UTM là gì? Vì sao nên sử dụng UTM tracking code?

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Thường xuyên triển khai các chiến dịch trên nền tảng digital chắc hẳn bạn đã nghe qua thuật ngữ UTM hay UTM tracking code. Vậy bạn đã nắm rõ UTM là gì chưa? UTM gồm những thành phần nào? Lí do vì sao nên sử dụng mã UTM? và làm thế nào để tạo UTM để theo dõi hiệu quả chiến dịch? Hãy cũng chúng mình đi tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Đăng ký khoá học Trọn bộ kiến thức Digital Marketing tích hợp đa kênh cho người mới bắt đầu

UTM tracking code là gì?

UTM tracking code hay còn gọi là UTM code (gọi tắt là UTM). Đây là đoạn mã được gắn vào đường dẫn URL. Người làm Marketing thường dùng đoạn mã này để theo dõi chiến dịch, để biết có bao nhiêu lượng truy cập click vào đường dẫn đó. Thông qua đoạn mã này có thể đánh giá chiến dịch đó có hiệu quả hay không, để từ đó có phương án tối ưu trong tương lai.

utm-la-gi

Có thể dùng UTM code để theo dõi những thành phần gì?

UTM code có thể theo dõi thứ tương đương với 5 thành phần chính bao gồm:

Chiến dịch (Campaign)

Theo dõi dựa trên chiến dịch mà bạn đang triển khai. Đây là điều giúp bạn phân biệt chiến dịch này với chiến dịch khác nếu như bạn triển khai nhiều chiến dịch cùng lúc. Bạn hoàn toàn có thể chủ động đặt tên chiến dịch làm sao cho dễ nhớ nhất.

Ví dụ: utm_campaign=sieusale20thang10

Nguồn (Source)

Xác định nguồn mà lưu lượng truy cập đổ về. Có thể là Blog, Google, Facebook, Youtube,… 

Ví dụ: utm_source=Facebook. Có nghĩa là những người nhấp vào đường dẫn URL “utm_source=Facebook” đều về từ Facebook.

Xem thêm: Tổng quan về Google Ads - Những điều cơ bản nhất bạn cần biết trước khi chạy quảng cáo Google

Kênh (Medium)

Theo dõi phương thức mà bạn sử dụng, cụ thể là các kênh truyền thông như: cpc, email, social, banner,…

Ví dụ: utm_medium=email

utm-la-gi

Nội dung (Content)

Theo dõi chi tiết nội dung với cùng một đích đến từ một nguồn hay một kênh bất kỳ. Mã này thường được sử dụng nhiều trong chiến dịch PPC (chiến dịch trả tiền trên mỗi lần nhấp chuột).

Ví dụ: utm_content=footerlink

Từ khóa (Term)

Theo dõi dựa trên từ khóa. Mã này sẽ giúp bạn theo dõi từ khóa mà bạn đã trả tiền quảng cáo

Ví dụ: mình trả tiền cho chiến dịch Google Ads để xếp hạng từ khóa “Khóa học Excel”, mình sẽ thêm utm code vào cuối đường dẫn URL như sau:

utm_term=khoa+hoc+excel

Xem thêm: Lead là gì? Các loại Lead trong Marketing mà bạn nhất định phải biết

Vì sao nên sử dụng UTM tracking code?

Để biết traffic đến từ đâu

Sử dụng mã UTM giúp bạn biết chính xác traffic đổ vào website của bạn đến từ đâu thông qua các thông số như source, campaign, medium, term,… Ngoài ra bạn có thể xem trực tiếp các lượt traffic đổ về thông qua Google Analytics.

Ví dụ bạn đang chạy chiến dịch email marketing, trong mỗi email gửi đến khách hàng bạn đều để link hoặc gắn link vào banner để khách hàng click vào. Bạn gửi đi rất nhiều email với nhiều chủ đề và đường link khác nhau. Câu hỏi đặt ra là đường link nào được khách hàng click vào nhiều nhất? Bạn sẽ trả lời được câu hỏi này bằng việc gắn mã UTM vào mỗi đường dẫn URL mà bạn để trong email.

Làm thế nào để tạo UTM tracking code?

Có 2 cách để tạo UTM tracking code:

Tạo thủ công

Đây là cách đơn giản nhất bởi bạn chỉ cần thêm các thông số vào cuối mỗi đường dẫn của bạn. Tuy là cách đơn giản nhưng rất dễ xảy ra sai sót do các mã UTM thường rất dài vì vậy dễ gây nhầm lẫn trong quá trình nhập.

Ví dụ: nếu bạn muốn theo dõi số lượng lượt click vào đường link bạn để trên fanpage facebook thì bạn có thể thêm mã UTM vào đường dẫn URL như sau:

http://tenwebsite/?utm_source=social&utm_medium=fanpage&utm_campaign=flashsale20/10

Sử dụng Campaign URL Builder

Đây là công cụ do Google Analytics cung cấp giúp bạn nhanh chóng tạo ra đường dẫn có gắn mã UTM mà không bị sai sót. Để sử dụng công cụ này, bạn chỉ cần gõ từ khóa “Campaign URL Builder” lên thanh tìm kiếm Google và nhấp vào đường link đầu tiên như hình bên dưới

utm-la-gi

Sau khi nhấp vào đường link bạn sẽ thấy giao diện tạo mã như sau:

utm-la-gi

Lúc này bạn tiếp tục điền thông tin tương ứng với từng thành phần, trong đó:

  • Website URL: là link website/landing page của bạn.
  • Campaign source: nguồn nhấp vào đường dẫn của bạn (Facebook, Google,…)
  • Campaign medium: phương thức tiếp cận. Ví dụ source là facebook thì medium là fanpage.

Những lưu ý khi tạo UTM tracking code

Khi tạo mã UTM bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không sử dụng dấu cách “ ”.
  • Sử dụng dấu gạch dưới (_) để nối các thông số.
  • Mã UTM có thể phân biệt được chữ in hoa và chữ in thường. Vì vậy cần cân nhắc cách đặt mã để không nhầm lẫn.

Xem thêm: Phân biệt SEO và SEM: Đâu là chỉ số bạn nên quan tâm để tối ưu traffic?

Kết luận

Có thể thấy việc gắn mã UTM rất quan trọng, chỉ cần gắn mã UTM là bạn có thể biết traffic đến từ đâu, người dùng bấm vào đường link nào trong các chiến dịch. Từ đó bạn có thể quan sát và tối ưu chiến dịch hiệu quả hơn, nên tiếp tục chiến dịch nào nên dừng chiến dịch nào, tất cả đều có thể quyết định dựa trên mã UTM này.

Để học nhiều hơn các kiến thức về Marketing trên nền tảng Digital bạn hãy đăng ký ngay khóa học Trọn bộ kiến thức Digital Marketing tích hợp đa kênh cho người mới bắt đầu của chúng mình nhé. Làm Digital Marketing bạn sẽ thấu hiểu khách hàng, khách hàng nghĩ gì và làm gì trên các nền tảng số. Từ đó đưa ra những chiến lược, ý tưởng giúp sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng.

Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!

 

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông