UX và UI: Đâu là sự khác biệt giữa hai thuật ngữ thiết kế này?

Nội dung được viết bởi G-Multimedia

UI/UX là hai khái niệm thiết kế thường đi kèm với nhau, vì vậy người mới bắt đầu thường nhầm lẫn rằng đây là một dạng thiết kế chung. Tuy nhiên, UI và UX có sự khác nhau về ý nghĩa mà không phải ai cũng có thể phân biệt được. Nếu bạn có chung thắc mắc, hãy cùng G-Multimedia tìm hiểu ngay sự khác nhau giữa UI và UX trong bài viết dưới đây nhé!

 Thiết kế UX/UI - Tư duy phát triển sản phẩm đột phá

Khái niệm của UI/IX

thiết kế UX/UI

Thuật ngữ UX (User Experience) dịch ra là Trải nghiệm người dùng, trong khi UI (User Interface) có nghĩa Giao diện người dùng. Hai thuật ngữ đều đóng vai trò quan trọng và có mối liên hệ gần gũi với nhau. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn tồn tại sự khác biệt về nguyên lý thiết kế và phương thước hoạt động.

Trước khi đến với sự khác biệt giữa UI và UX, hãy cùng G-Multimedia tìm hiểu về khái niệm của từng thuật ngữ nhé!

Xem thêm: So sánh Illustrator và Photoshop: Công cụ nào dành cho bạn?

UX (User Experience) là gì?

thiết kế UX/UI 1

Như đã nói ở trên UX có nghĩa là Trải nghiệm người dùng, nói cách khác, UX tượng trưng cho toàn bộ quá trình trải nghiệm của người dùng với sản phẩm của bạn từ A tới Z. 

Mục đích lớn nhất của UX chính là tạo ra trải nghiệm dễ dàng, hiệu quả, gần gũi và dễ chịu nhất cho người dùng. Cụ thể hơn về UX như sau:

  • Thiết kế UX là quá trình phát triển và cải thiện chất lượng của sự tương tác giữa người dùng và mọi khía cạnh của doanh nghiệp.
  • User experience theo lý thuyết là một dạng nghiên cứu khoa liên quan tới nhận thức con người (Cognitive Sience). Tuy nhiên, nó được định nghĩa và thực hành bởi các ngành liên quan tới kỹ thuật số (digital).
  • Thiết kế UX không hề liên quan tới yếu tố thị giác (visual) mà nó tập trung vào cảm nhận, cảm xúc của quá trình trải nghiệm.

UI (User Interface) là gì?

thiết kế UX/UI 2

Ngược lại với UX, User interface (UI) là một thuật ngữ thuần Digital. UI chính là sự tương tác giữa người dùng và bất kì thiết bị hoặc sản phẩm kỹ thuật số, ví dụ như màn hình của điện thoại thông minh, hoặc touchpad trên các màn hình cảm ứng.

Vì liên quan tới website hoặc phần mềm, thiết kế UI được xét qua các yếu tố thị giác, cảm nhận và tương tác với sản phẩm. Chính vì vậy một UI designer sẽ cần có kiến thức về thiết kế đồ họa như icons, nút bấm, font chữ (typography), màu sắc,….

Với sự phát triển tột bậc của công nghệ và mạng xã hội như hiện nay thì vai trò của UI designer sẽ ngày càng quan trọng bởi khách hàng sẽ chủ yếu mua bán sản phẩm, trải nghiệm trên thiết bị kỹ thuật số. Không chỉ giao diện màn hình máy tính mà còn là màn hình điện thoại, thực tế ảo (VR),….

Sự khác biệt giữa UI và UX 

thiết kế UX/UI 3

Khái niệm của hai thuật ngữ UI và UX khi tách riêng ra có thể khá khó hiểu và khiến bạn bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu xét trên sự khác biệt thì chắc chắn nó đơn giản hơn bạn nghĩ. Chúng ta hãy cùng chia bảng để dễ hình dung hơn về sự khác nhau:

UX (User Experience)UI (User Interface)
UX tập trung vài trải nghiệm của người dùng, giải quyết các vấn đề mà người dùng gặp phải khi trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp.UI tập trung vào thiết kế giao diện người dùng, nói cách khác chính là tạo ra yếu tố thị giác, hiện thực hóa UX qua mặt hình ảnh.
UX bao gồm brand touchpoints và nghiên cứu cách tương tác với khách hàng mục tiêu.UI chỉ tập trung vào những gì xảy ra trên màn hình máy tính, điện thoại hoặc tablet.
UX designers sẽ vạch ra hành trình trải nghiệm của khách hàng.UI designers sẽ là người thiết kế hành trình đó, biến hành trình đó thành thực tế qua các yếu tố đồ họa và yếu tố thị giác.
UX có thể áp dụng cho nhiều kiểu sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm.UI chỉ tập trung duy nhất cho các sản phẩm/dịch vụ digital.

UX và UI liên kết với nhau như thế nào?

thiết kế UX/UI 4

Sau khi tìm hiểu về khái niệm cũng như sự khác biệt giữa hai thuật ngữ, liệu bạn có đang thắc mắc xem đâu là thuật ngữ quan trọng hơn trong thiết kế? UX hay là UI? Câu trả lời là cả hai đều có vai trò quan trọng và luôn luôn đi song song với nhau. 

Hãy thử tưởng tượng nếu bạn vừa mua một con xe Lambroghini có ngoại hình rất đẹp (giao diện sản phẩm - UI) nhưng khi ngồi lên xe thì rất ồn và xóc (trải nghiệm người dùng - UX) thì sẽ rất tệ phải không nào? Ngược lại, nếu bạn mua một con xe lái rất êm và phóng rất nhanh (trải nghiệm người dùng - UX) nhưng ngoại hình lại xấu xí, ọp ẹp (giao diện sản phẩm - UI) thì nó cũng chẳng tốt hơn là mấy.

thiết kế UX/UI 5

Một ví dụ nổi bật là về trang web Craiglist - một trong những trang web được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, giao diện của Craiglist không hề có ảnh, logo hay banner. Nó chỉ có các đường link hiện rõ ngay trên màn hình và người dùng có thể ấn vào. Thiết kế giao diện của Craiglist không hề thay đổi kể từ năm 1995 nhưng nó không hề ảnh hưởng tới lượt truy cập cực khủng hằng năm. Craiglist chính là kết quả của sự giỏi UX nhưng kém UI. 

thiết kế UX/UI 6

Tóm lại, khi nói về thiết kế sản phẩm (website, phần mềm,…), UI và UX là hai yếu tố hoàn thiện lẫn nhau. Và trong thời đại bùng nổ kỹ thuật số như hiện nay, với sự cạnh tranh trên nền tảng digital ngày càng mạnh mẽ thì sự hoàn hảo là điều bắt buộc khi nhắc tới UI và UX. 

Xem thêm: Sự khác biệt giữa Vector và Raster trong thiết kế đồ họa

Tổng kết

Trên đây là khái niệm về UX/UI cũng như sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này. Nếu bạn đang thắc mắc xem đâu là thứ quan trọng hơn cần phải học, hoặc liệu có nên theo chuyên ngành UI hay theo chuyên ngành UX? Câu trả lời là bạn phải biết cả hai. Như đã nói ở trên, UX và UI luôn đi song song với nhau, vì vậy nếu bạn đang thực sự muốn trở thành một UX/UI designer chuyên nghiệp thì bạn sẽ cần học cả hai khái niệm trên. Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị các kĩ năng thiết kế đồ họa cơ bản như font chữ, màu sắc, bố cục,…

Bên cạnh đó, có một cách giúp bạn trở thành nhà thiết kế UI/UX chuyên nghiệp nhanh hơn. Đó là cùng G-Multimedia tham gia khóa học Thiết kế UX/UI - Tư duy phát triển sản phẩm đột phá, chỉ trong vòng 24 giờ học, bạn có thể làm chủ công cụ này và trở thành “phù thủy” thiết kế. Khóa học với lộ trình bài bản từ cách sử các công cụ tới thao tác xử lý nâng cao, có đầy đủ bài tập để bạn thực hành cũng như tính ứng dụng cao. Ngoài ra, nếu như có bất kỳ câu hỏi nào về bài học, bạn chỉ cần bình luận, và giảng viên sẽ giải đáp cho bạn chỉ trong vòng 24 giờ. Vậy thì bạn còn chần chừ gì mà không đăng ký ngay nào!

G-Multimedia xin cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công! 

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông