu thế giới phức tạp”.
Lý thuyết nhu cầu của Maslow đóng vai trò nền tảng. Mỗi người sẽ tồn tại nhiều nhu cầu khác nhau, có thể chia thành 5 nhóm: An toàn, sinh lý, xã hội, kính trọng, thể hiện bản thân. Tùy vào từng cá nhân sẽ có mức độ ưu tiên xử lý khác nhau.
Trong thực tế thuyết Maslow được biểu diễn như một kim tự tháp. Chúng tượng trưng cho chính những nhóm nhu cầu tăng dần từ dưới lên. Ngày nay, rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực áp dụng thuyết Maslow như: Marketing, quản trị, nhân sự, giáo dục, tình yêu,…
Nhà tâm lý học Abraham Maslow cho rằng: “Hành vi của con người bắt đầu từ những nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về tầm quan trọng từ thấp tới cao”. Vì thế lý thuyết này được xếp thành 5 bậc thang nhu cầu như sau:
Đây là nhu cầu cơ bản nhất, bắt buộc phải có để duy trì sự sống, tồn tại của mỗi người. Trong đó bao gồm ăn uống, sinh lý, nghỉ ngơi. Nếu nhu cầu này chưa được thỏa mãn thì con người mới có thể hoạt động, phát triển tốt và nảy sinh nhu cầu cao hơn.
Ví dụ: Bạn không thể tiếp tục làm việc trong khi cơ thể vừa đói, vừa khát, mệt mỏi. Hoặc công ty bạn trả lương quá thấp, không đáp ứng đủ chi phí sinh hoạt hàng ngày đương nhiên bạn sẽ phải tìm một công việc mới tốt hơn.
Tiếp theo tháp Maslow đề cập tới nhu cầu về sự an toàn. Điều này giống như một hợp đồng bảo hiểm giúp chúng ta an tâm hơn để phát triển. Cụ thể cần đảm bảo:
Trong doanh nghiệp, yếu tố này cần được hết sức chú trọng, đề cao. Nhà quản lý chú ý tạo cho nhân viên môi trường làm việc lý tưởng thông qua:
Khi được đáp ứng nhu cầu an toàn, người lao động trong doanh nghiệp mới yên tâm cống hiến, làm việc. Điều này là nền tảng giúp năng suất lao động tăng, giảm thiểu thời gian chờ.
Trong lý thuyết nhu cầu của Maslow, nhu cầu giao tiếp, kết nối xã hội đóng vai trò quan trọng. Theo đó, con người luôn muốn hướng tới các hoạt động: Mở rộng quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, tình yêu, gia tăng giao tiếp, phát triển tình cảm cá nhân, gia đình.
Nếu đáp ứng các nhu cầu về xã hội, chúng ta trở nên tự tin, phát triển hơn. Đồng thời đây cũng là liều thuốc chữa lành hữu ích, giúp đời sống tinh thần ý nghĩa, phong phú hơn.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi nhu cầu xã hội được thỏa mãn ở mức tối đa, họ sẽ hạn chế hình thành tác động tâm lý tiêu cực: Lo âu, cô đơn, trầm cảm, tự dằn vặt.
Ở cấp độ này, con người mong muốn được người khác chấp nhận, coi trọng. Chúng ta bắt đầu cố gắng, nỗ lực để có sự công nhận từ người xung quanh. Nhu cầu ấy thể hiện thông qua lòng tự trọng, tín nhiệm, tin tưởng và mức độ thành công của một người.
Trong thuyết nhu cầu Maslow, bậc thang tôn trọng (Esteem Needs) chia làm 2 loại:
Thực tế, người có được sự công nhận, tôn trọng từ người khác thường mang xu hướng tôn trọng bản thân, tự tin, hãnh diện về khả năng, năng lực của mình. Để đạt được nhu cầu này, bạn cần phải nỗ lực, cố gắng phát triển bản thân, trau dồi chuyên môn. Những kết quả, thành tích sẽ khiến người khác tôn trọng bạn.
Ví dụ: Nhân viên sau khi đã được đáp ứng các nhu cầu sinh lý, an toàn, thỏa mãn nhu cầu mở rộng các mối quan hệ sẽ muốn trở thành người có tiếng nói trong công ty. Nhu cầu mới xuất hiện, bạn bắt đầu nỗ lực hết mình, cống hiến cho doanh nghiệp những ý tưởng mới, giải pháp hữu hiệu. Dựa vào đó, lãnh đạo cất nhắc bạn trở thành trưởng nhóm hoặc giữ chức vụ cao. Đây chính là lúc nhu cầu được kính trọng của bạn đã thành hiện thực.
Trong lý thuyết nhu cầu của Maslow, đây là nhu cầu cao nhất, nằm ở đỉnh tháp. Khi đã thỏa mãn được 4 cấp độ bên dưới, mong muốn thể hiện bản thân để khẳng định, ghi nhận xuất hiện.
Nhà tâm lý học Maslow cho rằng: “Nhu cầu này không xuất phát từ việc thiếu điều gì đó như 4 nhu cầu trên. Chúng bắt nguồn từ nguyện vọng phát triển cá nhân”.
Thực tế, nhu cầu thể hiện bản thân thường xuất hiện ở những người thành công. Họ muốn phát huy tiềm năng, trí tuệ, sức mạnh của mình để người khác nhìn thấy. Đa phần những người này làm việc nhằm thỏa đam mê, đi tìm giá trị thật thuộc về mình.
Nếu nhu cầu này không được đáp ứng có thể khiến chúng ta cảm thấy hối tiếc. Mong muốn ấy thể hiện ở việc người ta sẵn sàng từ bỏ công việc mang lại địa vị, danh tiếng, mức lương hấp dẫn để làm công việc họ yêu thích.
Ngoài 5 cấp bậc chia sẻ phía trên, thuyết nhu cầu của Maslow hiện đại còn được mở rộng thêm 3 cấp độ khác. Vì thế, người ta còn gọi đó là tháp nhu cầu Maslow 8 bậc.
Mỗi cấp bậc trong thuyết nhu cầu Maslow đều mang những đặc điểm riêng biệt. Chúng ta có thể áp dụng trong cuộc sống, công việc hay học tập một cách linh hoạt.
Tháp nhu cầu Maslow trong công việc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu của thuyết này đối với các doanh nghiệp, tổ chức thời 4.0.
Thuyết Maslow được các nhà quản trị đặc biệt yêu thích. Với nhu cầu cơ bản nhất, chủ doanh nghiệp cần đảm bảo mức lương, thưởng, phúc lợi ổn định. Điều này giúp nhân sự của mình duy trì cuộc sống một các tốt nhất.
Kế đến là các nhu cầu an toàn về sức khỏe, công việc thông qua chế độ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động, bảo hiểm thất nghiệp. Lãnh đạo nên khuyến khích hoạt động giao tiếp giữa phòng ban, tổ chức các buổi giao lưu, gặp gỡ nhằm gia tăng hiệu suất công việc.
Với nhu cầu được tôn trọng, ban quản trị cần đề cao tinh thần lắng nghe, đánh giá công tâm ý kiến nhân viên. Bên cạnh đó, bạn đừng quên cân nhắc chế độ đãi ngộ, khen chê, thưởng phạt phân minh. Việc áp dụng thuyết nhu cầu của Maslow còn có thể mang đến cho công ty nhiều nhân tài.
Riêng Marketing, thuyết Maslow là công cụ hỗ trợ vô cùng đắc lực cho doanh nghiệp. Thông qua đó, Marketer xác định được khách hàng mục tiêu, nghiên cứu hành vi và đưa ra những chiến lược đáp ứng nhu cầu người dùng.
Trước khi xây dựng kế hoạch Marketing, nhà tiếp thị cần hiểu rõ nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Họ là ai? Họ mong muốn điều gì. Làm tốt điều này, bạn sẽ biết những điều khách hàng thích hoặc không để đưa ra chiến lược phù hợp.
Thông qua thuyết nhu cầu của Maslow bạn dễ dàng định vị phân khúc khách hàng cho doanh nghiệp. Với mỗi nhóm đối tượng họ sẽ có mục đích, nhu cầu sản phẩm khác nhau. Vì vậy Marketer có thể đưa ra cách tiếp thị phù hợp.
Sau khi nắm rõ mô tả khách hàng mục tiêu, tiếp đến chúng ta cần nghiên cứu hành vi. Ở phân khúc này yếu tố nào sẽ tác động trực tiếp tới quyết định mua hàng, chẳng hạn: Giá cả, sở thích, giá trị, tính tiện dụng.
Ví dụ: Bạn kinh doanh xe ô tô cao cấp, hướng đến đối tượng mục tiêu là giới thượng lưu giàu có. Nếu bạn lựa chọn giá cả vừa phải, tiện nghi, thoải mái, tiết kiệm xăng làm nổi bật là hoàn toàn sai. Bởi nhu cầu của nhóm khách này đã chuyển sang cấp nhu cầu được thể hiện và cần kính trọng. Vậy nên điều họ cần ở một chiếc xế hộp chính là sự sang trọng, đẳng cấp.
Như vậy thuyết nhu cầu của Maslow góp phần quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên để áp dụng hiệu quả bạn nên lưu ý những điều sau:
Dựa trên thuyết nhu cầu của Maslow, nhu cầu con người sẽ phát triển tăng cấp từ chân tháp tới đỉnh tháp. Song cha đẻ của lý thuyết này cũng lưu ý rằng nhu cầu có thể thay đổi linh hoạt tùy từng hoàn cảnh, thời điểm.
Ví dụ: Theo tháp Maslow, các mối quan hệ, tình cảm được xếp trước nhu cầu kính trọng. Nhưng một số người có thể có nhu cầu tôn trọng cao hơn nên họ lựa chọn phát triển sự nghiệp, thăng tiến trước khi lập gia đình.
Dù nhu cầu bên trên thay đổi như thế nào thì nhu cầu cơ bản nhất là nhu cầu sinh lý vẫn đóng vai trò nền tảng. Vậy nên bạn luôn phải đáp ứng mong muốn đó trước khi muốn làm điều tiếp theo.
Đa số mọi người đều mong nhu cầu của mình tăng theo tháp Maslow. Tuy nhiên một số trường hợp có thể bị gián đoạn do chưa thỏa mãn được nhu cầu cấp thấp. Hoặc một số nguyên nhân nhu cầu đã được đáp ứng nhưng vì biến cố trong cuộc sống như mất việc, ly hôn, nợ nần khiến yêu cầu thực hiện lại.
Ví dụ: Bạn đã lập gia đình và trong giai đoạn phát triển sự nghiệp nhằm đạt nhu cầu kính trọng. Nhưng bỗng dưng ly hôn, bạn sẽ rơi vào tình trạng lơ lửng giữa hai cấp nhu cầu và kính trọng và đáp ứng các mối quan hệ. Đồng thời nhu cầu về quan hệ hôn nhân, tình cảm được yêu cầu thực hiện lại.
Vậy nên trong cuộc đời mỗi người sẽ có những khoảng thời gian bị dao động qua lại giữa các cấp nhu cầu trong tháp. Vì thế bạn cần linh hoạt, chủ động để vượt qua dễ dàng.
Thuyết Maslow chỉ rõ, nhu cầu của một người không nhất thiết đáp ứng 100%. Hiểu đơn giản khi một số nhu cầu cơ bản được thỏa mãn ở mức độ nào đó họ sẽ dần chuyển sang mong muốn cao hơn.
Nội dung trên đây đã chỉ rõ vai trò thuyết nhu cầu của Maslow đối với doanh nghiệp. Gitiho hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quản trị cũng như xây dựng kế hoạch Marketing hoàn hảo.