Website là gì? Một website gồm những thành phần gì?

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Ai cũng biết website được coi như là một tài sản số của doanh nghiệp. Vậy bạn đã biết chính xác website là gì? và website được cấu tạo bởi những thành phần gì chưa? Nếu chưa hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm: Khóa học HERO SEO - Foundation 2022

Website là gì?

Website là một tập hợp các trang web và nội dung liên quan, được xác định bằng một tên miền (domain) chung và xuất bản trên ít nhất một máy chủ web (web server). Tất cả trang web trong website truy cập được tạo thành mạng lưới World Wide Web.

website-la-gi

Website được tạo và duy trì bởi một cá nhân, nhóm, doanh nghiệp hoặc tổ chức với mục đích phục vụ cho việc giới thiệu thông tin hoặc quảng bá sản phẩm, dịch vụ.

Để hiểu thêm vào website bạn hãy xem ví dụ trong hình dưới đây:

website-la-gi

Xem thêm: Làm thế nào để tăng trưởng số lượng traffic trên website vừa không tốn chi phí vừa mang lại hiệu quả cao?

Những thành phần cơ bản của Website

Domain

Domain là gì?

Domain (tên miền) là địa chỉ của website hoạt động trên internet. Là địa chỉ mà gõ trực tiếp vào trình duyệt để truy cập vào website bất kì thay thế cho địa chỉ IP. Nói cách khác, nếu coi website như một ngôi nhà thì domain chính là địa chỉ nhà.

website-la-gi

Các loại domain (tên miền) phổ biến

  • .com - kinh doanh thương mại (phổ biến nhất)
  • .vn - tên miền quốc gia tại Việt Nam
  • .com.vn - kinh doanh thương mại tại Việt Nam
  • .org - tổ chức (thường là tổ chức phi lợi nhuận)
  • .gov - cơ quan chính phủ
  • .gov.vn - cơ quan chính phủ tại Việt Nam
  • .edu - tổ chức giáo dục
  • .net -  tổ chức mạng
  • .mil - quân đội

Domain nào được sử dụng nhiều nhất?

Hiện nay, Domain.com (comercial) được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, chiếm tới 46.5% toàn bộ website. Domain này dành cho mọi cá nhân, và hầu hết các doanh nghiệp đều muốn sở hữu domain này.

website-la-gi

Khi sử dụng domain này, khách hàng sẽ ngầm hiểu website của bạn là một công ty có tổ chức hoạt động kinh doanh. Domain.com khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên internet cũng như có thể tiếp cận các đối tượng khách hàng khác nhau ở mọi khu vực.

Subdomain là gì?

Subdomain hay còn gọi là domain phụ, là phần tách ra từ domain chính và hoạt động như một domain bình thường nhưng có cùng tên miền chính. Subdomain được tạo ra để bổ trợ cho sản phẩm chính của một doanh nghiệp.

Ví dụ: Như hình bên dưới là một subdomain của Gitiho. Subdomain này được tạo ra để bổ trợ cho hoạt động tuyển dụng giảng viên của Gitiho.

website-la-gi

Hosting

Hosting là gì?

Hosting là một dịch vụ trực tuyến giúp nội dung trang web của bạn có thể truy cập được trên internet. Khi mua gói lưu trữ, bạn đang thuê không gian trên một máy chủ server để lưu trữ tất cả các tệp và dữ liệu của trang web.

Các loại Hosting phổ biến

Có 5 loại hosting phổ biến bao gồm:

  • Share Hosting
  • VPS Hosting
  • Cloud Hosting
  • WordPress Hosting
  • Dedicated Server Hosting

Nếu bạn mới bắt đầu làm website, bạn nên chọn Share Hosting vì:

  • Hosting có giá thành thấp.
  • Control panel dễ sử dụng, phù hợp cho những người mới bắt đầu.
  • Server được cấu hình sẵn, nhà cung cấp chịu trách nhiệm quản lý và vận hành server.

Băng thông của web Hosting

Băng thông là tổng dung lượng tối đa được phép tải xuống cho website. Mỗi khi có người vào xem website thì sẽ tốn băng thông. Khi có lỗi 509 Bandwidth Limit Exceeded có nghĩa là website đã hết băng thông, cần phải mua thêm.

Tính bảo mật của web Hosting

Hosting bị lỗi bảo mật sẽ làm website dễ dàng bị đánh cắp thông tin và tốc độ load rất chậm. Vì vậy bạn cần chọn nơi mua Hosting uy tín, chất lượng.

Xem thêm: Tổng hợp thuật ngữ quan trọng trong SEO mà SEOER nhất định phải biết

Source code

Source là gì?

Source code hay còn gọi là mã nguồn website là hệ thống các tập tin được viết bằng ngôn ngữ lập trình website, kết nối giao diện người dùng với cơ sở dữ liệu để tạo thành một website hoàn chỉnh.

Nói dễ hiểu hơn thì website là một ngôi nhà, domain là địa chỉ nhà, web hosting là mảnh đất sẽ xây dựng nhà, source code là phần gạch men, bê tông để xây lên 1 ngôi nhà.

Các loại source code (mã nguồn website)

  • Mã nguồn mở: là phần mềm mà code được công khai để mọi người có thể tải xuống sử dụng và tùy chỉnh theo mục đích.
  • Mã nguồn đóng: mã nguồn được tạo bởi các lập trình viên với các chức năng được tích hợp trên website và cần có tài khoản để truy cập được.
website-la-gi
Một số mã nguồn mở để tạo website

So sánh mã nguồn mở và mã nguồn đóng

Các tiêu chíMã nguồn mởMã nguồn đóng
Tính bảo mậtĐã có sự kiểm duyệt từ đơn vị phát hành nhưng khó bảo mật tuyệt đối, hacker vẫn có thể tấn công.Do thiết kế theo mục đích sử dụng, không thừa tính năng nào nên sẽ có cơ chế bảo mật riêng và hacker khó tấn công được
Chi phíĐối với một số chức năng cơ bản thì miễn phí, các chức năng nâng cao phải trả phíCao hơn mã nguồn mở lúc ban đầu. Tuy nhiên, chi phí do các tính năng thêm mới có thể thấp hơn.
Nâng cấp Được nâng cấp và điều chỉnh theo đúng yêu cầu trong thời gian sớm nhất.Chủ động trong việc nâng cấp nhưng phải tuân theo nguyên tắc của nhà phát triển mã nguồn.
Hỗ trợCác vấn đề hỗ trợ khó khăn, phải tự giải quyết hoặc tìm bên thứ ba.Nhà phát triển hỗ trợ bất cứ lúc nào.

Wordpress là gì?

Wordpress là một mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ PHP và cơ sở quản trị dữ liệu MySQL. Bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý nội dung (CMS) để tạo ra một website. 

Wordpress dễ dàng cài đặt và sử dụng cho những người không biết gì về source code, nó có một kho giao diện và plugin miễn phí cho người dùng cài đặt. Đặc biệt Wordpress đang là nền tảng hỗ trợ SEO tốt nhất hiện nay.

website-la-gi
Giao diện Wordpress đơn giản, dễ sử dụng

Ưu điểm của Wordpress

  • Chi phí phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Phù hợp với những người mới bắt đầu tạo lập và quản trị website.
  • Máy chủ chia sẽ không giới hạn ở Wordpress.
  • Kho tàng plugin và giao diện miễn phí.
  • Dễ dàng tùy biến và tối ưu hóa SEO

Nhược điểm của Wordpress

  • Bảo mật chưa tốt so với mã nguồn đóng, nhưng vẫn có thể khắc phục.
  • Tài nguyên mà máy chủ chia sẽ lớn thì tốc độ load càng chậm.
  • Có thể bị tình trạng xung đột giữa một số plugin và template

Xem thêm: Digital Marketing và quy trình hoạch định chiến lược Digital Marketing tổng thể

Kết luận

Trên đây là những thành phần cơ bản tạo nên một website. Có một website hoàn chỉnh rồi bạn mới có thể đưa website lên top Google và thu hút traffic từ đó tạo ra chuyển đổi. SEO website lên top Google là cả một quá trình dài, nếu bạn chưa biết làm thế nào để SEO website hãy tham khảo ngay khóa học HERO SEO - Foundation 2022 của Gitiho nhé. Đăng ký ngay khóa HERO SEO ngay hôm nay để hiểu được được bức tranh tổng quan về lộ trình triển khai SEO bạn nhé.

Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn học tốt

 

 

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông